Thực trạng về quản lý tài chính tại một số trườngcao đẳng thuộc

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 66)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Thực trạng về quản lý tài chính tại một số trườngcao đẳng thuộc

chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị mình. Tuy nhiên nguồn thu của các trường còn chưa đa dạng, chủ yếu là nguồn thu từ học phí, lệ phí; nguồn thu dịch vụ còn thấp, nguồn thu khác không có.

Về quản lý chi hoạt động của Trường CĐ Kinh tế tài chính và Trường CĐ Sư phạm thì chi chủ yếu cho hoạt động thường xuyên, chi hoạt động không thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp, chênh lệch thu chi không đáng kể.

3.2.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Thực trạng về xây dựng phương án tự chủ

Trường CĐ kinh tế tài chính và trường CĐ sư phạm là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động do đó phương án tự chủ được nhà trường xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn dành cho đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau mỗi năm học, các trường đều tổ chức hội nghị tổng kết năm học. Hội nghị đưa ra kết quả thực hiện công tác tổ chức lao động và đời sống; công tác tài chính; công tác đào tạo trong năm, có đánh giá kết quả thực hiện đồng thời đưa ra phương hướng nhiệm vụ cho năm sau. Đây chính là phương hướng tự chủ đối với các trường.

*) Về tổ chức bộ máy: trong năm các trường nói chung luôn đặt ra chỉ tiêu chung như sau:

- Xem xét bổ sung, điều chỉnh về tổ chức và chức năng nhiệm vụ của một số phòng, khoa, tổ môn; trên cơ sở bố trí lao động hợp lý, bổ sung đủ lao động phù hợp thực tế nhà trường trong hiện tại và hướng phát triển cho thời gian sau.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế điều hành các hoạt động của nhà trường theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức lao động tiền lương, thu nhập và động viên khen thưởng, bổ sung, cải tiến chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp tình hình thực tế nhà trường, thường xuyên quan tâm đến chất lượng công tác bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ cho các phòng, khoa, tổ môn. Tiếp tục thực hiện chủ trương khoán thu nhập một số lĩnh vực dịch vụ khác, nghiên cứu cơ chế động viên cán bộ công nhân viên.

*) Về lao động:

Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu thực tế công việc, định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền quy định và khả năng tài chính, người đứng đầu đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Chỉ tiêu về số lao động trƣờng CĐ Kinh tế tài chính

Đơn vị: người

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Số lao động biên chế 152 168 188

2 Số lao động hợp đồng dài hạn 22 34 42

3 Số lao động hợp đồng vụ việc 24 22 18

4 Số lao động tăng trong năm 22 26 24

a Thay thế số giảm 2 2 2

b Đáp ứng yêu cầu mới 20 24 22

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm, báo cáo kết quả thực hiện nghị định 43/2006/NĐ)

Bảng 3.7: Chỉ tiêu về số lao động trƣờng CĐ Sƣ phạm

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Số lao động biên chế 130 140 140

2 Số lao động hợp đồng dài hạn 01 01 01

3 Số lao động hợp đồng vụ việc 20 20 21

4 Số lao động tăng trong năm

a Thay thế số giảm

b Đáp ứng yêu cầu mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm, báo cáo kết quả thực hiện nghị định 43/2006/NĐ)

Nhìn chung là các trường tăng về số lượng lao động và chủ yếu là tăng lao động biên chế để đáp ứng yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng công tác. Tuy nhiên, theo nghị định 43 thì lại khuyến khích tăng thu, giảm chi, tinh giản biên chế để tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy, các trường phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm để chi trả thu nhập cho người lao động theo nghị định 43.

*)Về tài chính: Mỗi trường đã xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm của từng trường. Các nhà trường dự kiến thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động ngoài tiền lương từ NSNN, phần thu nhập có tính chất nội bộ tăng từ 14% đến 20% cho các năm từ 2009 đến 2011.

Bên cạnh đó, để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên thì ngoài phần kinh phí NSNN chi thường xuyên phải tập trung tạo nguồn để chi tiền lương tăng thêm, thưởng thi đua, quà, lễ tết… chủ yếu từ nguồn cân đối bằng cách đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, dịch vụ, tăng quy mô nhiệm vụ…

3.2.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Để phù hợp với sự thay đổi của những quy định của Nhà nước, phù hợp với sự phát triển nói chung của xã hội, nhà trường thường xuyên có những thay đổi hợp lý hoặc bổ xung thêm trong quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng thu nhập cho người lao động để người lao động thấy thoải mái, yên tâm công tác lâu dài tại trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng trường; căn cứ nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, căn cứ thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43.

Mục đích của quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công là: -Tạo quyền chủ động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chi tiêu tài chính trong nhà trường.

-Tạo quyền chủ động cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính trong trường. Thực hiện công khai, công bằng, dân chủ; nhằm tăng thu, tiết kiệm chi; sử dụng tài chính đúng mục đích, có hiệu quả trong quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện tốt chương trình hành động tiết kiệm chống lãng phí

-Làm căn cứ để các cơ quan kiểm soát chi: kiểm soát chi của kho bạc nhà nước, các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, các cơ quan thanh, tra kiểm toán.

Phạm vi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: là toàn bộ các hoạt động của nhà trường, bao gồm: Hoạt động đào tạo cao đẳng, trung cấp, liên thông, hoạt động liên kết đào tạo các hệ, các hoạt động đào tạo lại cán bộ công chức trong và ngoài ngành công nghiệp, hoạt động tuyển sinh, các dịch vụ khác.

3.2.2.3. Thực trạng về thu kinh phí từ các hoạt động

Thu kinh phí từ các hoạt động: bao gồm nguồn thu từ hoạt động đào tạo cao đẳng, trung cấp chính quy, hoạt động đào tạo liên kết, bồi dưỡng cán bộ công chức theo chuyên đề, thu lệ phí tuyển sinh và thu từ các dịch vụ khác. Chi tiết các khoản thu được nhà trường thực hiện như sau:

*) Nguồn thu thứ nhất của nhà trường là từ NSNN cấp theo dự toán phân bổ hàng năm: bao gồm NSNN cấp cho chi thường xuyên và chi không thường xuyên, số liệu thu thập được qua các năm được phản ánh ở bảng 3.8, 3.9 sau:

Bảng 3.8: Tổng hợp nguồn thu từ NSNN của trƣờng CĐ Kinh tế tài chính

Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lƣợng Số lƣợng % tăng Số lƣợng % tăng

1 NSNN cấp cho chi thường xuyên 7.352 8.993 22,3 7.856 -12,6

2 NSNN cấp cho chi đầu tư xây

dựng cơ bản 7.713 1427 -81,5 1.245 -12,8

3 NSNN cấp cho chi không

thường xuyên 54 0 0,0 146 100

Tổng 15.119 10.420 -31,1 9.247 -7,8

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2009, 2010, 2011)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.9: Tổng hợp nguồn thu từ NSNN của trƣờng CĐ Sƣ phạm

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lƣợng Số lƣợng % tăng Số lƣợng % tăng 1 NSNN cấp cho chi thường xuyên 10.775 12.260 13,78 10.720 -12,6

2 NSNN cấp cho chi đầu

tư xây dựng cơ bản 0 0 0,0

3 NSNN cấp cho chi

không thường xuyên 4.449 1.000 -77,52 1.200 20

Tổng 15.224 13.260 -12,90 11.920 -10

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2009, 2010, 2011)

Nguồn NSNN cấp cho trường qua các năm nhìn chung là ổn định, mặc dù quy mô đào tạo của nhà trường và nhu cầu trang bị đầu tư cho XDCB, mua mới và sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất tăng nhanh nhưng tốc độ tăng của chi từ NSNN không tăng đáp ứng với tốc độ tăng từ phía nhu cầu của nhà trường. Nguồn NSNN cấp chủ yếu để chi cho hoạt động thường xuyên như lương, chi cho nghiệp vụ chuyên môn và chi trả cá nhân. Nguồn chi cho hoạt động không thường xuyên ít và giảm đi nhiều so với năm 2009.

Nguồn NSNN cấp từ nguồn ngân sách địa phương, cấp bằng dự toán có giao quyền tự chủ và không giao quyền tự chủ. Trong đó kinh phí tự chủ là chủ yếu. Trường CĐ Kinh tế tài chính, kinh phí tự chủ năm 2009 chiếm 48,6% tổng nguồn NSNN cấp, năm 2010 là 86,3%. Trường CĐ Sư phạm, kinh phí tự chủ năm 2009 chiếm 70% tổng nguồn NSNN cấp, năm 2010 là 91.9%. Qua các số liệu trên cho thấy các trường đã thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình về thu chi nguồn NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*) Nguồn thứ hai là thu phí từ ngƣời học: Nguồn này để bổ sung thêm nguồn kinh phí thường xuyên (thu theo từng học kỳ và vào đầu mỗi học kỳ):

Ngoài học phí, nhà trường còn thu thêm một số khoản kinh phí khác nhằm bổ sung cơ sở vật chất, các điều kiện khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như: tiền nội trú ký túc xá, tiền vệ sinh giảng đường, kinh phí nhập học tuyển sinh đầu khoá (kinh phí an ninh trật tự, kinh phí khám sức khoẻ…). Các khoản kinh phí này nhằm phục vụ việc giải quyết một số thủ tục cho học sinh sinh viên một cách nhanh chóng, đồng đều, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên và phục vụ công tác quản lý trong nhà trường. Diễn biến nguồn thu này qua các năm được thực hiện tại bảng 3.10 và bảng 3.11:

Bảng 3.10: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Trƣờng CĐ Kinh tế tài chính

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số thu Số thu %

tăng Số thu % tăng

1 Thu học phí hệ cân đối

ngân sách 1.191 1.422 19,4 1254 -11,8

2 Thu học phí hệ ngoài cân

đối ngân sách 8.406 9.902 17,8 10258 3,6

3 Thu học phí liên thông 893 1.499 67,9 1552 3,5

4 Thu lệ phí tuyển tuyển sinh 316 325,00 2,8 360 10,8

5 Các khoản thu khác 703 674 -4,1 632 -6,2

6 Thu thanh lý tài sản 57 100,0 34 -40,4

7 Thu KTX 601 100,0 627 4,3

8 Thu dịch vụ 992 1.035 4,3 1125 8,7

Tổng 12.501 15.515 24,1 15.842 2,1

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản, báo cáo thu học phí, lệ phí, thu khác năm 2009, 2010, 2011)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.11: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Trƣờng CĐ Sƣ phạm

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số thu Số thu % tăng Số thu % tăng

1 Thu học phí, lệ phí 12.455 8.864 -28,8 9.956 12,3

2 Thu lệ phí tuyển tuyển sinh

3 Thu KTX 140 194,00 38,6 268 38,1

4 Các khoản thu khác

Tổng 12.595 9.058 -28,1 10.224 12,9

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản, thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)

Thu học phí được các trường thu từ đối tượng là học sinh cao đẳng, trung cấp chính quy, lệ phí tuyển sinh thu từ đối tượng là học sinh phổ thông đăng ký thi tuyển sinh vào hai hệ trung cấp và cao đẳng của trường, mức thu lệ phí tuyển sinh được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT- BTC-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Các nguồn thu khác chủ yếu là từ thu lệ phí nội trú tại ký túc xá nhà trường. Trường CĐ Kinh tế tài chính có thêm các khoản thu khác ngoài học phí như tiền vệ sinh môi trường, tiền nước uống, tài liệu, phí thi lại. Ngoài ra trường còn có nguồn thu từ hoạt động đào tạo liên kết trong đó có liên kết đào tạo từ chỉ tiêu của trường khác và liên kết đào tạo từ chỉ tiêu của trường với các đơn vị bên ngoài trường. Căn cứ vào nhu cầu của người học và khả năng liên kết của nhà trường và các đơn vị ngoài trường, nhà trường ký hợp đồng đào tạo với các đơn vị có năng lực đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo theo kế hoạch. Mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu kinh phí căn cứ vào mức thu theo quy định của chính phủ cho từng năm học. Ngoài hoạt động đào tạo để tạo nguồn thu, Trường CĐ Kinh tế tài chính còn triển khai một số hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo cũng tạo nguồn thu cho nhà trường, đó là các dịch vụ đi kèm, như: dịch vụ trông xe đạp, xe máy cho học sinh sinh viên và dịch vụ nhà ăn cho học sinh sinh viên cũng như cán bộ công nhân viên nhà trường. Với hai loại dịch vụ này, tuỳ vào từng thời điểm nhà trường có hai hình thức thu: căn cứ vào lượng xe gửi hàng năm và số lượt người ăn tại nhà ăn tập thể nhà trường có thể thu khoán gọn theo kiểu cho đấu thầu hoặc thu theo đầu vào và trả lương theo ngạch bậc cho các nhân viên phục vụ theo mức lương quy định, hàng tháng, các bộ phận nộp tiền về nhà trường từ 10% đến 30% doanh thu nhằm bổ sung kinh phí trang trải cho hoạt động mua sắm dụng cụ phục vụ và bảo trì sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất tại các bộ phận này. Bên cạnh đó trường CĐ Kinh tế tài chính còn khoản thu quản lý các lớp đại học góp phần tăng đáng kể nguồn thu của trường.

Trường CĐ Sư phạm thì nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chưa đa dạng, chỉ có thu từ học phí, lệ phí, thu tiền nội trú ký túc xá, điện, nước ký túc xá. Do vậy mà tổng nguồn thu rất thấp.

Qua hai bảng 3.10 và 3.11 có thể thấy rằng thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường tăng qua các năm, tăng chủ yếu là từ thu học phí của học sinh sinh viên, mà thu từ học phí tăng là do mức học phí tăng, số lượng học sinh sinh viên tăng nhanh, quy mô đào tạo của nhà trường được mở rộng. Nhờ có quy mô đào tạo tăng, nên nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của nhà trường như thu ký túc xá, thu dịch vụ cũng tăng theo. Tuy nhiên qua nhiều năm các

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 66)