QUYỀN LỰC VAØ ỦY QUYỀN TRONG QUẢN TRỊ 1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ quản trị học (Trang 53 - 57)

1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM

- Quyền hạn - Quyền lực

2.CƠ SỞ CỦA QUYỀN LỰC 2.1Các yếu tố của quyền lực 2.1Các yếu tố của quyền lực

Có rất nhiều yếu tố có thể tạo ra quyền lực cho một cá nhân trong một tổ chức. Các yếu tố đó có thể được thể hiện qua bảng sau

Bảng 9 : Các yếu tố của quyền lực

YẾU TỐ NỘI DUNG

1. Quyền lực vị trí (Do vị trí mang lại quyền

lực)

- Quyền hạn do hệ tổ chức quy định chính thức.

- Quyền được kiểm soát tất cá các lĩnh vực của tổ chức.

- Quyền được khen thưởng và trừng phạt. - Quyền kiểm soát và phân phối thông tin. - Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức

2. Quyền lực cá nhân

- Do năng lực kinh nghiệm bản thân. - Do quan hệ giao tiếp và quen biết.

- Do uy tín của bản thân, phẩm chất cá nhân.

3. quyền lực chính trị

- Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định - Quyền liên kết giữa cá nhân và các tổ chức khác.

- Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định.

Nguồn : G.A. YUKL Leadership In Organizations

Để sử dụng quyền lực có hiệu quả cần lưu ý :

- Quyền lực được tạo thành và có thể mất đi trong thời gian nhất định.

- Để đánh giá thành công trong sử dụng quyền lực, có hai tiêu thức :

+ Sự thỏa mãn của đối tượng.

+ Kết quả cuối cùng của tổ chức đạt được

2.2. Các chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực cho người l/đạo l/đạo

Trên thực tế có 7 chiến lược người lãnh đạo có thể sử dụng để gây quyền lực cho mình.

Bảng 10: Các chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực

CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG

1. Chiến lược thân thiện Gây thiện cãm với người khác để họ có cách nghĩ tốt về ta.

2. Chiến lược trao đổi Thương lượng giải quyết vấn đề trên cơ sở “Hai bên cùng có lợi”

3. Chiến lược đưa ra lý do Đưa ra các thông tin, chứng cớ… để bào chữa và thuyết phục ý kiến của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Chiến lược quyết đoán Đưa ra các quyết định táo bạo, khi gặp khó khăn

5. Chiến lược tham khảo cấp trên

Ghi nhận và xin ý kiến cấp trên (tranh thủ ý kiến của cấp dưới)

6. Chiến lược liên minh Sử dụng người khác nhằm tạo uy tín cho mình

7. Chiến lược trừng phạt Rút bớt đặc quyền, đặc lợi, quyền hạn,… của một số đối tượng trong trường hợp cần

thiết.

VI.ỦY QUYỀN TRONG QUẢN TRỊ :

1. Khái niệm : Ủy quyền (delegation) là giao phó quyền hạn và trách nhiệm cho người khác để họ thay quyền thực hiện một nhiệm vụ trách nhiệm cho người khác để họ thay quyền thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt.

2. Quy trình ủy quyền : Toàn bộ quy trình ủy quyền bao gồm :

- Xác định kết quả mong muốn. Việc giao quyền là nhằm cho người khác có khả năng thực hiện được công việc – việc giao quyền mà người được giao không thể thực hiện được công việc ủy quyền này là vô nghĩa. Do đó cần phải ủy quyền tương xứng với công việc và tạo điều kiện cho họ thực hiện công tác được giao.

- Chọn người và giao nhiệm vụ.

- Giao quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ đó.

- Yêu cầu người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm.

3. Nguyên tắc ủy quyền : Để việc ủy quyền thật sự có giá trị và mang lại hiệu quả, khi ủy quyền cần phải tuân theo các nguyên tắc mang lại hiệu quả, khi ủy quyền cần phải tuân theo các nguyên tắc sau :

1) Trong hệ thống tổ chức, việc ủy quyền thường là ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, nghĩa là cấp trên ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp mà không được vượt cấp theo sơ đồ sau :

Ghi chú :

+ Mũi tên thẳng : Được phép ủy quyền + Mũi tên vòng cung : Không được phép ủy quyền

Hình 2. Sơ đồ ủy quyền thuộc cấp.

2) Sự ủy quyền không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm của người được ủy quyền.

3) Quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của người ủy quyền và người được ủy quyền phải bảo đảm và gắn bó với nhau.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo sự tương xứng giữa nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm.

Hình 3. Sơ đồ mối quan hệ tương xứng giữa nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm.

4) Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được ủy quyền phải xác định rõ ràng.

5) Ủy quyền phải tự giác không áp đặt.

6) Người được ủy quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào việc.

7) Luôn luôn phải có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện sự ủy quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ quản trị học (Trang 53 - 57)