Thực trạng khai thác và chế biến cao su ở Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 27 - 95)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

1.2.2. Thực trạng khai thác và chế biến cao su ở Việt Nam

Ngày nay, trồng, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Hiện nước ta có hơn 300.000 ha cao su bao gồm cả quốc doanh và tư nhân. Cao su được trồng chủ yếu ở các vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu; vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải miền Trung. Bên cạnh việc phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước, cao su Việt Nam hiện đã xuất khẩu trên thị trường của 30 quốc gia trên thế giới, trong đó các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp…

Tổng Công ty Cao su Việt Nam hiện giữ vai trò nòng cốt của ngành, với hơn 800.000 lao động, tổ chức thành 22 Công ty thành viên, 130 Nông trường, 45 Nhà máy Chế biến Cao su các loại với nhiều công nghệ khác nhau. Hiện nay, sản phẩm cao su Việt Nam có chất lượng vào loại hàng đầu thế giới, sử dụng để làm ra các sản phẩm cao cấp. Sản phẩm cao su xuất khẩu của Tổng Công ty chiếm hơn 80% sản phẩm của ngành, đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước.

14

1.2.3. Vị trí Ngành Cao su thiên nhiên của Việt Nam

Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về sản lượng khai thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,4% ( thể hiện ở Hình 1.3) và đứng thứ 4 về xuất khẩu Cao su thiên nhiên trên thế giới, chiếm thị phần 9,7% (thể hiện ở

Hình 1.4).

Tính riêng 4 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam đã chiếm đến 87,3% tổng kim ngạch xuất khẩu Cao su thiên nhiên của Thế giới. Thêm vào đó, 4 quốc gia này cũng chiếm đến 74,1% tổng sản lượng sản xuất Cao su thiên nhiên toàn cầu, trong đó Thái Lan (3,31 triệu tấn), Indonesia (2,96 triệu tấn), Malaysia (0,99 triệu tấn) và Việt Nam (0,81 triệu tấn).

Hình 1.3: Tình hình sản lượng khai thác Cao su thiên nhiên Thế giới

Hình 1.4: Tình hình sản lượng xuất khẩu Cao su thiên nhiên Thế giới

30.37% 27.17% 9.13% 7.44% 8.27% 17.61%

Top 5 về sản lượng khai thác

Trung Quốc Indonesia Malaysia Việt Nam Ấn Độ Còn lại 37.98% 27.03% 11.99% 10.35% 2.79% 9.86%

Top 4 về sản lượng xuất khẩu

Trung Quốc Indonesia Malaysia Việt Nam Bờ Biển Ngà Còn lại

15

1.2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường của Ngành Chế biến Cao su thiên nhiên

Ở nước ta, ước tính hàng năm Ngành Chế biến Cao su thải ra khoảng 5 triệu m3 nước thải. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acetic, đường, protein, chất béo…Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/l, BOD từ 1.500 – 12.000 mg/l được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước. Trong thực tế, đa số Nhà máy Chế biến Cao su tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào vận hành.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng hoạt động, kết quả thử mẫu cho thấy các chỉ tiêu đa phần đạt loại B. Nguyên nhân là do một số nhà máy chế biến mủ cao su sợ tốn kém chi phí nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho có hình thức, không đúng theo thiết kế ban đầu nên khi vận hành, hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả. Không thuê nhân viên có trình độ chuyên môn để vận hành mà cho nhân viên làm việc kiêm nhiệm dẫn đến việc vận hành không đúng quy trình xử lý, không sử dụng hoá chất nên nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra vấn đề mùi hôi phát sinh do chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H2S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh.Hiện nay có rất nhiều phương án xử lý mùi hôi hiệu quả, nhưng do sợ tốn chi phí nên nhiều nhà máy không thực hiện, như sử dụng chế phẩm sinh học…

1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG

 Tên chính thức: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cao su Phú Riềng (viết tắt là Công ty TNHH MTV Phú Riềng).

 Địa chỉ: Xã Phú Riềng, Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước

 Điện thoại: 06513777970 Fax: 0651777758

 E-mail: phurieng@phuriengrubber.vn hoặc nt4_bpc@hcm.vnn.vn

 Website: http://www.phuriengrubber.vn

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát tri ển

Tiền thân của Công ty TNHH MTV Phú Riềng là Công ty Cao su Phú Riềng được thành lập ngày 06/09/1978 theo quyết định số 318/NN-TC-QĐ của Bộ Nông Nghiệp. Để thực hiện Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, về việc trồng và khai thác 50.000 ha cao su trên địa bàn tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình

16

Phước). Đây là một công trình trọng điểm của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng - quan hệ quốc tế có quy mô lớn, yêu cầu nhiệm vụ lại khẩn trương, nên cùng một lúc Công ty vừa phải hình thành tổ chức, vừa triển khai sản xuất, vừa bổ sung nguồn nhân lực.

Ngày 21/6/2010, theo quyết định 178/QĐ-HĐQTCSVN chuyển đổi Công ty Cao su Phú Riềng thành Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng. Hiện nay Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GERUCO).

Qua 35 năm xây dựng và phát triển, có thể tóm lược lại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã trải qua những giai đoạn lịch sử như sau:

Từ 1978 - 1985: Là giai đoạn hình thành và phát triển của Cty Cao su Phú Riềng; bắt đầu thực hiện công trình hợp tác Việt - Xô lần thứ I.

Từ 1986 - 1995: Công ty Cao su Phú Riềng bước vào giai đoạn đổi mới phát triển tiếp tục thực hiện công trình hợp tác Việt - Xô lần thứ II.

Từ 1996 - 2001: Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu thực hiện mục tiêu “Công nhân giàu - Công ty mạnh”.

Từ 2002 - 2008: Thời kỳ ổn định và phát triển bền vững, tập trung thực hiện thành công 03 chương trình củng cố: Vườn cây - Tài chính - Nguồn nhân lực và mục tiêu 4 Phát triển: về quy mô, chất lượng Vườn cây; đa dạng hóa Sản phẩm, đa Ngành nghề kinh doanh; nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực; bảo toàn và phát triển Nguồn vốn.  Từ ngày 01/7/2010 Công ty Cao su Phú Riềng chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su Phú Riềng. Tiếp tục thực hiện mục tiêu “4 Phát triển”; tập trung xây dựng Công ty “Phát triển ổn định và bền vững”.

1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Công ty hiện có 12 Nông trường trồng và khai thác Cao su; 2 Nông lâm trường khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng và mở rộng diện tích Cao su; 2 Nhà máy Chế biến Cao su, 1 Trung tâm y tế 100 giường bệnh, 1 Trại chăn nuôi với quy mô lớn. Với tổng số cán bộ công nhân viên là 7.000 người.

17

1.3.3. Tình hình sản xuất và phát triển kinh doanh

Hiện tại, Công ty đang quản lý trên 38.000 ha đất, trong đó trên 19.000 ha cao su, 19.000 ha rừng, trên địa bàn 3 huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Đồng Phú của tỉnh Bình Phước và huyện Tuy Đức của tỉnh Đăk Nông.

Sản phẩm: Gồm các loại sản phẩm cao su thiên nhiên: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, Latex 60% DRC, RSS3. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, được khách hàng chấp nhận và được cung cấp đến 32 quốc gia.

 Sản lượng bình quân hàng năm đạt 30.000 tấn cao su khô/năm.

 Năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha.

Sau 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã trở thành một doanh nghiệp lớn, nằm trong tốp 100 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 3 trong Tập Đoàn CNCS Việt Nam và xếp thứ nhất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.4. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU LONG HÀ

- Tên chính thức: Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà

- Vị trí: Lô Cao su 68, Nông trường 6, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

 Phía Đông giáp đường số 18 và vưởn cây Cao su của Nông trường 6.

 Phía Tây giáp vườn điều của nhà dân.

 Phái Nam giáp vườn Cao su của Nông trường 6 và vườn điều của nhà dân.

 Phía Bắc giáp vườn Cao su của Nông trường 6.

- Diện tích mặt bằng: 6,8 ha, trong đó khu vực sản xuất và khuôn viên chiếm 4,8ha, 2 ha còn lại là khu xử lý nước thải.

1.4.1. Lịch sử hình thành và phát tri ển

Nhà máy CBCSLong Hà, tiền thân của là Nhà máy CBCS Phước Bình (thành lập ngày 1/3/1983).

Năm 2009, vì điều kiện Nhà máy ở khu vực dân cư và yếu tố sản xuất Nhà máy CBCS Phước Bình chuyển về xã Long Hà và lấy tên là Nhà máy CBCS Long Hà. Tháng 4/2009, Nhà máy đưa vào hoạt động với công suất thiết kế 10.000 tấn mủ cao

18

su thành phẩm trên 1 năm thay thế cho Nhà máy CBCS Phước Bình với dây chuyền của Malaysia công suất 7.000 tấn mủ cao su thành phẩm trên 1 năm (năm 1994).

Nhà máy được xây dựng với dây chuyền, móc móc sản xuất khá hiện đại, tiết kiệm công sức lao động, tiết kiệm được nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe của con người và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

1.4.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự và sơ đồ bố trí xây dựng

Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 138 người, trong đó cán bộ văn phòng 7 người, cán bộ công nhân tham gia trực tiếp sản xuất 131 người để thực hiện nhiệm vụ giao nhận mủ nguyên liệu tại các Nông trường vận chuyển về Nhà máy quản lý, chế biến thành mủ cao su thành phẩm các loại SVR, giao cho khách hàng theo hợp đồng của Công ty.

Cơ cấu tổ chức của Nhà máy thể hiện ở Hình 1.5. Sơ đồ bố trí xây dựng tại Nhà máy xem Phụ lục A2.

19

1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy

- Với diện tích khoảng 7.000 ha vùng nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy, sản lượng hơn 12000 tấn/năm, thời gian cao điểm Nhà máy chế biến trên 30 tấn mủ nước/ngày, 12 tấn mủ tạp/ngày.

- Công suất sản xuất của Nhà máy Chế biến Cao su Long Hà trung bình trong năm 2012:

+ Mủ tạp: 3000 Tấn/năm + Mủ nước: 9000 Tấn/năm.

- Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công tác sản xuất chế biến. Sản phẩm làm ra của Nhà máy được thực hiện theo các hợp đồng bán hàng do Công ty trực tiếp ký kết, mua bán với khách hàng rất thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong công tác sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

- Tính đến nay, sản phẩm của Nhà máy luôn được đánh giá cao và được thị trường chấp nhận với bằng chứng là: Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong nước, đến thời điểm này sản phẩm cao su sơ chế của Nhà máy đã được Công ty ký kết, đưa đi xuất khẩu tới hơn 43 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.

1.4.4. Chủng loại sản phẩm:

- Để đáp ứng theo các yêu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, vấn đề về chất lượng, mẫu mã, chủng loại… luôn được Nhà máy và Công ty thường xuyên chú trọng cải tiến và nâng cao.

- Các dạng sản phẩm chế biến ra của Nhà máy từ nguyên liệu.

 Mủ nước gồm: SVRCV 50, SVRCV 60, SVR L, SVR 3L, SVR 5.

 Mủ tạp: SVR 10, SVR 20.

- Với trọng lượng/1 bành mủ cũng rất đa dạng: 20Kg, 33,3Kg, 35Kg. Bành mủ thành phẩmđược ép thành dạng hình khối chữ nhật, có kích thước danh nghĩa: 670 mm x 330 mm, chiều cao: < 175 mm (đối với bành mủ 33,3kg) hoặc có chiều cao khác khi khối lượng bành mủ thay đổi.

1.4.5. Thời gian hoạt động

Đặc thù của Ngành Chế biến Cao su là hoạt động gián đoạn, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Do đó, Nhà máy chỉ hoạt động bắt đầu từ cuối tháng 4 năm trước

20

đến tháng 1 năm sau (10 tháng) tạm ngừng chế biến các sản phẩm cao su vào mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến cuối tháng 4 hàng năm, khi mà cây cao su bắt đầu thay lá không thể thu hoạch được. Đồng thời, cũng là thời gian Nhà máy tiến hành bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị chuẩn bị cho mùa mủ kế tiếp.

1.5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1.5.1. Quy trình chế biến và sơ đồ công nghệ

Quy trình chế biến mủ cốm xem Hình 1.6.

21

Thuyết minh quy trình chế biến

Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu - đánh đông

Mủ nước: đánh đông

- Mủ được chuyển từ vườn cây về Nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được đưa qua rây lọc 60 mesh (60 lỗ/inch) nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn như lá cây, vỏ cây, côn trùng có cánh… vào mương tiếp nhận rồi dẫn xuống bể tổng hợp (gồm 4 bể có tổng thể tích 30.000 lít mủ nước tương đương với 10 tấn mủ khô).

- Kiểm tra DRC (DRC: Dry Rubber Content – hàm lượng mủ khô) trên bể tổng hợp nếu:

 DRC < 20% đưa vào sản xuất mủ SVR5.

 DRC từ 20% - 24% cho xử lý hóa chất.

 DRC > 24% cho pha loãng.

- Tại đây mủ được khuấy trộn, thời gian từ 15 - 25 phút /1 bể. Sau khi làm đồng nhất người ta để lắng khoảng 0,5 - 1 giờ để gạn chất rắn, cát. Mủ ở các bể tổng hợp được xả lần lượt xuống các mương đánh đông với khối lượng thích hợp và đồng đều cho công đoạn cán kéo. Khi mặt mủ đã đông dùng thùng tưới hoặc vòi đong lượng dung dịch Na2S2O50,5% tưới đều khắp trên bề mặt mương mủ với lượng dùng là 0,05 kg/mương, sau 60 phút tiếp tục tưới với lượng dùng là 0,05 kg/mương.

- Sau 6 - 10 giờ, mủ trong mương đông lại và nước được cho vào mương để nâng khối mủ nổi lên trên mặt mương.

Mủ tạp: Cán ủ

- Khi về Nhà máy, mủ tạp được phân loạivà để riêng để tiện cho việc phối trộn nguyên liệu.

- Mủ được cắt nhỏ, loại bỏ tạp chất nhìn thấy, thứ tự cán từng chủng loại một, phía trên máy có vòi nước dùng để rữa và loại bỏ bớt tạp chất trong mủ. Chuyển mủ đến nơi quy định phơi ủ cho từng chủng loại, khoảng 7 -> 10 ngày đảo lại cho đồng đều nguyên liệu đảm bảo các chỉ tiêu của sản phẩm.

22

Công đoạn 2: Gia công cơ học

Mủ nước

- Trước tiên, mủ được cho vào máy cán kéo di động để loại bớt nước và giảm chiều dày của khối mủ xuống còn dưới 50 mm.

- Tờ mủ qua hồ cán kéo chứa đầy nước, lên băng tải lần lượt qua máy cán Crep 1, 2,3 cho đến khi tờ mủ phải mỏng, mịn và đồng đều là được. Nếu không đạt thì cho cán lại qua máy cán Crep 3 đến khi đạt thì mới cho băm cốm.

- Qua máy băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10mm, rồi đưa vào hồ rửa nước. Sau đó cốm được chuyển lên sàn rung tách nước, rồi xếp vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

- Xếp mủ cốm vào hộc thùng sấy theo số thứ tự thùng được đánh số từ đầu ca sản xuất đến cuối ca sản xuất.

Mủ tạp

- Mủ sau khi cắt nhỏ được đưa vào hồ quậy mủ 1, 2, 3 đảm bảo để rửa sạch mủ,

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 27 - 95)