XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 45 - 95)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

2.2. XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM

2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu

Mục đích:

- Hỗ trợ việc đề xuất các giải pháp ô nhiễm phù hợp với điều kiện Nhà máy.

Cách thực hiện:

- Thu thập tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, giáo trình, internet…

- Đọc, chọn lọc và tập trung vào những vấn đề tương đồng.

- Vận dụng vào điều kiện Nhà máy để đưa ra giải pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp.

2.2.2. Phương pháp chuyên gia

Mục đích:

- Là phương pháp tham khảo ý kiến thầy cô, những cán bộ có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cần thiết nhằm mục đích chỉnh lý quá trình diễn giải, đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất khả thi hơn trong đề tài.

Cách thực hiện:

- Trao đổi với một số cá nhân am hiểu nhất về quá trình sản xuất nên các nhận xét của họ rất có giá trị tại Nhà máy: Chỉnh lý về độ chính xác của thông tin đồng thời cung cấp thêm các thông tin xảy ra trong lịch sử hình thành và hoạt động của Nhà máy.

- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

32

Chương 3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY

3.1. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU 3.1.1. Nhiệt độ 3.1.1. Nhiệt độ

3.1.1.1. Hiện trạng

- Nhiệt phát sinh từ các lò sấy sản phẩm (gồm 2 lò sấy, lò sấy với nhiệt độ sấy cao 110 - 115 0C).

- Nhiệt từ mặt trời bức xạ qua các trần mái tôn vào những ngày nắng gắt và nhiệt từ hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

- Sự tỏa nhiệt từ các hoạt động của các máy móc như máy cán kéo, máy Crep, máy băm, máy ép kiện…và từ các xe nâng sản phẩm cao su đã đóng kiện.

- Nhiệt tỏa ra từ cơ thể công nhân khi làm việc.

- Từ các nguồn phát sinh nhiệt trên đã tạo nên một nhiệt độ khá cao trong nhà xưởng làm tăng khả năng tiết mồ hơi ở cơ thể. Công nhân tham gia sản xuất dễ mệt mỏi, khát nước, chóng mặt ảnh hưởng tới khả năng làm việc.

3.1.1.2. Biện pháp quản lý nhiệt độ đã áp dụng tại Nhà máy

- Nhà máy cải thiện vấn đề nhiệt bằng cách thiết kế những cửa sổ xung quanh tường tận dụng khí mát tự nhiên và lắp đặt các quạt thông gió để thuận lợi cho việc trao đổi không khí bên trong xưởng và không khí bên ngoài.

- Đồng thời, Nhà máy quan tâm đến sức khỏe và chế độ làm việc của công nhân nên bố trí khu vực nghỉ ngơivà thùng chứa nước uống cho công nhân để bù lượng nước tiêu hao do tiết mồ hôi nhiều trong quá trình làm việc.

3.1.2. Độ ẩm

3.1.2.1. Hiện trạng

- Sử dụng nước trong quá trình đánh đông mủ, nước rửa các thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất nên trong nhà xưởng nên có độ ẩm cao. Đặc biệt là tại khu vực đánh đông, cán, băm và sấy mủ.

33

- Độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây rỉ sét, giảm tuổi thọ các máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do điện tích sản xuất khá rộng, khu vực sản xuất và kho chứa được thiết kế trải dài theo từng dây chuyền nên mức độ ảnh hưởng tới sản phẩm là rất thấp.

3.1.2.2. Biện pháp quản lý độ ẩm đã áp dụng tại Nhà máy

- Hiện tại, Nhà máy bố trí quạt thông gió tạo môi trường thông thoáng nhằm giảm độ ẩm trong khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, bôi trơn các chi tiết máy và bảo trì nhằm tránh sự hư hỏng, rỉ sét cho máy móc.

3.1.3. Tốc độ gió

3.1.3.1. Hiện trạng

- Tốc độ gió được tính toán thiết kế hệ thống làm mát cho nhà xưởng nên tốc độ gió luôn đạt và phù hợp với hoạt động sản xuất. Nhà xưởng xây dựng cao và thông thoáng nên tận dụng được gió mát bên ngoài vào.

Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại Nhà máy xem Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại Nhà máy CBCS Long Hà

STT Vị trí đo Nhiệt độ trung bình (oC) Độ ẩm trung bình (%) Tốc độ gió trung bình (m/s)

1 Khu vực sản xuất 30,7 76,4 0,45

2 Khuôn viên Nhà máy 26,5 66,0 0,5

3 Văn phòng làm việc 23,5 68,5 0,25

4 Nhà nghỉ của công nhân 23,5 68,5 0.25

5 Cổng Nhà máy 27,5 75 0,5

Nguồn Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy CBCS Long Hà, 2012

3.1.3.2. Biện pháp quản lý tốc độ gió đã áp dụng tại Nhà máy

- Nhà máy được xây dựng cao và có nhiều cửa sổ xung quanh để tận dụng được luồng gió tự nhiên và bố trí quạt thông gió để tạo ra luổng không khí thường xuyên ở nơi sản xuất

34

3.1.4. Ánh sáng

3.1.4.1. Hiện trạng

- Nguồn ánh sáng phát ra chủ yếu từ mặt trời và hệ thống chiếu sáng nhân tạo. - Hệ thống chiếu sáng đầy đủ, bố trí hợp lý.

3.1.4.2. Biện pháp quản lý ánh sáng đã áp dụng tại Nhà máy

- Nhà máy được xây dựng cao, không kín gió, không chắn sáng đã giúp tận dụng đủ ánh sáng mặt trời cho sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống bóng đèn đầy đủ, bố trí hợp lý giúp tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo sản xuất bình thường vào ban đêm, khi trời mưa.

3.1.5. Đánh giá chung

- Các biện pháp mà Nhà máy áp dụng đều tận dụng được năng lượng thiên nhiên từ gió, ánh sáng giúp cải thiện môi trường làm việc được thông thoáng, đủ ánh sáng cho sản xuất, tiết kiệm điện năng và chi phí để lắp đặt và bảo trì các máy móc thiết bị. Tuy nhiên, các chỉ tiêu vi khí hậu đo đạc không thường xuyên.

3.2. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Hoạt động chế biến cao su tại Nhà máy thường sinh ra các chất ô nhiễm thường gặp như bụi, NH3, H2S, Axit acetic… Kết quả phân tích các chất ô nhiễm tại Nhà máy xem Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích các chất ô nhiễm tại Nhà máy CBCS Long Hà

STT Vị trí đo

Nồng độ các chất ô nhiễm ( mg/Nm3)

Bụi NH3 H2S

1 Khu vực sản xuất 40 59 4,8

2 Khuôn viên Nhà máy 32 40 1

3 Văn phòng làm việc 27 10 0,5

4 Nhà nghỉ của công nhân 28 20 1

5 Cổng Nhà máy 45 30 1

QCVN 19:2009/BTNMT, Cột A 400 76 7,5

35

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

Nhận xét: Chất lượng không khí trong khu vực sản xuất và khu vực xung quanh đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

3.2.1. Bụi

3.2.1.1. Hiện trạng

- Bụi sinh ra do các phương tiện cơ giới vận chuyển nguyên liệu về Nhà máy, vả vận chuyển thành phẩm ra khỏi Nhà máy, các phương tiện đi lại của công nhân viên tại Nhà máy.

- Công đoạn đóng gói bao bì và xếp dỡ thành phẩm cũng tạo ra một lượng bụi do bao bì và bản thân hoạt động xếp dỡ tạo nên.

- Căn cứ vào kết quả phân tích từ Bảng 3.2 cho thấy hàm lượng bụi trong khu vực

sản xuất khoảng 40 mg/Nm3, khu vực xung quanh đạt trung bình khoảng 29 mg/Nm3 chưa vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu vực sản xuất. Riêng gần đường số 18, hàm lượng bụi khoảng 45 mg/Nm3. Cho thấy, các vấn đề ô nhiễm do bụi của Nhà máy là không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép.

3.2.1.2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm bụi đã áp dụng tại Nhà máy

Hiện tại, Nhà máy đã thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do bụi như sau:

- Cách ly khu vực phát sinh nhiều bụ như khó chứa sản phầm, kho chứa chất thải rắn để tránh ô nhiễm toàn khu vực.

- Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân làm việc tại các khâu nhiều bụi như xếp dỡ, đóng gói.

- Toàn bộ khuôn viên nhà máy được bê tông hóa giảm đi lượng bụi đáng kể. - Trồng hai hàng cây xung quanh khu vực sản xuất và thảm cỏ dọc đường nội bộ.

3.2.2. Khí thải

3.2.2.1. Hiện trạng

- Khí thải phát sinh từ ống khói lò sấy: Lượng dầu DO cho việc sấy sản phẩm là 40 lít dầu/tấn sản phẩm. Nhà máy sản xuất trung bình 42 tấn cho nên sẽ sử dụng

36

khoảng 1680 lít/tấn sản phẩm. Khí thải ra chủ yếu là bụi than, H2S, SOx, NOx, COx, NH3 sinh ra do quá trình đốt dầu. Xem Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả phân tích nồng độ khí thải lò sấy Thông số Nồng độ khí thải lò sấy ( mg/Nm3) Bụi SO2 NOX CO NH3 H2S Khí thải lò sấy 45 85 25 105 59 4,5 QCVN 19:2009/BTNMT, Cột A 400 1500 1000 1000 76 7,5

Nguồn Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy CBCS Long Hà, 2012.

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tải lượng ô nhiễm không khí do đốt dầu không lớn và nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn thải rất nhiều.

- Khí thải phát sinh từ các máy móc thiết bị và máy phát điện: Khi vận hành các thiết bị máy móc nên còn sinh ra bụi, SO2, NO2, CO, H2S…Máy phát điện hoạt động phát sinh ra các loại khí thải như: CO, SO2, NO2, Bụi than… khí thải khi phát tán vào không khí sẽ làm tăng thêm tải lượng các chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong thực tế việc chạy máy phát điện là không thường xuyên nên gây ô nhiễm môi trường không lớn.

- Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải:Hoạt động vận chuyển các loại nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm, cùng các loại phương tiện đi lại của công nhân ra vào Nhà máy sẽ phát sinh ra các loại khí thải có chứa các chất ô nhiễm điển hình như SO2, NOX, NH3, CO…khí thải khi phát tán vào không khí sẽ làm tăng thêm tải lượng các chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh, ngoài ra các hoạt động khác như thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải cũng sinh ra các khí ô nhiễm như CO, NOX, SO2,…

3.2.2.2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm khí thải đã áp dụng tại Nhà máy

Để hạn chế ô nhiễm khí thải, Nhà máy đã áp dụng các biện pháp như sau:  Khống chế ô nhiễm khí thải từ các máy móc thiết bị và máy phát điện:

- Các thiết bị máy móc được sử dụng ở tình trạng hoạt động tốt. - Đặt máy phát điện xa khu vực sản xuất.

37

Khống chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải:

- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ.

- Các phương tiện giao thông vận tải không chở quá trọng tải quy định.

- Theo dõi và bảo trì khi thấy dấu hiệu bất thường như: xả khói đen, hao dầu…  Khống chế ô nhiễm khí thải từ lò sấy: Chưa có hệ thống xử lý khí thải lò sấy mà

theo ống khói ra môi trường bên ngoài

3.2.3. Mùi hôi

3.2.3.1. Hiện trạng

- Mùi hôi tự nhiên của Cao su.

- Mùi hôi phát sinh từ dây chuyền mủ nước và các máy băm, cắt: Khí ô nhiễm chủ yếu ở đây là NH3 và axitAcetic ở dây chuyền mủ nước trong quá trình đánh đông. Do quá trình thao tác diễn ra ở các thiết bị hở nên các khí này thoát ra khỏi môi trường là không thể tránh khỏi.

- Quá trình sấy cao su: Khi sấy cao su khối ở nhiệt độ 110 - 115C các chất hữu cơ gây mùi hôi như acid hữu cơ, acid béo dễ bay hơi (acid axetic, propionic, butyric…), khí H2S, NH3, metan và hơi nước bị bay hơi vào môi trường gây ô nhiễm không khí xung quanh.

3.2.3.2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm mùi hôi đã áp dụng tại Nhà máy

- Để hạn chế các ảnh hưởng của mùi hôi lên công nhân, Nhà máy đã quần áo, giầy và khẩu trang, găng tay bảo hộ cho công nhân làm việc tại khu vực nhiều mùi hôi như khu vực xung quanh bể tổng hợp, khu đánh đông, khu gia công cơ học…

3.2.4. Tiếng ồn và độ rung

3.2.4.1. Hiện trạng

- Tại khu vực sản xuất: Tiếng ồn được phát ra chủ yếu từ máy cán kéo, máy băm, máy ép kiện, từ các động cơ môtơ, băng chuyền và từ lò sấy, từ quạt gió. Độ rung được phát ra ở máy cán kéo, máy Crep, máy băm.

- Trong khuôn viên Nhà máy: Tiếng ồn và độ rung được phát ra chủ yếu từ các phương tiện cơ giới vận chuyển nguyên, nhiên liệu về Nhà máy và vận chuyển thành phẩm ra khỏi Nhà máy, từ các xe nâng và các phương tiện đi lại của công nhân viên.

38

- Nhà máy nằm xa khu dân cư và cách ly bằng vườn cao su, vườn điều nên tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng trực tiếp lên cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất, và ảnh hưởng tới dân cư trong vùng là rất nhỏ.

- Kết quả đo đạc về tiếng ồn tại Nhà máy xem ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả đo đạc về tiếng ồn tại Nhà máy

STT Vị trí đo Độ ồn dBA

1 Khu vực sản xuất 68

2 Khuôn viên Nhà máy 57,5

3 Văn phòng làm việc 50

4 Nhà nghỉ của công nhân 50

5 Cổng Nhà máy 65

Độ ồn trung bình 58,5

QCVN 26:2010/BTNMT 70

Nguồn Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy CBCS Long Hà, 2012.

Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Nhận xét: Độ ồn tại Nhà máy trung bình là 58,5 thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là 70.

3.2.4.2. Các biện pháp quản lý tiếng ồn và độ rung đã áp dụng tại Nhà máy

Tiếng ồn trong Nhà máy được khống chế bằng các biện pháp sau:

- Trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và duy trì công tác bảo dưỡng thường xuyên đối với máy móc thiết bị của Nhà máy.

- Trang bị nút tai cho công nhân phải làm việc ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với độ ồn cao, nút tai có thể giảm độ ồn từ 8 - 10 dB.

- Máy móc thiết bị gây chấn động đều được lắp đặt đệm cao su phần chân máy để chống rung và vít chặt xuống nền móng máy.

3.2.5. Đánh giá chung

- Trong quá trình hoạt động của Nhà máy có khá nhiều khí thải phát sinh. Dù lượng khí thải không lớn và không vượt giới hạn tiêu chuẩn nhưng có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nếu tiếp xúc với khoảng thời gian lâu dài.

39

- Mùi hôi tự nhiên của cao su rất đặc trưng, kết hợp với mùi của các hóa chất khác sẽ gây mùi lên cơ thể, quần áo và các vật dụng lao động, gây đau đầu, mệt mỏi tinh thần ảnh hưởng tới năng suất làm việc của cán bộ công nhân.

3.3. MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3.3.1. Nước thải sản xuất

3.3.1.1. Hiện trạng

- Qua thực tế quy trình chế biến mủ tại Nhà máy CBCS Long Hà cho thấy nước thải của Nhà máy chủ yếu được thải ra từ các công đoạn: Xử lý đánh đông, cán kéo, cán tờ, cán cắt, cán lọc rửa cho mủ tạp… với nồng độ chất ô nhiễm rất cao như: COD, BOD5, SS, pH, N-NH3…

- Các chỉ tiêu nước thài đầu vào xem Bảng 3.5.

- Ngoài ra nước thải của Nhà máy còn từ các nguồn như: vệ sinh hồ bể, vệ sinh máy, vệ sinh xe, vệ sinh nhà xưởng… nhưng lượng này tính độc không cao. - Thực tế, lượng nước trung bình thải ra trong qua trình sản xuất:

 Mủ tạp: 22 m3/ tấn × 10 tấn/ngày.đêm = 220 m3/ngày. đêm

 Mủ nước: 18 m3/ tấn × 30 tấn/ngày.đêm = 540 m3/ngày.đêm

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 45 - 95)