Quy trình chế biến và sơ đồ công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 34 - 37)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

1.5.1. Quy trình chế biến và sơ đồ công nghệ

Quy trình chế biến mủ cốm xem Hình 1.6.

21

Thuyết minh quy trình chế biến

Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu - đánh đông

Mủ nước: đánh đông

- Mủ được chuyển từ vườn cây về Nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được đưa qua rây lọc 60 mesh (60 lỗ/inch) nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn như lá cây, vỏ cây, côn trùng có cánh… vào mương tiếp nhận rồi dẫn xuống bể tổng hợp (gồm 4 bể có tổng thể tích 30.000 lít mủ nước tương đương với 10 tấn mủ khô).

- Kiểm tra DRC (DRC: Dry Rubber Content – hàm lượng mủ khô) trên bể tổng hợp nếu:

 DRC < 20% đưa vào sản xuất mủ SVR5.

 DRC từ 20% - 24% cho xử lý hóa chất.

 DRC > 24% cho pha loãng.

- Tại đây mủ được khuấy trộn, thời gian từ 15 - 25 phút /1 bể. Sau khi làm đồng nhất người ta để lắng khoảng 0,5 - 1 giờ để gạn chất rắn, cát. Mủ ở các bể tổng hợp được xả lần lượt xuống các mương đánh đông với khối lượng thích hợp và đồng đều cho công đoạn cán kéo. Khi mặt mủ đã đông dùng thùng tưới hoặc vòi đong lượng dung dịch Na2S2O50,5% tưới đều khắp trên bề mặt mương mủ với lượng dùng là 0,05 kg/mương, sau 60 phút tiếp tục tưới với lượng dùng là 0,05 kg/mương.

- Sau 6 - 10 giờ, mủ trong mương đông lại và nước được cho vào mương để nâng khối mủ nổi lên trên mặt mương.

Mủ tạp: Cán ủ

- Khi về Nhà máy, mủ tạp được phân loạivà để riêng để tiện cho việc phối trộn nguyên liệu.

- Mủ được cắt nhỏ, loại bỏ tạp chất nhìn thấy, thứ tự cán từng chủng loại một, phía trên máy có vòi nước dùng để rữa và loại bỏ bớt tạp chất trong mủ. Chuyển mủ đến nơi quy định phơi ủ cho từng chủng loại, khoảng 7 -> 10 ngày đảo lại cho đồng đều nguyên liệu đảm bảo các chỉ tiêu của sản phẩm.

22

Công đoạn 2: Gia công cơ học

Mủ nước

- Trước tiên, mủ được cho vào máy cán kéo di động để loại bớt nước và giảm chiều dày của khối mủ xuống còn dưới 50 mm.

- Tờ mủ qua hồ cán kéo chứa đầy nước, lên băng tải lần lượt qua máy cán Crep 1, 2,3 cho đến khi tờ mủ phải mỏng, mịn và đồng đều là được. Nếu không đạt thì cho cán lại qua máy cán Crep 3 đến khi đạt thì mới cho băm cốm.

- Qua máy băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10mm, rồi đưa vào hồ rửa nước. Sau đó cốm được chuyển lên sàn rung tách nước, rồi xếp vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

- Xếp mủ cốm vào hộc thùng sấy theo số thứ tự thùng được đánh số từ đầu ca sản xuất đến cuối ca sản xuất.

Mủ tạp

- Mủ sau khi cắt nhỏ được đưa vào hồ quậy mủ 1, 2, 3 đảm bảo để rửa sạch mủ, loại bỏ tạp chất.

- Sau đó, mủ được chuyển qua máy băm thô, máy cán Crep rồi tới máy băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10mm rồi đưa vào hồ rửa nước. Sau đó cốm được chuyển lên sàn rung tách nước, rồi xếp vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

Công đoạn 3: Gia công cơ nhiệt

- Sau khi ráo nước, thùng chứa mủ cốm được cho vào lò sấy để sấy khô lượng nước còn lại trong mủ cốm.

- Thời gian sấy 1 thùng mủ:

 Đối với lò cho dây chuyền mủ nước từ 208 - 221 phút. Khoảng 9 phút ra 1 thùng với nhiệt độ ở đầu Đ1 từ 105 – 1100C, đầu Đ2 từ 110 - 1150C.

 Đối với lò cho dây chuyền mủ tạp từ 300 - 320 phút. Khoảng 15 phút ra 1 thùng với nhiệt độ ở đầu Đ1 từ 100 - 1050C, đầu Đ2 từ 105 - 1100C.

- Thùng mủ đã sấy xong ra lò ở đầu Đ2 qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng 15 phút, rồi dùng móc móc từng hộc mủ ra để chuyển đến bàn phân loại.

23

- Mủ được kiểm tra, nếu mủ chín đồng đều cho qua nơi để mủ đạt để cân ép bành, nếu mủ bị sống thì để ở nơi mủ chờ theo cách thích hợp.

Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm

- Mủ được đưa lên bàn cân và cho vào máy ép kiện để ép thành từng bánh thường có trọng lượng 33 kg hoặc 35 kg (tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng), sau đó qua hệ thống đóng bao bì và lưu kho.

Quy trình chế biến chi tiết xem Phụ lục A3.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 34 - 37)