Tình hình cung cấp dịch vụ bán lẻ tại các nhà thuốc hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại hệ thống nhà thuốc ECO trên địa bàn Tp.HCM (Trang 31 - 32)

6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

1.4.2 Tình hình cung cấp dịch vụ bán lẻ tại các nhà thuốc hiện nay

Theo khảo sát của tác giả, tham khảo tài liệu nghiên cứu từ ECO và báo Người lao động, có thể thấy được tình hình cung cấp dịch vụ bán lẻ tại nhà thuốc trên địa bàn Tp.HCM thể hiện ở một số điểm như sau:

Về tư vấn sức khỏe và an toàn khi dùng thuốc: trừ các nhà thuốc đạt chuẩn GPP và một số nhà thuốc quan tâm đến khách hàng, có tâm huyết với nghề. Còn lại, hầu hết các nhà thuốc không hoặc ít tư vấn cho khách hàng về sức khỏe, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng và an toàn, chỉ hỏi thăm qua loa rồi bán thuốc, thậm chí không có dược sĩ đứng tại nhà thuốc để tư vấn, đặc biệt là không quản lý thông tin khách hàng và lưu toa đặc trị.

Về thái độ của nhân viên bán thuốc: hầu hết các nhân viên bán thuốc

không được đào tạo kỹ năng chăm sóc và phục vụ khách hàng, không tươi cười hay cám ơn khi khách hàng mua thuốc. Nhân viên chỉ biết bán thuốc mà không hỏi thăm kỹ về tình hình bệnh của khách hàng như thế nào để bán thuốc cho hiệu quả và an toàn.

Về giá cả: hầu hết giá cùng một loại thuốc ở mỗi nhà thuốc khác nhau từ

ít đến nhiều do nguồn cung cấp khác nhau, thậm chí nhiều nhà thuốc tự định giá cao hơn quy định của Luật Dược. Chính điều này đã dẫn đến sự chênh lệch giá cả giữa các nhà thuốc với nhau, trừ một số nhà thuốc lớn có nguồn cung cấp ưu đãi về giá. Bán thuốc cho khách hàng không có hóa đơn, chứng từ.

Về sự đa dạng của các sản phẩm: tính đến thời điểm hiện nay, chỉ có một số nhà thuốc lớn đông khách hàng và hệ thống nhà thuốc của các doanh nghiệp mới đáp ứng được tính đa dạng về số lượng và chủng loại thuốc kê toa, thuốc không kê toa, dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đông dược, một số loại thuốc đặc trị cho các bệnh nhân cần điều trị theo toa của bác sĩ. Còn lại, hầu hết các nhà thuốc nhỏ lẻ chỉ có các sản phẩm thuốc thông thường, khách hàng hay mua với số lượng và chủng loại khiêm tốn.

Về đảm bảo chất lượng: theo Bộ Y Tế thì chỉ những nhà thuốc đạt chuẩn GPP thì mới đủ điều kiện bảo quản thuốc theo đúng tiêu chuẩn: không gian thoáng mát, sạch sẽ, dụng cụ và bao bì được tiệt trùng, môi trường đảm bảo đúng chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm… Theo thống kê của Sở Y Tế Tp.HCM tính đến hết tháng 12/2010 toàn thành phố có khoảng 1.500/4.159 nhà thuốc đạt chuẩn GPP, điều này có nghĩa chỉ có 1.500 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng thuốc, số nhà thuốc còn lại đều không đạt tiêu chuẩn về bảo quản thuốc.

Cơ sở vật chất: hầu hết các nhà thuốc chưa đạt GPP hiện nay đều không

có quy trình vận hành và quản lý hiện đại, không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, không gian quá chật hẹp và ẩm thấp, cơ sở bán thuốc xuống cấp…

Từ các nhận xét trên, chúng ta thấy tình hình cung cấp dịch vụ bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc không được quan tâm đúng mức, chỉ có những nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc những nhà thuốc lớn quan tâm đến khách hàng mới đầu tư, nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ mà thôi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại hệ thống nhà thuốc ECO trên địa bàn Tp.HCM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)