Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 30 - 95)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Công ty hiện có 12 Nông trường trồng và khai thác Cao su; 2 Nông lâm trường khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng và mở rộng diện tích Cao su; 2 Nhà máy Chế biến Cao su, 1 Trung tâm y tế 100 giường bệnh, 1 Trại chăn nuôi với quy mô lớn. Với tổng số cán bộ công nhân viên là 7.000 người.

17

1.3.3. Tình hình sản xuất và phát triển kinh doanh

Hiện tại, Công ty đang quản lý trên 38.000 ha đất, trong đó trên 19.000 ha cao su, 19.000 ha rừng, trên địa bàn 3 huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Đồng Phú của tỉnh Bình Phước và huyện Tuy Đức của tỉnh Đăk Nông.

Sản phẩm: Gồm các loại sản phẩm cao su thiên nhiên: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, Latex 60% DRC, RSS3. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, được khách hàng chấp nhận và được cung cấp đến 32 quốc gia.

 Sản lượng bình quân hàng năm đạt 30.000 tấn cao su khô/năm.

 Năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha.

Sau 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã trở thành một doanh nghiệp lớn, nằm trong tốp 100 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 3 trong Tập Đoàn CNCS Việt Nam và xếp thứ nhất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.4. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU LONG HÀ

- Tên chính thức: Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà

- Vị trí: Lô Cao su 68, Nông trường 6, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

 Phía Đông giáp đường số 18 và vưởn cây Cao su của Nông trường 6.

 Phía Tây giáp vườn điều của nhà dân.

 Phái Nam giáp vườn Cao su của Nông trường 6 và vườn điều của nhà dân.

 Phía Bắc giáp vườn Cao su của Nông trường 6.

- Diện tích mặt bằng: 6,8 ha, trong đó khu vực sản xuất và khuôn viên chiếm 4,8ha, 2 ha còn lại là khu xử lý nước thải.

1.4.1. Lịch sử hình thành và phát tri ển

Nhà máy CBCSLong Hà, tiền thân của là Nhà máy CBCS Phước Bình (thành lập ngày 1/3/1983).

Năm 2009, vì điều kiện Nhà máy ở khu vực dân cư và yếu tố sản xuất Nhà máy CBCS Phước Bình chuyển về xã Long Hà và lấy tên là Nhà máy CBCS Long Hà. Tháng 4/2009, Nhà máy đưa vào hoạt động với công suất thiết kế 10.000 tấn mủ cao

18

su thành phẩm trên 1 năm thay thế cho Nhà máy CBCS Phước Bình với dây chuyền của Malaysia công suất 7.000 tấn mủ cao su thành phẩm trên 1 năm (năm 1994).

Nhà máy được xây dựng với dây chuyền, móc móc sản xuất khá hiện đại, tiết kiệm công sức lao động, tiết kiệm được nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe của con người và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

1.4.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự và sơ đồ bố trí xây dựng

Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 138 người, trong đó cán bộ văn phòng 7 người, cán bộ công nhân tham gia trực tiếp sản xuất 131 người để thực hiện nhiệm vụ giao nhận mủ nguyên liệu tại các Nông trường vận chuyển về Nhà máy quản lý, chế biến thành mủ cao su thành phẩm các loại SVR, giao cho khách hàng theo hợp đồng của Công ty.

Cơ cấu tổ chức của Nhà máy thể hiện ở Hình 1.5. Sơ đồ bố trí xây dựng tại Nhà máy xem Phụ lục A2.

19

1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy

- Với diện tích khoảng 7.000 ha vùng nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy, sản lượng hơn 12000 tấn/năm, thời gian cao điểm Nhà máy chế biến trên 30 tấn mủ nước/ngày, 12 tấn mủ tạp/ngày.

- Công suất sản xuất của Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà trung bình trong năm 2012:

+ Mủ tạp: 3000 Tấn/năm + Mủ nước: 9000 Tấn/năm.

- Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công tác sản xuất chế biến. Sản phẩm làm ra của Nhà máy được thực hiện theo các hợp đồng bán hàng do Công ty trực tiếp ký kết, mua bán với khách hàng rất thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong công tác sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

- Tính đến nay, sản phẩm của Nhà máy luôn được đánh giá cao và được thị trường chấp nhận với bằng chứng là: Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong nước, đến thời điểm này sản phẩm cao su sơ chế của Nhà máy đã được Công ty ký kết, đưa đi xuất khẩu tới hơn 43 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.

1.4.4. Chủng loại sản phẩm:

- Để đáp ứng theo các yêu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, vấn đề về chất lượng, mẫu mã, chủng loại… luôn được Nhà máy và Công ty thường xuyên chú trọng cải tiến và nâng cao.

- Các dạng sản phẩm chế biến ra của Nhà máy từ nguyên liệu.

 Mủ nước gồm: SVRCV 50, SVRCV 60, SVR L, SVR 3L, SVR 5.

 Mủ tạp: SVR 10, SVR 20.

- Với trọng lượng/1 bành mủ cũng rất đa dạng: 20Kg, 33,3Kg, 35Kg. Bành mủ thành phẩmđược ép thành dạng hình khối chữ nhật, có kích thước danh nghĩa: 670 mm x 330 mm, chiều cao: < 175 mm (đối với bành mủ 33,3kg) hoặc có chiều cao khác khi khối lượng bành mủ thay đổi.

1.4.5. Thời gian hoạt động

Đặc thù của Ngành Chế biến Cao su là hoạt động gián đoạn, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Do đó, Nhà máy chỉ hoạt động bắt đầu từ cuối tháng 4 năm trước

20

đến tháng 1 năm sau (10 tháng) tạm ngừng chế biến các sản phẩm cao su vào mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến cuối tháng 4 hàng năm, khi mà cây cao su bắt đầu thay lá không thể thu hoạch được. Đồng thời, cũng là thời gian Nhà máy tiến hành bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị chuẩn bị cho mùa mủ kế tiếp.

1.5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1.5.1. Quy trình chế biến và sơ đồ công nghệ

Quy trình chế biến mủ cốm xem Hình 1.6.

21

Thuyết minh quy trình chế biến

Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu - đánh đông

Mủ nước: đánh đông

- Mủ được chuyển từ vườn cây về Nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được đưa qua rây lọc 60 mesh (60 lỗ/inch) nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn như lá cây, vỏ cây, côn trùng có cánh… vào mương tiếp nhận rồi dẫn xuống bể tổng hợp (gồm 4 bể có tổng thể tích 30.000 lít mủ nước tương đương với 10 tấn mủ khô).

- Kiểm tra DRC (DRC: Dry Rubber Content – hàm lượng mủ khô) trên bể tổng hợp nếu:

 DRC < 20% đưa vào sản xuất mủ SVR5.

 DRC từ 20% - 24% cho xử lý hóa chất.

 DRC > 24% cho pha loãng.

- Tại đây mủ được khuấy trộn, thời gian từ 15 - 25 phút /1 bể. Sau khi làm đồng nhất người ta để lắng khoảng 0,5 - 1 giờ để gạn chất rắn, cát. Mủ ở các bể tổng hợp được xả lần lượt xuống các mương đánh đông với khối lượng thích hợp và đồng đều cho công đoạn cán kéo. Khi mặt mủ đã đông dùng thùng tưới hoặc vòi đong lượng dung dịch Na2S2O50,5% tưới đều khắp trên bề mặt mương mủ với lượng dùng là 0,05 kg/mương, sau 60 phút tiếp tục tưới với lượng dùng là 0,05 kg/mương.

- Sau 6 - 10 giờ, mủ trong mương đông lại và nước được cho vào mương để nâng khối mủ nổi lên trên mặt mương.

Mủ tạp: Cán ủ

- Khi về Nhà máy, mủ tạp được phân loạivà để riêng để tiện cho việc phối trộn nguyên liệu.

- Mủ được cắt nhỏ, loại bỏ tạp chất nhìn thấy, thứ tự cán từng chủng loại một, phía trên máy có vòi nước dùng để rữa và loại bỏ bớt tạp chất trong mủ. Chuyển mủ đến nơi quy định phơi ủ cho từng chủng loại, khoảng 7 -> 10 ngày đảo lại cho đồng đều nguyên liệu đảm bảo các chỉ tiêu của sản phẩm.

22

Công đoạn 2: Gia công cơ học

Mủ nước

- Trước tiên, mủ được cho vào máy cán kéo di động để loại bớt nước và giảm chiều dày của khối mủ xuống còn dưới 50 mm.

- Tờ mủ qua hồ cán kéo chứa đầy nước, lên băng tải lần lượt qua máy cán Crep 1, 2,3 cho đến khi tờ mủ phải mỏng, mịn và đồng đều là được. Nếu không đạt thì cho cán lại qua máy cán Crep 3 đến khi đạt thì mới cho băm cốm.

- Qua máy băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10mm, rồi đưa vào hồ rửa nước. Sau đó cốm được chuyển lên sàn rung tách nước, rồi xếp vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

- Xếp mủ cốm vào hộc thùng sấy theo số thứ tự thùng được đánh số từ đầu ca sản xuất đến cuối ca sản xuất.

Mủ tạp

- Mủ sau khi cắt nhỏ được đưa vào hồ quậy mủ 1, 2, 3 đảm bảo để rửa sạch mủ, loại bỏ tạp chất.

- Sau đó, mủ được chuyển qua máy băm thô, máy cán Crep rồi tới máy băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10mm rồi đưa vào hồ rửa nước. Sau đó cốm được chuyển lên sàn rung tách nước, rồi xếp vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

Công đoạn 3: Gia công cơ nhiệt

- Sau khi ráo nước, thùng chứa mủ cốm được cho vào lò sấy để sấy khô lượng nước còn lại trong mủ cốm.

- Thời gian sấy 1 thùng mủ:

 Đối với lò cho dây chuyền mủ nước từ 208 - 221 phút. Khoảng 9 phút ra 1 thùng với nhiệt độ ở đầu Đ1 từ 105 – 1100C, đầu Đ2 từ 110 - 1150C.

 Đối với lò cho dây chuyền mủ tạp từ 300 - 320 phút. Khoảng 15 phút ra 1 thùng với nhiệt độ ở đầu Đ1 từ 100 - 1050C, đầu Đ2 từ 105 - 1100C.

- Thùng mủ đã sấy xong ra lò ở đầu Đ2 qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng 15 phút, rồi dùng móc móc từng hộc mủ ra để chuyển đến bàn phân loại.

23

- Mủ được kiểm tra, nếu mủ chín đồng đều cho qua nơi để mủ đạt để cân ép bành, nếu mủ bị sống thì để ở nơi mủ chờ theo cách thích hợp.

Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm

- Mủ được đưa lên bàn cân và cho vào máy ép kiện để ép thành từng bánh thường có trọng lượng 33 kg hoặc 35 kg (tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng), sau đó qua hệ thống đóng bao bì và lưu kho.

Quy trình chế biến chi tiết xem Phụ lục A3.

1.5.2. Nhu cầu sử dụng nguyên li ệu

Nguyên liệu sản xuất tại Nhà máy là mủ cao su thiên nhiên tồn tại ở dạng mủ nước (được trích từ cây) và mủ tạp (mủ thứ cấp) từ 6 Nông trường: Nông trường 1, Nông trường 2, Nông trường 3, Nông trường 4, Nông trường 5, Nông trường 6.

 Lượng mủ nước đầu vào trung bình: 60.000 – 90.000 lít/ngày.

 Lượng mủ tạp đầu vào trung bình: 15 tấn – 18 tấn mủ tạp/ngày.

a. Đối với mủ nước:

Khi mủ nước về Nhà máy được KCS tiếp nhận đầy đủ số lượng và chất lượng mủ nguyên liệu từ các nguồn nhập về Nhà máy, phân loại chất lượng nguyên liệu dựa trên các chỉ tiêu: Tạp chất nhìn thấy, trạng thái mủ, hàm lượng, nồng độ pH.

Từ căn cứ phân loại nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các cấp hạng mủ SVR CV50, SVR CV60, SVRL, SVR 3L.

Thành phần của mủ nước xem Bảng 1.1

Bảng 1.1: Thành phần của mủ nước

STT Thành phần Tỷ lệ % 1 Cao su ([C5H8]n) 37 ÷ 54 2 Nước 52 ÷ 60 3 Protid 2 ÷ 2,7 4 Glycerin 1,6 ÷ 3,6 5 Glucid 1,5 ÷ 4,2 6 Lipid 0,2 ÷ 0,7 7 Thành phần khác (PMg, K, P,Ca,Cu,Fe,Mn…) 2O5, K2O, 3 ÷ 4

24

- Độ pH của mủ: 5 ÷ 6,5. Thành phần các chất trên thay đổi tùy theo giống, tình trạng chăm sóc, sinh trưởng của cây, thời tiết lúc cạo mủ… Mặt khác, các thành phần cũng là cơ sở cho môi trường, cho các vi sinh vật hoạt động.

b. Đối với mủ tạp:

Khi mủ tạp về Nhà máy được KCS tiếp nhận đầy đủ số lượng và chất lượng mủ nguyên liệu từ các nguồn nhập về Nhà máy, phân loại chất lượng nguyên liệu dựa trên các chỉ tiêu: Tạp chất nhìn thấy, trạng thái mủ, hàm lượng, loại mủ, màu sắc.

Từ căn cứ phân loại, nguồn gốc nguyên liệu chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các cấp hạng mủ SVR 10, SVR 20.

1.5.3. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Nhiên liệu được sử dụng chủ yếu trong chế biến và vận chuyển. Số lượng nhiên liệu sử dụng tại Nhà máy xem Bảng 1.2.

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại Nhà máy CBCS Long Hà

Nguồn Bảng phân toán vật tư của Nhà máy CBCS Long Hà, 2012

1.5.4. Nhu cầu sử dụng hóa chất

Nhu cầu hóa chất sử dụng phục vụ chế biến mủ Cao su để đánh đông chế biến mủ Cao su, xử lý nước thải… Khối lượng hóa chất sử dụng xem Bảng 1.3.

STT Tên nhiên liệu Đơn vị

tính Số lượng/năm Mục đích sử dụng chủ yếu

1 Dầu Do lít 565,063

Phục vụ sản xuất mủ tinh, vận chuyển mủ, phục vụ sản xuất mủ tạp, máy điện

2 Nhớt 32 lít 360 Máy điện, xe nâng

3 Nhớt 40 lít 1,299 Sửa chữa xe vận chuyển,

xe nâng

4 Nhớt 90 can 68 Sửa chữa xe vận chuyển,

xe nâng

5 Nhớt 140 lít 127 Sửa chữa xe vận chuyển

6 Grease HTC2

(mỡ chịu nhiệt) kg 175

Phục vụ sản xuất mủ tinh, vận chuyển mủ, phục vụ sản xuất mủ tạp, sửa chữa xe vận chuyển

25

Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng hóa chất trong dây chuyền chế biến mủ STT Tên hóa chất Liều lượng

sử dụng Lượng sử dụng trong 1 năm Mục đích sử dụng 1 Amoniac (NH3) 0,1 kg/tấn Cao su khô 1050 tấn

Chống đông mủ nước từ vườn cây 2 Axit Acetic

(CH3C00H)

4,0 kg/tấn

Cao su khô 36000 tấn

Đánh đông mủ nước 3 Sun phát hydroxylamine (HNS) 1,6 kg/tấn Cao su khô 14400 tấn Ổn định độ nhớt mủ nước 4 Metabisulfit natri (Na2S205) 0,1 kg/tấn Cao su khô 900 tấn

Chống oxy hoá bề mặt mủ đông Nguồn Bảng phân toán vật tư của Nhà máy CBCS Long Hà, 2012 Ngoài ra, trong sản xuất mủ tinh cần sử dụng thêm một số hóa chất sau: thuốc thử COD, thuốc thử Photpho, thuốc tử Amoniac, thuốc thử Nitơ để xác định DRC và hàm lượng tạp chất có trong mủ nước. Xem Bảng 1.4.

Bảng 1.4: Một số thuốc thử được sử dụng trong sản xuất mủ tinh STT Tên hóa chất Đơn vị tính Số lượng

1 Thuốc thử COD Hộp 3

2 Thuốc thử Photpho Hộp 2

3 Thuốc thử Amoniac Hộp 7

4 Thuốc thử Nitơ Hộp 2

Nguồn Bảng phân toán vật tư của Nhà máy CBCS Long Hà, 2012

1.5.5. Nhu cầu sử dụng điện

- Nguồn điện phục vụ cho hoạt động của Nhà máy do điện lực của Nông trường 6 cung cấp. Ngoài ra để đề phòng sự cố, Nhà máy có trang bị thêm 1 Nhà máy phát điện dự phòng với công suất 500 KVA, 220kW.

26

Bảng 1.5: Nhu cầu tiêu thụ điện của Nhà máy năm 2012

STT Mục đích sử dụng Đơn vị tính Lượng sử dụng

1 Điện sản xuất Kwh/năm 248.000

2 Điện cấp nước Kwh/năm 34.560

3 Điện chiếu sáng và sinh hoạt Kwh/năm 23.500

4 Sửa chữa cơ khí Kwh/năm 64.000

Tổng cộng Kwh/năm 370.060

Nguồn Báo cáo giám sát môi trường tại Nhà máy CBCS Long Hà, 2012

1.5.6. Nguồn cấp nước và nhu cầu sử dụng nước

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 30 - 95)