Nâng cao ý thức tự chủ tài chính trong lãnh đạo và cán bộ công

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 89)

6. Bố cục của luận văn

4.2.3.Nâng cao ý thức tự chủ tài chính trong lãnh đạo và cán bộ công

nhân viên.

Nâng cao hơn nữa nhận thức tự chủ theo tinh thần của Nghị định 43 và thông tư 71 trong Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên về tự chủ tài chính. Thực tế cho thấy, thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với trường đã đạt được những kết quả khả quan. Những mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 43/2006/NĐ-CP về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công tác quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, vẫn còn có một số bộ phận, cá nhân còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự công bằng trong phân phối thu nhập. Lý do này đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc thực hiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, giáo viên và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần tham mưu cho Ban giám hiệu quán triệt thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy, Lãnh đạo nhà trường phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ cho cán bộ công nhân viên thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho họ nhận

chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao nguồn thu, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho tăng thu nhập, tăng phúc lợi cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 89)