CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 58 - 95)

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

3.4. CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Chất thải rắn của Nhà máy bao gồm các loại chất thải rắn sản xuất thông thường, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại.

3.4.1. Chất thải rắn sản xuất thông thường

3.4.1.1. Hiện trạng

- Loại rác này chủ yếu là vụn mủ cao su, nhãn hàng hóa, bao bì hỏng, vật tư phụ tùng hư hỏng, gỗ và vụn gỗ trong quá trình chế biến và đóng gói thành phẩm, và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải. Các loại chất thải này nói chung không có tính độc hại nhưng cần có biện pháp thu gom hằng ngày và xử lý hợp vệ sinh. - Thực tế, lượng chất thải rắn sản xuất thải ra:

+ Khu vực chế biến: 8 kg/ngày. + Khu vực đóng gói: 12 kg/ngày

+ Tổng: 20 kg/ngày × 30 ngày = 600 kg/tháng

3.4.1.2. Biện pháp quản lý CTR sản xuất thông thường tại Nhà máy

- Nhà máy thực hiện thu gom và phân loại chất thải sản xuất ngay tại nguồn. Trong đó, vụn mủ cao su được tái sản xuất, các thiết bị máy móc được tái sử dụng hoặc bán phế liệu, các chất thải còn lại thu gom vào thùng chứa đặt vào kho chứa chất thải sẽ được công ty môi trường chở đi xử lý.

3.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt

3.4.2.1. Hiện trạng

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của cán bộ công nhân viên chức ở văn phòng, nhà nghỉ công nhân, căn tìn. Thành phần chính chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: vỏ trái cây, thức ăn dư thừa…hoặc vật dụng văn phòng như kim gim, bút hư hỏng, kẹp giấy… túi ni lon, vỏ hộp sữa, nước giải khát, giấy photocopy, hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy…

- Thực tế, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra 15 kg/ngày  Nhận xét:

- Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy không mang tính độc hại và khối lượng không lớn nhưng nếu không có biện pháp xử lý thích hợp mà để lâu ngày sẽ tăng khối lượng chất thải, mất vệ sinh do rác sẽ bị phân hủy yếm khí gây ra mùi hôi thối

45

ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc của các cán bộ công nhân viên làm việc tại Nhà máy.

3.4.2.2. Biện pháp quản lý CTR sinh hoạt tại Nhà máy

- Nhà máy thực hiện thu gom và phân loại chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn. Các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ trái cây…đem chôn lấp làm phân bón cho cây cao su. Các chất thải vô cơ như vỏ hộp sữa, nước giải khát, giấy gói kẹo, giấy photocopy, hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy đem bán cho điểm thu mua ve chai.

3.4.3. Chất thải nguy hại

3.4.3.1. Hiện trạng

- Loại rác này chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang; bao bì đựng hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất; dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp; giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại phát thải từ quá trình bảo dưỡng cơ khí máy móc, thay nhớt các loại xe ô tô, phương tiện vận chuyển… xem Bảng 3.7.

Lượng chất thải này khoảng 20 kg/tháng.

- Cao su thu hồi và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải cũng xếp vào chất thải nguy hại

 Thu hồi các hạt cao su thất thoát vào nước thải nhằm giảm tác động không tốt đến các công trình xử lý và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Nhà máy.

 Lượng cao su thu hồi: 0.7 tấn/100 tấn sản phẩm × 1200 tấn sản phẩm/tháng = 8.4 tấn/tháng = 84 tấn/năm.

 Chất rắn lơ lửng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bùn lắng. Bùn sinh ra từ bể lắng 1, bể lắng 2 sẽ được thu gom về bể chứa bùn bằng bơm chân không. Sau đó được ép khô bằng máy ép bùn.

Bảng 3.7: Thống kê danh mục chất thải nguy hại tại Nhà máy Tên chất thải Lượng chất

thải Mã CTNH

Tính chất nguy hại

Bóng đèn huỳnh quang thải 0.5 kg/tháng 16 01 06 ĐS

Các loại dầu động cơ, hộp số

và bôi trơn tổng hợp thải 6 kg/tháng 17 02 03 Đ, ĐS, C Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị

46

Dầu thải 2 kg/tháng 15 01 07 Đ, ĐS, C

Pin, ắc quy thải 10 kg/tháng 16 01 12 Đ, ĐS

Tổng 20 kg/tháng

(Nguồn: Sổ đăng kí nguồn thải chất thải nguy hại, 2009)

Ghi chú: Đ: Có độc tính; ĐS: Có độc tính sinh thái; C: Dễ cháy.

3.4.3.2. Biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại Nhà máy

Chất thải nguy hại được thu gom và phân loại vào thùng chứa riêng biệt đặt vào kho chứa chất thải sẽ được công ty môi trường chở đi xử lý.

3.4.4. Đánh giá chung

Nhà máy đã có kho chứa chất thải, thùng đựng chất thải và thực hiện thu gom và phân loại rác thải ngay tại nguồn đã có thể tái sử dụng một số vật dụng, đem bán có tiền và giảm được lượng chất thải cần xử lý và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, rác thải vẫn còn rơi vãi trong và ngoài khu vực sản xuất gây mất mỹ quan. Thời gian Công ty môi trường tới chở chất thải đi xử lý thường 1 tuần/lần, do đó, nên tăng cường thêm số lần thu gom.

3.5. AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 3.5.1. An toàn lao động 3.5.1. An toàn lao động

3.5.1.1. Hiện trạng

Hoạt động của Nhà máy thuộc loại hình cơ điện vì vậy vấn đề an toàn lao động được Nhà máy quan tâm đặc biệt. Có thể xác định nguồn gốc nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động như sau:

- Tai nạn do phương tiện vận chuyển nguyên-nhiên liệu ra vào Nhà máy. - Tai nạn do điện giật, vận hành máy móc thiết bị không đúng theo quy trình. - Tai nạn do làm đổ hóa chất, rót hóa chất không cẩn thận.

- Áp lực công việc cao gây mệt mỏi cho công nhân.

3.5.1.2. Biện pháp quản lý an toàn lao động đã áp dụng tại Nhà máy

Về nguồn nhân lực: Hiện tại, Nhà máy đã có 3 cán bộ quản lý môi trường. Tuy nhiên, Nhà máy không thành lập phòng môi trường riêng biệt mà lồng ghép với phòng kế toán tài chính, khu xử lý nước thải, KCS, cán bộ môi trường không chỉ chuyên trách về lĩnh vực môi trường. Toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch và

47

triển khai các công tác quản lý môi trường sẽ được thông qua Phó Giám đốc Nhà máy, sau đó được đưa ra cho Ban Quản lý Nhà máy phê duyệt.

Nhà máy đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe công nhân tại khu vực như:

- Có chương trình kiểm tra sức khỏe và giám định về sức khỏe định kỳ cho công nhân 6 tháng/1 lần để giám định tình trạng sức khỏe.

- Trang bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang chống bụi, găng tay, giầy, bít tai chống ồn…tạo các điều kiện tốt cho người lao động.

- Các cửa, các nhà xưởng, nhà kho…được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, tăng cường và duy trì chế độ vệ sinh khu vực sản xuất.

- Đặt nội quy an toàn lao động tại các xưởng làm việc và các bảng hướng dẫn cách sử dụng máy móc giúp công nhân sử dụng an toàn hơn và tăng tuổi thọ của máy.

3.5.2. Phòng chống cháy nổ và sự cố môi trường

3.5.2.1. Hiện trạng

Có thể xác định nguồn gốc nguyên nhân xảy ra cháy nổ, sự cố môi trường sau: - Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do bất cẩn trong vận chuyển, trục trặc kỹ thuật trong

quá trình nạp nhiên liệu hoặc do chập điện.

- Do vứt bừa bãi tàn thuốc lá trong khu vực chứa nguyên liệu, hóa chất, dung môi, dầu nhớt.

- Rò rỉ nhiên liệu tại các thùng chứa nhiên liệu (dầu DO): trong quá trình bảo quản và sự cố thất thoát trong quá trình nạp nhiên liệu có thể gây ra sự cố tràn dầu, ô nhiễm đất.

- Sự cố về các thiết bị điện: Dây trần, dây điện, động cơ, quạt, máy lạnh…bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.

3.5.2.2. Biện pháp quản lý PCCN và sự cố môi trường đã áp dụng tại Nhà máy

Vấn đề phòng cháy chữa cháy của Nhà máy đặc biệt quan tâm do tính nghiêm trọng của nó đối với ngành nghề sản xuất của Nhà máy. Vì vậy, Nhà máy đã thực hiện các biện pháp sau:

48

- Xây dựng các công trình phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết như thiết bị báo cháy tự động, bể chứa nước, máy bơm, bình chữa cháy các loại, các biển báo.

- Trong khu vực có thể gây cháy công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát lửa do ma sát…

- Lắp đặt hệ thống chống sét tại điểm cao nhất của Công ty.

- Đồng thời, Nhà máy đã lập đội chữa cháy gồm 40 người, phân 8 công nhân làm việc tại khu xử lý nước thải, trong đó có 1 người có chuyên môn kỹ thuật môi trường, 1 người có chuyên môn về hóa.

3.5.3. Đánh giá chung

Tuy đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm góp phần bảo đảm an toàn lao động cho và phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn tình trạng công nhân chưa dùng các đồ dùng bảo hộ lao động. Chương trình quản lý môi trường đang áp dụng tại nhà máy được xây dựng khá bài bản song nhà máy chỉ thực hiện được khoảng 60% mục tiêu đề ra.

49

Chương 4

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU

4.1.1. Nhiệt độ

4.1.1.1. Các vấn đề còn tồn đọng

- Chỉ tiêu về nhiệt độ không đo đạc thường xuyên. Nhiệt độ trong khu vực chế biến tuy không vượt chuẩn song vẫn ở mức cao nhất là vào mùa khô làm tăng khả năng tiết mồ hơi ở cơ thể. Công nhân dễ mệt mỏi, khát nước, chóng mặt ảnh hưởng tới khả năng làm việc.

4.1.1.2. Đề xuất biện pháp kiểm soát nhiệt độ

- Thường xuyên đo đạc chỉ tiêu nhiệt độ tại Nhà máy đặc biệt là các khu vực cán tờ, lò sấy, kho chứa.

- Mở cửa sổ và bố trí sắp xếp các vật dụng theo hướng thuận lợi cho việc đón gió tự nhiên từ bên ngoài vào khu vực sản xuất.

- Các thiết bị máy móc phát sinh nhiệt độ cao cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

- Phủ sơn chống nóng INSULKOTE (theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ) lên mái tôn nhằm giảm lượng nhiệt hấp thụ do bức xạ nhiệt, tăng độ bền của mái tôn chỉ bằng ½ giá thành thay tôn mới, tiết kiệm hao phí điện năng làm mát phòng, nhà xưởng.

4.1.2. Độ ẩm

4.1.2.1. Các vấn đề còn tồn đọng

- Chỉ tiêu về độ ẩm không đo đạc thường xuyên.

- Máy móc, thiết bị ở khu vực cán băm, sấy có đấu hiệu rỉ sét, máy nhanh nóng khi hoạt động.

- Công nhân không sử dụng giầy, áo quần bảo hộ lao động khi làm việc tại khu vực có độ ẩm cao như khu vực đánh đông, cán, băm và sấy mủ.

50

4.1.2.2. Đề xuất biện pháp kiểm soát độ ẩm

Nhà máy cần có các biện pháp kiểm soát độ ẩm sau:

- Cần thường xuyên đo đạc chỉ tiêu độ ẩm tại Nhà máy nhất là khu vực đánh đông, cán, băm và sấy mủ.

- Thường xuyên vệ sinh khu vực sản xuất, làm khô thông thoáng nhà xưởng. - Kiểm tra thường xuyên, quét sơn chống rỉ tại các vị trí có đấu hiệu và bôi trơn

các chi tiết máy nhằm tăng tuổi thọ cho máy móc.

4.2. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 4.2.1. Bụi

4.2.1.1. Các vấn đề còn tồn đọng

- Hoạt động giao thông đi lại của công nhân và phương tiện vận chuyển nguyên nhiên vật liệu vẫn gây ra một lượng bụi đáng kể mặc dù Nhà máy đã có biện pháp hạn chế.

- Trong công đoạn bốc dỡ thành phẩm phát sinh rất nhiều bụi, một số công nhân vẫn không sử dụng khẩu trang và nón bảo hộ lao động.

- Trên trần nhà xưởng, bụi và mạng nhện bám nhiều gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

4.2.1.2. Đề xuất biện pháp khống chế bụi tại Nhà máy

- Thường xuyên tưới nước cho đường nội bộ, sân bãi để hạn chế bụi ở những khu vực xe thường xuyên qua lại, nhất là vào mùa khô.

- Bố trí xe vận chuyển nguyên nhiên vật liệu vào giờ tan ca, tức là vào khoảng 11h30 đến 13h30 và sau 17h30, để hạn chế bụi và khí thải phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

- Nhắc nhở công nhân sử dụng khẩu trang và nón bảo hộ lao động khi làm việc và định kỳ vệ sinh toàn bộ nhà xưởng 02 tháng/l lần.

- Chăm sóc tốt mảng xanh tại Nhà máy.

4.2.2. Khí thải

4.2.2.1. Các vấn đề còn tồn đọng

51

- Hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu ra vào Nhà máy diễn ra nhiều lần trong ngày cùng với hoạt động chế biến là liên tục nên lượng khí thải ra môi trường thường xuyên và có thể tăng nồng độ ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Nhà máy chưa có hệ thống xử lý khí thải.

4.2.2.2. Đề xuất biện pháp khống chế khí thải tại Nhà máy

- Nhắc nhở công nhân sử dụng khẩu trang khi làm việc.

- Cần xây dựng ngay hệ thống xử lý khí thải để giảm thiểu nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí và phù hợp với điều kiện tài chính của Nhà máy. - Hệ thống xử lý được thể hiện ở Hình 5.1

Hình 5.1: Hệ thống xử lý khí thải bằng thiết bị rửa khí Venturi

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Khí thải từ lò sấy được các quạt hút thu gom, theo hệ thống đi vào thiết bị rửa khí tốc độ cao Venturi. Bên trong thiết bị Venturi, dòng khí bụi chuyển động với vận tốc cao (70-150m/s) đập vỡ nước thành các giọt cực nhỏ. Độ xoáy rối cao của dòng khí cộng thêm vận tốc tương đối giữa bụi và giọt lỏng lớn thúc đẩy quá trình lắng bụi trên các giọt lỏng.

- Thông số: Áp suất không quá 500 N/m2; Lượng nước: 0,5 – 8l/m3

- Khí thải sau khi đi qua hệ thiết bị rửa khí Venturi, lượng bụi bẩn được giữ lại lên đến 99.5%. Khí thải tiếp tục đi lên tháp hấp phụ, cấu tạo tháp hấp phụ bao gồm các lớp vật liệu đệm, chất hấp phụ (than hoạt tính) được bố trí một cách hợp lý, đảm bảo hấp phụ hoàn toàn các thành phần ô nhiễm còn lại. Khí thải sau khi đi

52

qua tháp hấp phụ đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường (QCVN 19:2009/ BTNMT).

4.2.3. Mùi hôi

4.2.3.1. Các vấn đề còn tồn đọng

- Mùi hôi khó chịu ảnh hưỏng tới sức khỏe và khả năng làm việc của công nhân.

4.2.3.2. Biện pháp khống chế mùi hôi tại Nhà máy

- Sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi cao su HN-FAR (Fresh Air for Rubber Industry). HN-FAR hoạt hóa mạnh ở nhiệt độ cao khử toàn bộ mùi hôi khí thoát ra trong các công đoạn chế biến và sản xuất cao su bằng cách pha loãng với nước hoặc phun trực tiếp lên bề mặt do Công ty Cổ phần Hoa Nước sản xuất (sổ đăng ký 04/LH-CPSHMT, ngày 31/5/2012).

 Lượng sử dụng cho mủ nước: 1lít/1tấn mủ + lượng nước cấp cần thiết: 20lít/1lít HN-FAR.

 Lượng sử dụng cho mủ tạp: 1lít/1tấn mủ + lượng nước cấp 15lít/1lít HN-FAR.

 Hiệu quả sử dụng: khử > 95% mùi khí thải khi sấy mủ và không tái phát mùi hôi trở lại; giảm > 95% mùi hôi phế phẩm cao su; không chứa hóa chất, độc

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp_kiểm soát ô nhiễm nhà máy chế biến cao su (Trang 58 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)