Bên cạnh những kết quả trên đây thì công tác huy động vốn của Techcombank vẫn còn một số tồn tại sau đây:
Thứ nhất, Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động rất thiếu ổn định và chƣa thực sự hợp lý theo diễn biến lãi suất thị trƣờng.
Hình 2.4 cho thấy rằng trong khi các NHTM khác phục hồi tốc độ tăng trƣởng rất nhanh sau khi giảm sâu trong năm 2012, điều này có lý do là xu thế
lãi suất thị trƣờng sẽ giảm dần (điều này đã đƣợc nhiều dự báo đề cập), trong xu thế lãi suất thị trƣờng sẽ giảm thì nếu nhƣ NH tăng cƣờng huy động vốn sẽ chịu rủi ro. Nhƣ vậy, việc hầu hết các NHTM giảm huy động vốn thì Techcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng vốn huy động. Năm 2013 hầu nhƣ lãi suất thị trƣờng giảm sâu nên các NHTM bắt đầu tăng cƣờng huy động vốn để cho vay và đầu tƣ theo mặt bằng lãi suất mới, thì Techcombank lại giảm mạnh tốc độ tăng trƣởng. Rõ ràng là Techcombank chƣa có những ứng xử “đồng điệu” theo tín hiệu lãi suất thị trƣờng.
Thứ hai, Tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hƣớng sụt giảm
Bảng 2.6 cho thấy tiền gửi có kỳ hạn xu hƣớng giảm dần về tỷ trọng, đây là vấn đề đáng quan ngại. Về nguyên tắc, các hoạt động cho vay và đầu tƣ hầu nhƣ có kỳ hạn, thậm chí là khá dài (kỳ hạn càng dài thì thu nhập kỳ vọng sẽ càng cao). Với việc tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn ngày càng giảm xuống (chỉ còn chƣa đến 70% trong tổng nguồn vốn huy động của NH trong năm 2013) sẽ gây khó khăn cho NH trong các hoạt động cho vay và đầu tƣ, nhất là cho vay các dự án.
Thứ ba, Nguồn vốn huy động chƣa đƣợc sử dụng hợp lý và hiệu quả Tính toán cho thấy năm 2011 có tới gần 19% tổng nguồn vón huy động không đƣợc sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của NH, năm 2012 thậm chí có tới gần 24% vốn huy động không đƣợc sử dụng. Nguồn vốn mà NH đã huy động thì phải trả lãi, thậm chí năm 2011 mức lãi suất huy động nguồn là rất cao, kể cả nửa đầu của năm 2012, nhƣng NH lại không đƣa vào các hoạt động sinh lợi thì đây rõ ràng là bất cập rất lớn. Càng trong giai đoạn căng thẳng trên thị trƣờng tài chính thì càng đòi hỏi NH phải tính toán rất cẩn trọng giữa huy động vốn và hoạt động sinh lời. Nếu điều này không đƣợc chú ý đúng mức thì NH sẽ luôn chịu thiệt thòi, bởi dẫn sao thì khi khó khăn NH vẫn có thể tìm đến thị trƣờng liên NH hoặc đi vay tái chiết khấu từ NHNN.
Thứ tƣ, thu nhập từ sử dụng vốn huy động có xu hƣớng ngày càng giảm Bảng 2.9 cho thấy thu nhập từ sử dụng vốn của NH giảm khá nhanh trong các năm 2011-2013. Trong tình hình khó khăn của thị trƣờng tài chính thì các rủi ro là khó tránh, từ đó sẽ gây ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của NH, các NH phải tiên lƣợng đƣợc điều này và có các giải pháp ứng phó hiệu quả. Tuy vậy, với Techcombank thì rõ ràng NH đã không có biện pháp ứng phó hiệu quả, do quá tập trung vào hoạt động cho vay và kinh doanh chứng khoán. Một khi thị trƣờng tín dụng bị đóng băng và nợ xấu gia tăng cũng nhƣ thị trƣờng chứng khoán sụt giảm thê thảm nhƣ thời gian qua thì đƣợc nhiên thu nhập sử dụng vốn sẽ bị sụt giảm. Rõ ràng NH vẫn sử dụng vốn huy động chủ yếu theo phƣơng thức truyền thống, kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro cao.