Rủi ro lãi suất là loại rủi ro mang tính chất thƣờng trực trong hoạt động kinh doanh NH, để quản trị loại rủi ro này thì đòi hỏi phải trƣớc hết các NHTM phải tăng cƣờng sử dụng các công cụ phái sinh nhƣ swap, forward, option... tuy vậy, do thị trƣờng các công cụ phái sinh tại Việt Nam chƣa phát triển nên sử dụng các công cụ này là rất khó khăn và nhìn chung là kém hiệu quả12. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro lãi suất của NH nên chủ yếu tập trung vào quản trị rủi ro kỳ hạn, tức là sự phù hợp về kỳ hạn huy động và cho vay/đầu tƣ. Mặt khác, cũng cần chú trọng đa dạng hóa huy động nguồn vốn, kể cả về công cụ huy động, thời hạn huy động, KH huy động, loại tiền huy động, hình thức hấp dẫn KH gửi tiền. Mục 2.2.1 của Chƣơng 2 chỉ ra rằng Techcombank đã rất chú trọng đa dạng hóa các công cụ huy động kể cả các công cụ huy động truyền thống và công cụ mới (các sản phẩm NH điện tử). Tuy vậy, đối chiếu những kinh nghiệm từ các NHTM trong và ngoài nƣớc (mục 1.3 của Chƣơng 1) thì thấy rằng Techcombank nên chú trọng nghiên cứu và triển khai một số sản phẩm NH điện tử tiện ích cao, nhƣ e – savings
12 Về nghiệp vụ swap LS trên thị trƣờng Việt Nam (từ 1/2003), đã có một số NH nhƣ ABN, Citibank thực hiện hoán đổi LS trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi LS giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi LS chéo) đã đƣợc thực hiện, từ trƣớc khi có quy định chính thức của NHNN. Tuy vậy nhìn chung nghiệp vụ swap lãi suất chƣa đƣợc các NHTM trong đó có Techcombank vận dụng hiệu quả
Về nghiệp vụ option lãi suất: BIDV là NH đầu tiên đƣợc phép thực hiện giao dịch quyền chọn LS. Các giao dịch quyền chọn LS đƣợc phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dƣới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ đƣợc thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN đƣợc NHNN cho phép và các NH ở nƣớc ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTMCP cũng đƣợc cho phép thực hiện nghiệp vụ này. Nghiện vụ này hiện nay chủ yếu đƣợc các NHTM
account, Day to day savings account, Money Market Plus Account, Health savings account... đây là các sản phẩm có tính tiện ích cao và phù hợp với nhu cầu của KH. Tuy vậy, một điểm cần lƣu ý là gắn với việc triển khai các sản phảm NH điện tử thì những rủi ro cũng vô cùng lớn nên đòi hỏi NH phải tăng cƣờng quản trị rủi ro hoạt động. Về KH huy động, Chƣơng 2 đã chỉ ra KH gửi tiền của NH khá đa dạng và xu hƣớng NH chú ý mở rộng loại KH gửi tiền tiết kiệm cá nhân. Đây là xu hƣớng phù hợp và hiệu quả, tuy vậy, mặt bất cập ở đây là tính bất ổn của tiền gửi rất cao khi thị trƣờng tài chính có biến động, do vậy cần chú ý nghiên cứu kỹ những KH gửi tiền lớn để từ đó có chính sách KH cho phù hợp. Thiết nghĩ Techcombank nên nghiên cứu kinh nghiệm từ Vietinbank để từ đó có chính sách KH hợp lý và hiệu quả hơn, qua đó giúp nâng cao công tác huy động vốn của NH.
Đối với loại tiền trong huy động, NH cần chú ý nghiên cứu xu hƣớng biến động của các loại lãi suất để từ đó có thể không những chỉ giúp NH đa dạng hóa loại tiền huy động (nếu NHNN không cấm) mà còn đem lại lợi ích cao hơn nhờ huy động nguồn vốn với chi phí thấp hơn. Nhƣng việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ lại khiến NH phải đối mặt thêm với loại với rủi ro tỷ giá điều này đòi hỏi NH phải sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng vệ rủi ro thông qua làm mất trạng thái ngoại tệ. Nhƣng hiện nay do thị trƣờng các công cụ phái sinh của nƣớc ta chƣa phát triển nên điều này có thể gây rủi ro lớn cho các NH một khi NHNN ít kiểm soát tỷ giá; hơn nữa, NHNN hiện đang có những qui định khá nghiêm ngặt về công tác huy động vốn ngoại tệ để chống “đô la hóa” nên NH sẽ rát khó khăn trong việc mở rộng huy động ngoại tệ.