KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VAØ PHONG CÁCH VĂN HÓA CỦA TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ quản trị học (Trang 25 - 29)

I- KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VAØ PHONG CÁCH VĂN HÓA CỦA TỔ CHỨC CHỨC

1. Khái niệm :

Danh từ môi trường (environment) là để chỉ các định thể chế hay lực ở ngoài tổ chức và có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của tổ chức.

Mỗi một học giả về quản trị học đều có lối nhìn và đặt tên môi trường một cách khác nhau. Vì đây không phải là chương trọng tâm của cuốn sách này, vì vậy chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát nhất. Ngoài ra, danh từ tổ chức được sử dụng trong chương này có nghĩa là Công ty, Cơ quan, hay Xí nghiệp, hoặc một định chế nào đó.

Theo quan điểm vạn năng (Omnipotert view – Nghĩa là nhà quản trị là tất cả) thì các nhà quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thành công hay thất bại của tổ chức. Đó là quan niệm “nhà quản trị giỏi có thể chuyển rơm thành vàng. Nhà quản trị tồi thì làm ngược lại”.

2. Phong cách văn hóa của Công ty :

Cũng như các tổ chức nói chung, mọi Công ty đều có nền văn hóa riêng của họ. Đó là sự hòa hợp kỳ lạ những giá trị, thái độ, quy tắc, thói

quen, truyền thống, cung cách ứng xử và nghi thức – tất thảy là duy nhất đối với một tổ chức.

Một số Công ty nhận thức rõ văn hóa của họ và xem nó như một công cụ chiến lược để định hướng tất cả các đơn vị và cá nhân trong doanh nghiệp hướng vào mục tiêu chung, đảm bảo được sự trung thành, động viên sáng kiến ở mọi người và cải thiện các quan hệ giao tiếp.

Cụ thể hơn, văn hóa Công ty là bầu không khí của Công ty đó : trong thuật ngữ thân mật chính là “cảm giác” về vị trí đó, nơi đó. Nó tựa như một cột mốc hướng dẫn, mà những người làm trong Công ty có thể xét đoán Công ty muốn những gì ở họ, họ nên tiếp cận các vấn đề ra sao và những loại giải pháp nào sẽ được chấp nhận.

Văn hóa Công ty chứa đựng môi trường kinh doanh của tổ chức, các giá trị của nó (xác định sự thành công của những người làm trong Công ty), những nhân vật được nhiều người ngưỡng mộ, các công việc thông thường hàng ngày và phương pháp phổ biến các giá trị của Công ty.

Nền văn hóa của tổ chức ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách của từng cá nhân trong công ty, và đến lượt tính cách của từng cá nhân đó lại chi phối văn hóa công ty, đặc biệt là các nhà lãnh đạo công ty.

Các nhà lãnh đạo công ty là người đặt viên đá đầu tiên xây dựng văn hóa công ty, chính họ là người tác động trực tiếp và hình thành văn hóa công ty theo hướng mà họ muốn, do đó những tính cách, phong thái mà họ tiếp nhận từ nền văn hóa dân tộc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến văn hóa công ty.

Chẳng hạn, một công ty có lãnh đạo là người Việt Nam thì công ty đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng văn hóa Việt Nam như một số công ty tổ chức cúng tổ nghề, cúng vào ngày tháng 7 âm lịch, có công ty còn xem phong thủy khi bố trí nơi làm việc cho nhân viên vv….

Văn hóa công ty thường được hình thành và chi phối bởi tất cả các thành viên trong công ty. Quá trình hình thành văn hóa công ty cần có thời gian và sự nỗ lực của mọi thành viên trong công ty trong đó có người lãnh đạo cũng như thuộc cấp.

Lãnh đạo định hướng cho văn hóa công ty phát triển, nhưng thuộc cấp phải đồng lòng thực hiện thì văn hóa công ty mới hình thành đúng theo định hướng đề ra.

Đôi khi trong công ty các thuộc cấp đến làm việc từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên vấn đề càng trở nên khó khăn hơn đối với lãnh đạo. Trước hết, các thuộc cấp phải hòa nhập được với nhau (giữa các nền văn hóa dân tộc khác nhau) trước khi họ hòa nhập với văn hóa công ty trong đó hòa nhập với nền văn hóa bản xứ là thích hợp nhất. Một công ty Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam thì khó có thể xây dựng văn hóa công ty theo kiểu mẫu ở Hàn Quốc. Ngược lại, công ty đó muốn quản trị tốt thì người lãnh đạo công ty cần phải thích nghi với văn hóa của thuộc cấp là người bản xứ. Dĩ nhiên là trong quá trình thích nghi đó thì người lãnh đạo cần phải biết những nét văn hóa nào cần thích nghi và những nét cần phải điều chỉnh.

- Văn hóa dân tộc tác động đến triết lý của công ty.

Văn hóa của công ty được cho là mạnh khi nó được đồng ý, chia sẻ và tham gia tích cực của nhân viên trong công ty, đồng thời nó thúc đẩy sự phát triển của công ty. Tương tư việc xác định niềm tin của công ty đối với khách hàng, việc xác định niềm tin đối với nhân viên cần phải chú trọng đến yếu tố văn hóa dân tộc chi phối đến khách hàng, đến nhân viên bản xứ và xã hội.

Ví dụ : Một công ty muốn khai thác thị trường mới tại những nước Hồi giáo thì không thể xác định niềm tin đối với khách hàng nếu không chú trọng đến những điều cấm kỵ của đạo Hồi. Điển hình là tại Nhật Bản đã từng có công ty bị khách hàng Hồi giáo tẩy chay sản phẩm vì họ nghi ngờ sản phẩm của công ty có xuất xứ từ thịt heo. Điều đó, chứng tỏ vai trò quan trọng của văn hóa dân tộc trong việc xác định niềm tin với khách hàng. Sự kiện Coca Cola tài trợ tổ chức nấu chiếc bánh chưng lớn kỷ lục vào dịp tết Nguyên Đán năm 2002 (chiếc bánh chưng là biểu tượng mang đậm nét văn hóa của người Việt) Coca Cola đã muốn bày tỏ niềm tin của mình đối với khách hàng Việt Nam cũng như dân tộc Việt Nam.

Văn hóa Công ty thay đổi khá rộng, tuy nhiên có thể phân chúng thành 4 loại khác nhau :

Văn hóa thể hiện không khí sôi động, nhiều nam tính : được ưa chuộng là sự tháo vát năng nổ và những yêu cầu có kết quả ngay. Ta có thể thấy nét văn hóa này khá rõ ở các ngành ít nhiều không ổn định như là các tổ chức vui chơi giải trí.

Văn hóa thể hiện phong cách làm ra làm, chơi ra chơi : biểu hiện quanh những hoạt động kinh doanh, các cuộc đua tài và hình ảnh của những người bán hàng giỏi, thịnh hành trong các tổ chức định hướng bán hàng như các siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa.

Văn hóa thể hiện ở các biện pháp rất chắc chắn của Công ty : dựa vào việc ra quyết định đòi hỏi sự thận trọng, dựa trên thông tin chính xác và dữ liệu chắc chắn từ các chuyên gia. Ta thấy chúng nổi bật ở các ngành công nghiệp và kinh doanh thường xuyên, thể hiện ở các Công ty dầu khí và Công ty hàng không.

Văn hóa quá trình : hướng về mục tiêu hoàn thiện kỹ thuật và các thủ tục chứ không phải kết quả, thiên về rủi ro thấp, đó là những tổ chức phản hồi chậm như cơ quan chính quyền và các dịch vụ tài chính.

Một Công ty sẽ có nhiều khả năng thành công nếu họ có văn hóa mạnh, rõ rét, còn văn hóa đó như thế nào thì không thành vấn đề. Người nào đó không hiểu những đặc tính tổ chức tối cần thiết của một Công ty có thể sẽ không mấy khi thỏa mãn hoặc gặp thất bại. Nhưng, người nào đó hiểu văn hóa Công ty, tức là đã có một công cụ mạnh để đạt đến kết quả. Hiểu biết văn hóa của một Công ty thì sẽ dễ dàng hơn để làm mọi công việc : nhanh chóng, đồng thời cũng đảm bảo ý nghĩa của sự ổn định.

Xác định văn hóa của một Công ty :

Những điểm sau đây giúp ta xác định văn hóa của một Công ty biểu hiện như thế nào :

Nghiên cứu cảnh tượng tự nhiên về các đầu mối thể hiện qua thái độ của Công ty đối với các đơn vị khác nhau của họ, các phòng ban, phân xưởng, chi nhánh và các tầng lớp công nhân viên.

Tìm hiểu khẩu hiệu của Công ty trong các báo cáo hằng năm và những tuyên bố phát cho báo chí (nếu có).

Quan sát việc các nhân viên tiếp khách và khu vực đón tiếp khách. Chú ý xem người ta có chi dùng nhiều thời gian cho các vấn đề nội bộ như các công việc giấy tờ, hội họp, hoặc các vấn đề bên ngoài tác động đến Công ty hay không ?.

Quan sát xem ai tiến bộ vượt hơn người khác và tại sao ?.

Tìm hiểu xem các cấp cán bộ của Công ty đã ngồi ở một chức vụ nào đó bao lâu, trước khi họ được đề bạt lên cấp cao hơn. Điều đó cho thấy một đầu mối về sự quan tâm của Công ty đó đối với các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.

II- ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP : :

Nhóm 1 - Yếu tố môi trường vĩ mô :

Môi trường kinh doanh vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp ,nó định hướng và có ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ và tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ của doanh nghiệp. Nhóm này Có tác động đến ngành sản xuất kinh doanh, và do đó cũng có tác động đến doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Bao gồm các yếu tố sau :

Nhóm này bao gồm :

Môi trường kinh tế vĩ mô.Môi trường xã hội.Môi trường chính phủ.Môi trường công nghệ.Môi trường tự nhiên.

- Yếu tố kinh tế :

- Chính phủ và chính trị :

- Yếu tố xã hội :

- Yếu tố tự nhiên :

.

Nhóm 2 - Yếu tố tác nghiệp (yếu tố môi trường cạnh tranh) :

- Đối thủ cạnh tranh :

-Khách hàng

- Người cung cấp nguyên vật liệu - Hàng hóa thay thế - Hàng hóa thay thế

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ quản trị học (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)