6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
3.2.4. Tiếng ồn và độ rung
3.2.4.1. Hiện trạng
- Tại khu vực sản xuất: Tiếng ồn được phát ra chủ yếu từ máy cán kéo, máy băm, máy ép kiện, từ các động cơ môtơ, băng chuyền và từ lò sấy, từ quạt gió. Độ rung được phát ra ở máy cán kéo, máy Crep, máy băm.
- Trong khuôn viên Nhà máy: Tiếng ồn và độ rung được phát ra chủ yếu từ các phương tiện cơ giới vận chuyển nguyên, nhiên liệu về Nhà máy và vận chuyển thành phẩm ra khỏi Nhà máy, từ các xe nâng và các phương tiện đi lại của công nhân viên.
38
- Nhà máy nằm xa khu dân cư và cách ly bằng vườn cao su, vườn điều nên tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng trực tiếp lên cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất, và ảnh hưởng tới dân cư trong vùng là rất nhỏ.
- Kết quả đo đạc về tiếng ồn tại Nhà máy xem ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả đo đạc về tiếng ồn tại Nhà máy
STT Vị trí đo Độ ồn dBA
1 Khu vực sản xuất 68
2 Khuôn viên Nhà máy 57,5
3 Văn phòng làm việc 50
4 Nhà nghỉ của công nhân 50
5 Cổng Nhà máy 65
Độ ồn trung bình 58,5
QCVN 26:2010/BTNMT 70
Nguồn Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy CBCS Long Hà, 2012.
Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Nhận xét: Độ ồn tại Nhà máy trung bình là 58,5 thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là 70.
3.2.4.2. Các biện pháp quản lý tiếng ồn và độ rung đã áp dụng tại Nhà máy
Tiếng ồn trong Nhà máy được khống chế bằng các biện pháp sau:
- Trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và duy trì công tác bảo dưỡng thường xuyên đối với máy móc thiết bị của Nhà máy.
- Trang bị nút tai cho công nhân phải làm việc ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với độ ồn cao, nút tai có thể giảm độ ồn từ 8 - 10 dB.
- Máy móc thiết bị gây chấn động đều được lắp đặt đệm cao su phần chân máy để chống rung và vít chặt xuống nền móng máy.
3.2.5. Đánh giá chung
- Trong quá trình hoạt động của Nhà máy có khá nhiều khí thải phát sinh. Dù lượng khí thải không lớn và không vượt giới hạn tiêu chuẩn nhưng có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nếu tiếp xúc với khoảng thời gian lâu dài.
39
- Mùi hôi tự nhiên của cao su rất đặc trưng, kết hợp với mùi của các hóa chất khác sẽ gây mùi lên cơ thể, quần áo và các vật dụng lao động, gây đau đầu, mệt mỏi tinh thần ảnh hưởng tới năng suất làm việc của cán bộ công nhân.
3.3. MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3.3.1. Nước thải sản xuất
3.3.1.1. Hiện trạng
- Qua thực tế quy trình chế biến mủ tại Nhà máy CBCS Long Hà cho thấy nước thải của Nhà máy chủ yếu được thải ra từ các công đoạn: Xử lý đánh đông, cán kéo, cán tờ, cán cắt, cán lọc rửa cho mủ tạp… với nồng độ chất ô nhiễm rất cao như: COD, BOD5, SS, pH, N-NH3…
- Các chỉ tiêu nước thài đầu vào xem Bảng 3.5.
- Ngoài ra nước thải của Nhà máy còn từ các nguồn như: vệ sinh hồ bể, vệ sinh máy, vệ sinh xe, vệ sinh nhà xưởng… nhưng lượng này tính độc không cao. - Thực tế, lượng nước trung bình thải ra trong qua trình sản xuất:
Mủ tạp: 22 m3/ tấn × 10 tấn/ngày.đêm = 220 m3/ngày. đêm
Mủ nước: 18 m3/ tấn × 30 tấn/ngày.đêm = 540 m3/ngày.đêm
Nước cho rửa xe: 1.6 m3 /xe × 20 xe = 32 m3/ngày.đêm
Tổng: 792 m3/ngày.đêm
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải Thành phần chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008/ BTNMT Cột B Nước thải từ khu vực đánh đông Nước thải từ khu vực cán rửa Nước thải chung Bình quân
Màu - Trắng sữa Hơi đục Trắng đục
pH - 5,0 – 5,4 6,0 – 6,4 5,7 – 6,0 5,75 6-9 TSS mg/l 700 - 1000 1100 -2000 900 - 1500 1200 100 BOD5 mg/l 6500 - 7300 1700 - 2500 2800 - 3720 4086 50 COD mg/l 8600 - 10500 2400 - 3600 7000 – 8430 6755 250 Tổng Nitơ mg/l 100 60
40
Ghi chú: QCVN 01: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên.
Nhận xét: Từ kết quả Bảng 3.5 cho thấy nước thải cao su có mức độ nhiễm bẩn
cao do chứa một lượng lớn các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hàm lượng N, các chất rắn lơ lửng cao vượt qua tiêu chuẩn cho phép.
- Các chỉ tiêu nước thải đầu ra sau khi xử lý xem Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Thông số nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008/BTNMT, Cột B
1 pH - 7,33 6-9
2 TSS mg/l 85 - 90 100
3 Tổng Nitơ mg/l 20 - 25 60
4 BOD5 mg/l 30- 34 50
5 COD mg/l 60- 65 250
Nguồn Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy CBCS Long Hà, 2012.
Ghi chú: QCVN 01: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến Cao su.
Nhận xét: Nước thải sau xử lý so với QCVN 01:2008/BTNMT thì tất cả các thông số phân tích đều đạt quy chuẩn Việt Nam cho phép. Toàn bộ lượng nước sau xử lý được Nhà máy tái sử dụng lại trong quá trình sản xuất, một phần dùng để tưới cây.
3.3.1.2. Các biện pháp quản lý nước thải sản xuất đã áp dụng tại Nhà máy
Hiện tại, Nhà máy đã đầu tư hệ thống cấp nước và thoát nước mưa và hầm tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt. Tất cả nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn đều được thu gom quy về hệ thống xử lý nước thải. Toàn bộ nước thải sản xuất của Nhà máy qua hệ thống cống dẫn tới hệ thống xử lý nước thải.
Công suất: 1500 m3/ngày.đêm
Qtbngđ: 1200 m3/ngày.đêm
Q giờ
max = 150 m3/giờ (chọn k =2,5)
Q giờ
min = 40 m3/giờ (chọn k =0,4)
41
Công nghệ xử lý nước thải thể hiện ở Hình 3.1.
Hình 3.1: Công nghệ xử lý nước thải tại Nhà máy CBCS Long Hà Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải
1. Bể tuyển nổi:
Thu hồi các hạt cao su thất thoát vào nước thải nhằm giảm thiểu thiệt hại về lợi nhuận, giảm tác động không tốt đến các công trình xử lý phía sau. Ô đây ta dùng bể gạn có sục khí bằng đĩa khí tinh nâng cao hiệu quả gạn và khử được Amoniac.
42
2. Bể điều hòa:
Lưu lượng và nộng độ nước thải cao su luôn thay đổi theo tình hình sản xuất cụ thể của nhà máy, theo từng ca sản xuất, theo mùa vì vậy cần cho qua bể điều hòa trước khi qua các công trình xử lý.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa nồng độ và lưu lượng của nước thải giúp cho các quá trình xử lý phía sau ổn định.
3. Bể keo tụ tạo bông:
Sử dụng hóa chất PAC và Polymer để tạo thành những bông cặn có thể lắng được nhằm giữ lại những hạt cao su và chất bẫn trước khi qua bể Aerotank.
4. Bể lắng ly tâm đợt I:
Có nhiệm vụ lắng, giữ lại những bông cặn làm trong nước, giảm nồng độ BOD và COD. Bùn được xả qua bể chứa bùn.
5. Bể Aerotank:
Quá trình oxy hoá chất hữu cơ trong bể Aerotank là nhờ các vi sinh vật phân huỷ hiếu khí. Để đảm bảo oxy cho các quá trình oxy hoá chất hữu cơ và giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng thì phải luôn luôn duy trì việc cung cấp khí. Trong bể Aerotank cần có sự kiểm soát BOD, COD để giữ cho tải trọng bể ổn định và đạt hiệu suất tối ưu.
Quá trình phân huỷ của vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số này trong bể Aerotank. Hiệu quả xử lý BOD của bể Aerotank đạt từ 90 - 98%.
6. Bể lắng ly tâm đợt II:
Có nhiệm vụ lắng, làm trong nước và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định. Nước thải được dẫn sang hồ hoàn thiện, bùn được tuần hoàn trở lại bể aerotank để ổn định nồng độ MLSS. Lượng bùn dư đưa sang bể nén bùn. Tốc độ lắng của các bông cặn phụ thuộc vào nồng độ và tính chất của cặn.
43
7. Hồ sinh học:
Hồ sinh học có chức năng chứa nước thải để ổn định lưu lượng và nồng độ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Hồ hoàn thiện còn làm tăng sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời với nước thải làm tăng hiệu quả xử lý.
8. Hệ thống xử lý bùn:
Bùn sinh ra từ bể lắng 1, bể lắng 2 sẽ được thu gom về bể chứa bùn bằng bơm chân không. Sau đó được ép khô bằng máy ép bùn.
3.3.2. Nước thải sinh hoạt
3.3.2.1. Hiện trạng
- Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại Nhà máy chế biến có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), dầu mỡ, các chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ (BOD5/COD) và vi sinh vật.
- Thực tế, lượng nước trung bình thải ra trong sinh hoạt 15 m3/ngày.đêm
3.3.2.2. Biện pháp quản lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy
- Nước thải sinh hoạt từ khu vực văn phòng, nhà nghỉ công nhân, từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom và xử lý bằng các bể tự hoại, sau đó cho thoát ra môi trường bằng cách tự thấm.
3.3.3. Nước mưa
3.3.3.1. Hiện trạng
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt trong khuôn viên Nhà máy cuốn theo bụi, rác, và các chất rắn lơ lửng.
3.3.3.2. Biện pháp quản lý nước mưa đã áp dụng tại Nhà máy
- Lượng nước mưa này thành phần ô nhiễm không đáng kể nên được xả thải vào hệ thống thoát nước mưa tại khu vực.
3.3.4. Đánh giá chung
Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải, công tác vận hành xử lý nước thải đơn giản và hiệu quả. Lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn và tận dụng để phục vụ các nhu cầu khác như tái sử dụng cho quá trình sản xuất tưới cây, nuôi cá. Tuy nhiên, cần theo dõi và kiểm tra hệ thống trước khi vận hành và bảo dưỡng hệ thống trong thời gian Nhà máy ngừng hoạt động.
44
3.4. CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Chất thải rắn của Nhà máy bao gồm các loại chất thải rắn sản xuất thông thường, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại.
3.4.1. Chất thải rắn sản xuất thông thường
3.4.1.1. Hiện trạng
- Loại rác này chủ yếu là vụn mủ cao su, nhãn hàng hóa, bao bì hỏng, vật tư phụ tùng hư hỏng, gỗ và vụn gỗ trong quá trình chế biến và đóng gói thành phẩm, và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải. Các loại chất thải này nói chung không có tính độc hại nhưng cần có biện pháp thu gom hằng ngày và xử lý hợp vệ sinh. - Thực tế, lượng chất thải rắn sản xuất thải ra:
+ Khu vực chế biến: 8 kg/ngày. + Khu vực đóng gói: 12 kg/ngày
+ Tổng: 20 kg/ngày × 30 ngày = 600 kg/tháng
3.4.1.2. Biện pháp quản lý CTR sản xuất thông thường tại Nhà máy
- Nhà máy thực hiện thu gom và phân loại chất thải sản xuất ngay tại nguồn. Trong đó, vụn mủ cao su được tái sản xuất, các thiết bị máy móc được tái sử dụng hoặc bán phế liệu, các chất thải còn lại thu gom vào thùng chứa đặt vào kho chứa chất thải sẽ được công ty môi trường chở đi xử lý.
3.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt
3.4.2.1. Hiện trạng
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của cán bộ công nhân viên chức ở văn phòng, nhà nghỉ công nhân, căn tìn. Thành phần chính chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: vỏ trái cây, thức ăn dư thừa…hoặc vật dụng văn phòng như kim gim, bút hư hỏng, kẹp giấy… túi ni lon, vỏ hộp sữa, nước giải khát, giấy photocopy, hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy…
- Thực tế, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra 15 kg/ngày Nhận xét:
- Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy không mang tính độc hại và khối lượng không lớn nhưng nếu không có biện pháp xử lý thích hợp mà để lâu ngày sẽ tăng khối lượng chất thải, mất vệ sinh do rác sẽ bị phân hủy yếm khí gây ra mùi hôi thối
45
ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc của các cán bộ công nhân viên làm việc tại Nhà máy.
3.4.2.2. Biện pháp quản lý CTR sinh hoạt tại Nhà máy
- Nhà máy thực hiện thu gom và phân loại chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn. Các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ trái cây…đem chôn lấp làm phân bón cho cây cao su. Các chất thải vô cơ như vỏ hộp sữa, nước giải khát, giấy gói kẹo, giấy photocopy, hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy đem bán cho điểm thu mua ve chai.
3.4.3. Chất thải nguy hại
3.4.3.1. Hiện trạng
- Loại rác này chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang; bao bì đựng hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất; dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp; giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại phát thải từ quá trình bảo dưỡng cơ khí máy móc, thay nhớt các loại xe ô tô, phương tiện vận chuyển… xem Bảng 3.7.
Lượng chất thải này khoảng 20 kg/tháng.
- Cao su thu hồi và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải cũng xếp vào chất thải nguy hại
Thu hồi các hạt cao su thất thoát vào nước thải nhằm giảm tác động không tốt đến các công trình xử lý và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Nhà máy.
Lượng cao su thu hồi: 0.7 tấn/100 tấn sản phẩm × 1200 tấn sản phẩm/tháng = 8.4 tấn/tháng = 84 tấn/năm.
Chất rắn lơ lửng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bùn lắng. Bùn sinh ra từ bể lắng 1, bể lắng 2 sẽ được thu gom về bể chứa bùn bằng bơm chân không. Sau đó được ép khô bằng máy ép bùn.
Bảng 3.7: Thống kê danh mục chất thải nguy hại tại Nhà máy Tên chất thải Lượng chất
thải Mã CTNH
Tính chất nguy hại
Bóng đèn huỳnh quang thải 0.5 kg/tháng 16 01 06 ĐS
Các loại dầu động cơ, hộp số
và bôi trơn tổng hợp thải 6 kg/tháng 17 02 03 Đ, ĐS, C Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị
46
Dầu thải 2 kg/tháng 15 01 07 Đ, ĐS, C
Pin, ắc quy thải 10 kg/tháng 16 01 12 Đ, ĐS
Tổng 20 kg/tháng
(Nguồn: Sổ đăng kí nguồn thải chất thải nguy hại, 2009)
Ghi chú: Đ: Có độc tính; ĐS: Có độc tính sinh thái; C: Dễ cháy.
3.4.3.2. Biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại Nhà máy
Chất thải nguy hại được thu gom và phân loại vào thùng chứa riêng biệt đặt vào kho chứa chất thải sẽ được công ty môi trường chở đi xử lý.
3.4.4. Đánh giá chung
Nhà máy đã có kho chứa chất thải, thùng đựng chất thải và thực hiện thu gom và phân loại rác thải ngay tại nguồn đã có thể tái sử dụng một số vật dụng, đem bán có tiền và giảm được lượng chất thải cần xử lý và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.