Về tự chủ trong các khoản chi

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 72 - 98)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2.Về tự chủ trong các khoản chi

Những năm trước đây, khi chưa thực hiện tự chủ về tài chính, các trường gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động do NSNN cấp hạn hẹp, chỉ đủ để đảm bảo hoạt động tối thiểu. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu đặc biệt là các phòng thực hành dành cho học sinh sinh viên và trang thiết bị phục vụ giảng dậy của giáo viên nhưng không có kinh phí để đầu tư, đời sống của cán bộ công nhân viên, giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn nên nhiều người cũng chưa yên tâm công tác lâu dài tại trường.

tỉnh Thái nguyên đã phát huy hết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi hành chính, điều hành khai thác nguồn thu để đảm bảo tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên đồng thời giành một phần kinh phí đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dậy. Cụ thể:

a) Thực hiện tiết kiệm đối với nhóm chi cho con người và chi hành chính:

- Trong những năm vừa qua do Nhà nước thực hiện thay đổi thang bảng lương, điều chỉnh tăng lương tối thiểu, bổ sung một số phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn nên mức chi cho nhóm chi cho con người (bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi, các khoản bảo hiểm và thanh toán cho cá nhân...) đều tăng lên tương ứng. Tuy nhiên các khoản chi thuộc nội dung chi của các nhóm chi này đã đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng và chế độ quy định. Thực tế những lần tăng lương tối thiểu, NSNN không bổ sung thêm kinh phí nhưng nhờ tiết kiệm các khoản chi hành chính khác, các trường vẫn đảm bảo thanh toán chi trả đầy đủ theo đúng chế độ cho cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường.

- Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ trượt giá hàng năm, giá điện, nước, xăng dầu... đều tăng, nhưng để quản lý có hiệu quả nhóm chi hành chính (bao gồm: các khoản thanh toán dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn và sửa chữa thường xuyên) nhìn chung các trường đều đã triển khai thực hiện giao khoán hầu hết các khoản chi tiêu có thể giao khoán được cho các phòng, khoa, trung tâm như: giao khoán cước phí điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, một phần công tác phí... Mức giao khoán đó được các trường xây dựng tỷ mỷ, tính toán trên cơ sở kế hoạch sử dụng của các bộ phận đơn vị công tác có xem xét đến tình

cường các biện pháp quản lý cước phí điện thoại như: giảm số máy, quản lý các số máy được phép liên lạc đường dài, các cuộc liên lạc đường dài.

Nhìn chung, từ khi thực hiện chủ trương khoán chi phí điện thoại, điện, xăng dầu, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động hành chính của các phòng, khoa, trung tâm, chi phí cho các hoạt động này đã được giảm đáng kể. Các cuộc hội nghị đã được nhà trường bố trí hợp lý về nội dung, số lượng đại biểu và thời gian tổ chức hội nghị, tiết kiệm chi phí tới mức tối đa.

b) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy:

- Đầu tư có mục tiêu cho mua sắm tài sản phục vụ hoạt động chuyên môn: Theo cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, và tinh thần của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các trường cao đẳng thuộc tỉnh thực hiện việc mua sắm tài sản, trang thiết bị trên cơ sở các quy định của Nhà nước phù hợp với yêu cầu và hoạt động đặc thù của trường là giảng dậy, đảm bảo điều kiện làm việc, đạt hiệu quả cao, cụ thể:

+ Tăng cường mua mới, trang bị thiết bị dạy học hiện đại tại các phòng học và các phòng thực hành phục vụ cho công tác giảng dậy cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất và tạo điều kiện cho học sinh sinh viên tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Trong những năm qua, các trường đã liên tục mua mới máy chiếu giảng trang bị cho các khoa, tổ môn, nối mạng internet không dạy để giáo viên có thể giảng bài bằng các phương pháp dạy học tích cực. Và để có thể tiến hành được việc giảng dậy theo phương pháp đó, nhà trường đã trang bị cho tất cả các phòng học phông chiếu, loa, micro…, tại các phòng thực hành, nhà trường cũng đã nối mạng internet, trang bị máy tính phục vụ cho việc thực hành của học sinh, sinh viên được tiếp cận với công nghệ hiện đại, giúp học sinh sinh viên được học đi đôi với hành, tiếp thu kiến thực một các hiệu quả nhất.

+ Tại các phòng làm việc, văn phòng khoa, trong những năm gần đây, nhà trường trang bị ngày càng nhiều máy vi tính đáp ứng yêu cầu làm việc với một

tiến hành một cách linh hoạt, máy chiếu giảng được trang bị tới cấp tổ môn để phục vụ công tác giảng dậy của giáo viên ngày càng hiệu quả hơn (khác với trước đây, đầu mối quản lý cho các thiết bị này là Phòng Đào tạo với số lượng máy hạn chế và có sự quản lý chặt chẽ từ Phòng Đào tạo cho việc sử dụng thiết bị).

+ Ngoài việc trang bị thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dậy, các trường cũng đầu tư trang thiết bị cho khối phòng ban phục vụ cho công việc văn phòng như trang bị hệ thống điều hoà, máy in, máy phô tô hiện đại tại các phòng làm việc và thư viện, mua mới máy phát điện để đảm bảo duy trì có điện 24/24 phục vụ cho công việc của nhà trường.

+ Xây dựng thư viện nhà trường theo hướng hiện đại, trang bị thêm nhiều đầu sách mới tại thư viện, đầu tư cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, bài tập mới phục vụ cho việc giảng dậy của giáo viên và việc học tập của học sinh sinh sinh viên. Tập trung việc in ấn, phô tô tài liệu, giáo trình, bài giảng, bài tập, đề thi… tại thư viện để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát văn phòng phẩm.

+ Bên cạnh việc đầu tư mua mới trang thiết bị phục vụ công tác giảng dậy nói riêng và các hoạt động của nhà trường nói riêng, các trường đã xây dựng quy chế quản lý tài sản công một cách chặt chẽ để đảm bảo việc sử dụng thiết bị phải đi đối với việc giữ gìn tài sản bằng công tác kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng định kỳ đối với các trang thiết bị để các trang thiết bị được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và nâng cao tuổi thọ của tài sản. Việc đấu thầu mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai theo quy định hiện hành của Nhà nước đã góp phần đảm bảo tiết kiệm chi phí so với dự toán.

c) Dành một phần kinh phí đáng kể để đầu tư và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡngcán bộ công nhân viên, giáo viên

Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, yêu cầu đặt ra cho các trường là phải từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối với giáo viên. Hàng năm nhà trường luôn dành một khoản kinh phí khá lớn

cao học và nghiên cứu sinh. Ngoài ra, các trường cũng mở thêm nhiều lớp nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học đại học, các lớp tiếng anh, tin học nhằm nâng cao cả về chuyên môn và phương pháp dậy học của giáo viên.

Với các đối tượng cán bộ công nhân viên đi học cao học và nghiên cứu sinh, nhà trường có sự hỗ trợ một phần về tài chính nhằm động viên họ đi học chứ không hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học tập. Đối với các lớp do nhà trường mở để nâng cao về chuyên môn và phương pháp dậy học, nhà trường có sự tính toán hợp lý, giao cho Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức tổ chức lớp một cách khoa học, hợp lý về quy mô và địa điểm kết hợp với sự lựa chọn đối tác phù hợp đã tiết kiệm được cả về thời gian cũng như kinh phí rất lớn.

d) Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, giáo viên

Một trong những mục tiêu của việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các trường cao đẳng thuộc tỉnh là thực hiện tiết kiệm chi tiêu hành chính để có nguồn tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên và gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất của cán bộ công nhân viên. Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, trong những năm qua, nhìn chung các trường có thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên năm 2010 tăng so với năm 2009 từ 4,8% đến 7,8%; năm 2011 so với năm 2010 là 2,8% (trường CĐ KTTC), 10,8% (trường CĐ Sư phạm).

Để đạt được mục tiêu trên, các trường đã thực hiện triển khai việc quán triệt mục tiêu và giải pháp thực hiện đối với việc quản lý lao động và quản lý chi tiêu hành chính, quản lý tài sản theo chủ trương khoán biên chế và kinh phí hoạt động đến các tập thể và từng cá nhân để thực hiện. Việc quản lý chặt chẽ chi phí điện thoại, điện, xăng dầu, công tác phí hội nghị được thực hiện trên cơ sở giao khoán theo từng nội dung và triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế chi tiêu nội bộ một cách công khai dân chủ trong quản lý lao động, quản lý kinh phí. Cùng với các biện pháp khai thác nguồn thu một cách hợp pháp, nguồn kinh phí hình thành từ

định của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Nguồn kinh phí từ tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng để bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ đời sống của cán bộ công nhân viên trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữ việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn trên cơ sở bình xét thi đua, xếp loại chất lượng A, B, C với quyền lợi được hưởng (bổ sung từ nguồn kinh phí tăng thu tiết kiệm chi). Qua quá trình triển khai thực hiện đã thúc đẩy phong trào thi đua trong nhà trường, động viên cán bộ công nhõn viên khắc phục khó khăn, hăng say làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu tiết kiệm để ưu tiên đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như xõy dựng mới phòng học và phòng làm việc.

Để thực hiện mục tiêu trên, các trường đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi tiêu và khai thác nguồn thu hợp pháp từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường. Nhìn chung các trường đã xây dựng tiêu chuẩn bình xét thi đua cho hàng tháng, học kỳ và năm học. Ngoài ra, nhà trường cũng có sự động viên đối với cán bộ công nhân viên vào những dịp hè và lễ tết tạo sự phấn khởi cho người lao động. Thực tế cho thấy việc sử dụng nguồn khen thưởng, phúc lợi đã thúc đẩy và nhõn rộng các phong trào thi đua tại các khoa, các phòng ban, động viên cán bộ công nhân viên vượt mọi khó khăn, hăng say làm việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu tiết kiệm để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dậy đạt hiệu quả tốt nhất.

e) Kết quả thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhìn chung các trường đã có quy định rất rõ ràng về thực hiện công khai, dân chủ trong thực hiện công tác quản lý tài chính và biên chế, nhà trường đã quy định rừ cỏc nội dung phải công khai, hình thức và thời gian công khai, cụ thể là quy định về:

- Công khai quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

- Công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản. -Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực đào tạo, đào tạo lại. Hình thức công khai là qua hội nghị tổng kết hàng năm.

3.3.3. Về biên chế

Nhìn chung, biên chế lao động tại các trường được sắp xếp một cách hợp lý. Tại khối phòng ban, số lượng lao động được tính toán chặt chẽ, giao việc phù hợp với trình độ chuyên môn, tránh dôi dư, đối với một số công việc có tính chất thời vụ nhà trường không tuyển nhân viên mà thuê hợp đồng đảm bảo tính tiết kiệm. Tại khối giáo viên, nhà trường liên tục tuyển mới giáo viên để đáp ứng cho nhiệm vụ đào tạo của nhà trường tăng nhanh qua các năm, kết hợp với công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên nên tỷ số giữa số học sinh sinh viên trên giáo viên không tăng qua các năm đảm bảo sự tiết kiệm về biên chế giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, trong những năm qua, nhiệm vụ đào tạo của hai trường ngày một tăng cả về quy mô lẫn loại hình đào tạo, số lượng học sinh sinh viên tăng nhanh nhưng số biên chế được bổ sung tăng không đáng kể. Nhà trường đã tăng cường công tác kiểm soát chi để đảm bảo sử dụng NSNN đúng mục đích và đạt được hiệu quả lớn nhất, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dậy của nhà trường được cải thiện theo hướng hiện đại hoá qua các năm, các phòng học được trang bị máy chiếu giảng, thư viện được đầu tư thêm nhiều đầu sách mới, hệ thống máy in, mấy phụ tụ được trang bị cho tất cả các khoa, tổ môn để đảm bảo hiệu quả làm việc tốt nhất cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt trong công tác tổ chức thi và làm báo cáo học phần. Thu nhập của cán bộ công nhân viên, giáo viên từng bước được cải thiện.

3.4.1. Hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác tài chính tại trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái nguyên còn có những hạn chế sau:

a) Hạn chế trong việc lập dự toán hàng năm

Công tác dự toán chi hàng năm chưa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ , chưa căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể do dự toán chi hàng năm dựa trên cơ sở định mức phân bổ chi NSNN và số lượng biên chế được giao cho trường: Định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa làm rõ được trách nhiệm giữa kinh phí được giao và mức độ hoàn thành công việc, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân. Dự toán được lập chưa sát với thực tế gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính.

b) Quyền tự chủ chưa được thực hiện triệt để

Nhà nước trao quyền tự chủ nhưng vẫn khống chế về khoản thu, mức chi. Với các khoản thu, nhất là với học phí, nhà nước quy định khung thu học phí đối với học sinh trung cấp và cao đẳng còn thấp làm cho nguồn thu chủ yếu của các trường cao đẳng giảm đáng kể so với tốc độ trượt giá trong những năm qua.

Với các khoản chi, quy chế chi tiêu nội bộ của các trường vẫn phải căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành; mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức quy định (trừ một số kinh phí quản lý nghiệp vụ chuyên môn). Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng vượt chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ bị cơ quan quản lý cấp trên (Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước) xuất toán và yêu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 72 - 98)