Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 37 - 38)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

1.5.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất tại Nhà máy là mủ cao su thiên nhiên tồn tại ở dạng mủ nước (được trích từ cây) và mủ tạp (mủ thứ cấp) từ 6 Nông trường: Nông trường 1, Nông trường 2, Nông trường 3, Nông trường 4, Nông trường 5, Nông trường 6.

 Lượng mủ nước đầu vào trung bình: 60.000 – 90.000 lít/ngày.

 Lượng mủ tạp đầu vào trung bình: 15 tấn – 18 tấn mủ tạp/ngày.

a. Đối với mủ nước:

Khi mủ nước về Nhà máy được KCS tiếp nhận đầy đủ số lượng và chất lượng mủ nguyên liệu từ các nguồn nhập về Nhà máy, phân loại chất lượng nguyên liệu dựa trên các chỉ tiêu: Tạp chất nhìn thấy, trạng thái mủ, hàm lượng, nồng độ pH.

Từ căn cứ phân loại nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các cấp hạng mủ SVR CV50, SVR CV60, SVRL, SVR 3L.

Thành phần của mủ nước xem Bảng 1.1

Bảng 1.1: Thành phần của mủ nước

STT Thành phần Tỷ lệ % 1 Cao su ([C5H8]n) 37 ÷ 54 2 Nước 52 ÷ 60 3 Protid 2 ÷ 2,7 4 Glycerin 1,6 ÷ 3,6 5 Glucid 1,5 ÷ 4,2 6 Lipid 0,2 ÷ 0,7 7 Thành phần khác (PMg, K, P,Ca,Cu,Fe,Mn…) 2O5, K2O, 3 ÷ 4

24

- Độ pH của mủ: 5 ÷ 6,5. Thành phần các chất trên thay đổi tùy theo giống, tình trạng chăm sóc, sinh trưởng của cây, thời tiết lúc cạo mủ… Mặt khác, các thành phần cũng là cơ sở cho môi trường, cho các vi sinh vật hoạt động.

b. Đối với mủ tạp:

Khi mủ tạp về Nhà máy được KCS tiếp nhận đầy đủ số lượng và chất lượng mủ nguyên liệu từ các nguồn nhập về Nhà máy, phân loại chất lượng nguyên liệu dựa trên các chỉ tiêu: Tạp chất nhìn thấy, trạng thái mủ, hàm lượng, loại mủ, màu sắc.

Từ căn cứ phân loại, nguồn gốc nguyên liệu chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các cấp hạng mủ SVR 10, SVR 20.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 37 - 38)