AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 69 - 95)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

4.5. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

4.5.1. An toàn lao động

4.5.1.1. Các vấn đề còn tồn đọng

- Thiếu sự phối hợp đào tạo và quản lý an toàn lao động giữa các đơn vị quản lý chức năng tại địa phương và Nhà máy.

- Các chương trình tập huấn về an toàn lao động rất ít tổ chức.

4.5.1.2. Quản lý tốt về an toàn lao động tại Nhà máy

- Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng quản lý về các vấn đề môi trường và an toàn lao động cho công nhân.

- Phối hợp chặt chẽ và tham gia giao lưu với các chương trình về môi trường, an toàn lao động tại địa phương hoặc các Nhà máy trong khu vực.

- Duy trì chương trình kiểm tra sức khỏe và giám định về sức khỏe định kỳ cho công nhân 6 tháng/1 lần để giám định tình trạng sức khỏe, từ đó có chế độ làm việc và bồi dưỡng phù hợp.

4.5.2. Phòng chống cháy nổ và sự cố môi trường

4.5.2.1. Các vấn đề còn tồn đọng

Sự cố về môi trường và sự cố cháy nổ thường xảy ra bất ngờ, khó lường trước nên cần phòng bị từ ban đầu.

Riêng tại hệ thống xử lý nước thải thường xảy ra các sự cố sau:

+ Sự cố về hệ thống: Cặn lơ lửng chưa tách triệt để ra khỏi bể lắng do khả năng tạo bông chưa tốt; có nhiều bọt, một số vùng trong bể sục khí bọt bị kết thành khối do đầu phun phối khí bị tắc; phát sinh mùi khó chịu từ bể sinh học hiếu khí do nồng độ chất hữu cơ đầu vào cao.

+ Sự cố về thiết bị: Máy khuấy nóng và gây ồn, áp lực bơm của bơm định lượng không cao.

56

4.5.2.2. Quản lý tốt về chống cháy nổ và sự cố môi trường tại Nhà máy

- Các khu vực kho nguyên, nhiên liệu cần đảm bảo thông thoáng, đảm bảo không gian cách ly an toàn.Các chất thải, vật dụng dễ bắt lửa cần để khu vực riêng. - Bố trí thêm thiết bị báo động và hệ thống liên lạc trong khu vực nhà xưởng, các

phương tiện này phải luôn trong tình trạng sẵn sang hoạt động

- Trong khu vực bảo quản nhiên liệu, hóa chất và máy phát điện phải lắp đặt hệ thống báo động.

- Thiết lập các hệ thống báo cháy, trang bị các phương tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả bao gồm bình CO2, vật dập lửa và các vật liệu khác như cát, mặt nạ chống khí độc, đặt ở những vị trí thích hợp nhất để tiện việc sử dụng và thường xuyên tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động tốt của các công cụ này.

- Dán bảng nội quy nghiêm cấm hút thuốc, cấm mang các dụng cụ dễ cháy vào trong khu vực kho nguyên liệu, hóa chất, thành phẩm và khu vực nhà xưởng. - Giải pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố tại hệ thống xử lý nước thải:

+ Sự cố về hệ thống: Để tránh cặn lơ lửng chưa tách triệt để ở bể lắng cần kiểm tra đến lượng hóa chất sử dụng và trích lượng hóa chất phù hợp; kiểm tra và lau chùi các đầu phân phối khí khi có bọt trắng nổi lên ở bể sục khí; tăng lượng bùn hoạt tính cho bể sinh học để giảm mùi hôi.

+ Sự cố về thiết bị: Máy khuấy bị nóng thì tra mỡ để giảm sự ma sát gây nhiệt; kiểm tra hoạt động của bơm định lượng để sữa chữa hoặc thay bơm mới.

57

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường cùng công tác quản lý môi trường tại Nhà máy, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:

- Mô tả khái quát quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức; tìm hiểu cụ thể quy trình sản xuất và chủng loại sản phẩm và nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất của Nhà máy.

- Xác định được nguồn phát sinh và lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn…trong quá trình sản xuất.

- Đánh giá hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đã và đang áp dụng tại Nhà máy.

- Khóa luận cũng xác định được các vấn đề môi trường cần giải quyết sớm và triệt để cho nhà máy như vấn đề nhân sự, vấn đề vi khí hậu, nước thải, chất thải rắn, khí thải và các vấn đề khác về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, thông qua việc so sánh các số liệu về chất lượng môi trường của Công ty với các QCVN hiện hành và quá trình khảo sát thực địa.

- Dựa trên kết quả đánh giá, kết hợp với tổng hợp các tài liệu và kiến thức chuyên ngành, đề tài đã đề ra một số biện pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý của Công ty. Các giải pháp đưa ra yêu cầu kỹ thuật không cao, chi phí đầu tư tương đối thấp nhưng lợi ích môi trường đem lại rất thiết thực.

5.2. KIẾN NGHỊ

Tuy nhiên, hoạt động chế biến cao su của Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà là liên tục và dài hạn nên cần thiết lập và triển khai kế hoạch đầu tư lâu dài. Để góp một phần trong công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy, cải thiện hình ảnh của Nhà máy, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

58

- Theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin có liên quan đển công nghiệp chế biến cao su và ứng dụng công nghệ hiện đại và hiệu quả vào dây chuyền sản xuất của Nhà máy.

- Nhà máy cần kết hợp với cơ quan bảo vệ môi trường địa phương trong việc kiểm soát, giảm thiểu và quan trắc các tác động đối với môi trường.

- Nâng cao nhận thức của công nhân về việc bảo vệ môi trường bằng các tuyên truyền và vận động. Có chế độ thưởng phạt phù hợp nhằm động viên mọi người thực hiện tốt hơn.

- Ban quản lý Nhà máy cần quan tâm đến môi trường làm việc và sức khỏe cho công nhân viên trong Nhà máy và có chính sách cải thiện môi trường làm việc và đời sống tinh thần vật chất của công nhân viên.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Minh Đức, 2012. Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Chế biến Cao su Hòa Bình – Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình”.

2. Lê Thanh Hải, 2006. Tài liệu bài giảng môn học Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, Đại học Quốc gia Tp. HCM.

3. Ngô Kinh Luân, 2012. Báo cáo ngành Cao su thiên nhiên,Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

4. Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà, 2012. Bảng phân toán vật tư Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà.

5. Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà, 2012. Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà.

6. TS. Phạm Tiến Dũng, 2008. Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7. Các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia Việt Nam về Môi trường, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường, tháng 10 năm 2012

<http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/tcmt/Pages/Các-quy-chuẩn-kỹ-thuật-quốc- gia-Việt-Nam-về-môi-trường.aspx>

60

PHỤ LỤC A

QUY TRÌNH SẢN XUẤT - HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH - CÁC MÁY MÓC THIẾT BỊ

61

Phụ lục A1

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG

62

Phụ lục A2

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ XÂY DỰNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU LONG HÀ

63

Phụ lục A3

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CHẾ BIẾN MỦ CỐM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU LONG HÀ

1. Công đoạn 1: Tiếp nhận xử lý nguyên liệu.

Đối với mủ nước: đánh đông

- Mủ được chuyển từ vườn cây về Nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được đưa qua rây lọc 60 mesh (60 lỗ/inch) nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn như lá cây, vỏ cây, côn trùng có cánh… vào mương tiếp nhận rồi dẫn xuống bể tổng hợp (gồm 4 bể có tổng thể tích 50000 lít mủ nước tương đương với 10 tấn mủ khô).

- Kiểm tra DRC1 (DRC: Dry Rubber Content – hàm lượng mủ khô) trên hồ tổng hợp nếu:

+ DRC < 20% đưa vào sản xuất mủ SVR5. + DRC từ 20% - 24% cho xử lý hóa chất. + DRC > 24% cho pha loãng.

- Trường hợp DRC1> 24% Công nhân pha nước vào đến khi DRC2 đạt từ 20 - 24% theo công thức:

Vn = Vm x DRC1 – DRC2 (2.1)

DRC2

+ Vn: Thể tích nước cần pha (lít)

+ Vm: Thể tích mủ trong hồ tổng hợp (lít) + DRC1: DRC ban đầu của hồ tổng hợp (%) + DRC2: DRC cần pha loãng (%).

- Quậy mủ bằng máy quậy, thời gian quậy từ 15 - 25 phút /1 hồ. Sau khi làm đồng nhất người ta để lắng khoảng 0,5 – 1 giờ để gạn chất rắn, cát.

- Mủ ở các hồ tổng hợp được xả lần lượt xuống các mương đánh đông với khối lượng thích hợp và đồng đều cho công đọan cán kéo.

- Đồng thời xả dung dịch CH3COOH trên bồn chứa xuống các mương đánh đông theo hệ thống ống xả mủ.

64

- Dùng giấy thử pH hoặc máy đo pH của mủ gần điểm xả mủ xuống mương đánh đông sao cho pH ở trong khoảng từ 5,0 đến 5,6 tùy theo thời gian cán kéo là đạt yêu cầu .

- Dùng vòi nước nhỏ với áp suất lớn xịt hết lượng bọt trên bề mặt mương mủ ngay sau khi xả xong mương mủ đó.

- Sau khi xả mủ xuống mương xong, khi mặt mủ đã đông dùng thùng tưới hoặc vòi đong lượng dung dịch Na2S2O5 0,5% tưới đều khắp trên bề mặt mương mủ với lượng dùng là 0,05 kg/mương, Sau 60 phút tiếp tục tưới với lượng dùng là 0,05 kg/mương.

- Cuối giờ làm việc kiểm tra toàn bộ độ đông đặc của mương mủ và đánh số thứ tự cho công đoạn cán tờ.

Đối với mủ tạp: cán ủ

- Dùng dao cắt nhỏ khối mủ thành những cục nhỏ hình tam giác có khối lượng tương đương 3-> 5 Kg.

- Kiểm soát tạp chất, phân loại nguyên liệu cho từng loại và để riêng để tiện cho việc phối trộn nguyên liệu.

- Mủ được cắt nhỏ, loại bỏ tạp chất nhìn thấy, thứ tự cán từng chủng loại một, phía trên máy có vòi nước dùng để rữa và loại bỏ bớt srum trong mủ. Chuyển mủ đến nơi quy định phơi ủ cho từng chủng loại, khoảng 7 -> 10 ngày đảo lại cho đồng đều nguyên liệu đảm bảo các chỉ tiêu của sản phẩm.

- Ghi sổ theo dõi khối lượng mủ từng ngày, từng chủng loại, thời gian cán crepe ghi từng cụm ngày thuận tiện cho việc theo dõi nguyên liệu.

- Kiểm tra sau thời gian cán ủ:

 Dùng dao cắt nhiều miếng mủ nhỏ sao cho đồng đều và khách quan, rửa sạch cán qua 4 máy cán 2 trục từ máy cán 2 trục số 3 -> máy cán 2 trục số 6 mỗi máy 2 lần làm cho tờ mủ ngày càng mỏng lại để đảm bảo độ chín tốt được sấy qua lò mủ tạp. Ghi nhận số mẫu kiểm tra.

 Sau khi mủ được ra lò loại bỏ những hạt mủ dính vào tờ mủ thử nghiệm, ghi lại dữ liệu gửi phòng kiểm phẩm để đo xác định các thông số kỹ thuật.

65

 Các thông sốcho phép theo tiêu chuẩn thì tiến hành tổ chức chuẩn bị cho sản xuất.

 Dựa trên cơ sở kiểm tra để phối trộn nguyên liệu cho đồng đều.

 Lưu vào sổ tay để tạo điều kiện thuận tiện cho phối trộn và so sánh kết quả sản

2. Công đoạn 2: Gia công cơ học

Đối với mủ nước

- Lần lượt xả nước vào mương mủ theo thứ tự đã ghi trên bảng, số mương được xả nước gối đầu là 1 đến 2 mương.

- Vận hành máy cán kéo, cán tờ, băng tải, hệ thống nước rửa trên các máy cán, băng tải; xả nước vào mương đánh đông chứa mủ, mương cán kéo.

- Mủ từ mương đánh đông được cán qua máy cán kéo, qua hồ cán kéo chứa đầy nước, lên băng tải 1 lần lượt qua máy cán tạo tờ 1 -> băng tải 2 -> máy cán tạo tờ 2 -> băng tải 3 -> máy cán tạo tờ 3 -> băng tải 4.

- Kiểm tra tờ mủ trên băng tải 4 với điều kiện tờ mủ phải mỏng, mịn và đồng đều. Nếu không đạt thì cho cán lại qua máy cán tạo tờ 3 đến khi đạt thì mới cho băm cốm

- Thông số kỹ thuật :

 Khe hở giữa 2 trục máy cán kéo: Từ 30 - 60 mm .  Khe hở giữa 2 trục máy cán tạo tờ 1: Từ10 - 15 mm.  Khe hở giữa 2 trục máy cán tạo tờ 2: Từ 3 - 6 mm.  Khe hở giữa 2 trục máy cán tạo tờ 3: Từ 0,8 - 1,2 mm.

- Vận hành máy băm, máy bơm hút hạt cốm, sàng rung, nước rửa cung cấp cho toàn bộ hệ thống.

- Mủ từ băng tải 4 theo dây chuyền tự động lần lượt như sau:

- Máy băm cắt hạt cốm -> Hồ băm chứa đầy nước -> Máy bơm hút hạt cốm -> Hệ thống ống bơm hút -> Sàng rung -> Hệ thống phân phối cốm -> Thùng sấy mủ. - Kiểm tra hạt cốm ở hồ máy băm khi hạt cốm đạt kích thước, độ đồng đều tốt cho

xếp hộc. Nếu hạt cốm không đạt cho mủ qua băm cốm lại đồng thời điều chỉnh máy băm theo thủ tục quy trình cho đến khi đạt thì thôi.

66

- Xếp mủ cốm vào hộc thùng sấy theo số thứ tự thùng được đánh số từ đầu ca sản xuất đến cuối ca sản xuất.

- Xếp mủ cốm từ từ vào hộc sấy, không đè nén, không vón cục và đồng đều với khối lượng khoảng từ 14 -> 18 kg mủ sau khi sấy/hộc.

Đối với mủ tạp

- Xả nước đầy hồ tiếp liệu và hồ quậy rửa, các vòi phun vào các máy cắt, máy băm thô.

- Lần lượt cắt mủ thành hình khối tối đa cỡ 20 x 30 x 40 cm sao cho vừa trong gàu vào hồ tiếp liệu có dòng nước đối lưu đẩy mủ.

- Vận hành máy cắt thô, băng tải gầu 1, 2, 3, 4; băng tải ngang; máy quay hồ 1,2,3; máy cắt lát, máy băm thô.

- Kiểm tra độ cung cấp nước sàng rung, băng tải và các hồ đảm bảo để rửa sạch mủ, loại bỏ tạp chất.

- Lần lượt nạp nguyên liệu theo sơ đồ sau: Nguyên liệu cắt nhỏ -> Hồ tiếp liệu -> Băng tải gầu 1-> Máy cắt thô -> Băng tải ngang -> Hồ quậy 1-> Băng tải gầu 2 -> Máy cắt lát -> Hồ quậy 2 -> Băng tải gầu 3 -> Máy băm thô -> Hồ quậy 3 -> Băng tải gầu 4.

- Vận hành máy cán 3 trục; băng tải 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8; máy cán tờ 1, 2, 3, 4, 5, 6; Băng tải gầu 5; máy băm thô; máy băm tinh; sàn rung; bơm cốm.

- Kiểm tra độ cung cấp nước các máy cán, băng tải và các hồ đảm bảo để rửa sạch mủ, loại bỏ tạp chất.

- Mủ từ băng tải gầu 4 chuyển sang máy cán 3 trục, rồi lần lượt qua băng tải 1

-> máy cán tạo tờ 1 -> băng tải 2 -> máy cán tạo tờ 2 -> băng tải 3 -> máy băm thô -> hồ băm 1 chứa đầy nước -> băng tải gầu 5 -> máy cán 3 trục 2 -> băng tải 4 -> máy cán tạo tờ 3 -> băng tải 5 -> máy cán tạo tờ 4 -> băng tải -> máy cán tạo tờ 5 -

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 69 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)