1. Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổ chức và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra :
2. Công việc kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân các nhà quản trị :
3. Sự kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu : 4. Kiểm tra phải khách quan :
5. Hệ thống kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí của doanh nghiệp :
6. Việc kiểm tra cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh tế 7. Việc kiểm tra phải đưa đến hành động :
Nhận diện những sai lệch So sánh thực tế với tiêu chuẩn đề ra Công tác thực tế Đo lường công tác thực tế Phân tích nguyên nhân sai lệch Chương trình công tác sửa đổi Công tác mong muốn Thực hiện sửa đổi
Tóm lại : Kiểm tra là chức năng quản trị rất quan trọng, có liên quan mật thiết với các chức năng hoạch định, tổ chức nhân sự. Về cơ bản, kiểm tra là một hệ thống phản hồi, là bước sau cùng của tiến trình quản trị. Với quan niệm quản trị học hiện đại, vai trò của kiểm tra bao trùm toàn bộ tiến trình này.
CHUYÊN ĐỀ 3:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ A- THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ A- THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Để quản lý một doanh nghiệp, cần rất nhiều thông tin : Từ các đặc tính của nguyên vật liệu dùng vào sản xuất (độ cứng, độ bền, sức chịu nhiệt,… của vật liệu…) đến những đặc tính khả năng của nhân viên (sức khỏe, cá tính, trình độ tay nghề), đến lợi ích, cách thức hoạt động của các tổ chức như công đoàn, thanh niên;… Từ tình trạng của các thiết bị, tình hình cung ứng nguyên vật đến tình hình sử dụng các nguồn vốn và lao động; Từ các dự đoán về giá cả, sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đến các dự kiến, các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Từ chủ trương chính sách, kinh tế của Nhà nước đến các cơ hội liên doanh, hợp tác đang hàng ngày, hàng giờ hé mở cho mọi doanh nghiệp…
Có thể nói rằng, thông tin chính là những hiểu biết về tự nhiên, về con người và xã hội; về những sự kiện diễn ra trong không gian, thời gian; là những dự đoán, dự kiến, kế hoạch;… là những gì mà con người cần biết cho hoạt động của mình.
I. THÔNG TIN VAØ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH :