6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ nghiên cứu việc huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học ở một số quốc gia có nền giáo dục đại học phát triển, có thể nêu lên một số khuyến nghị về huy động nguồn lực tài chính trong giáo dục ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đi đôi với đổi mới phương thức cấp phát ngân sách.
Phát triển GD& ĐT, trong đó, có giáo dục cao đẳng để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong ba đột phá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trong thời gian tới, Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giáo dục cao đẳng Tuy nhiên, Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cho một số trường cao đẳng mũi nhọn thay vì đầu tư dàn trải như hiện nay; có biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu tư và chất lượng đào tạo.
Thứ hai, các trường cao đẳng cần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao uy tín và vị thế của các trường cao đẳng. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều học sinh, sinh viên theo học và do đó các cơ sở đào tạo sẽ có điều kiện tăng nguồn thu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xây dựng các trường thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mạnh là một yêu cầu bức thiết. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho các trường. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại từ các cá nhân, các doanh nghiệp là rất lớn, vì vậy, các trường có thể tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tăng nguồn thu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Thứ ba, tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Hợp tác giữa trường cao đẳng và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đào tạo cán bộ... vẫn là xu thế phổ biến trên thế giới. Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiên cứu là sở hữu của cả hai bên, doanh nghiệp và nhà trường cùng chia sẻ lợi nhuận. Trong quá trình hợp tác này, doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Còn nhà trường có nguồn thu từ việc hợp tác với doanh nghiệp.
Do vậy, các trường cao đẳng cần chủ động thành lập cơ quan điều hành hoạt động hợp tác này trong nhà trường. Có như vậy mới quy tụ được các nhà khoa học giỏi chuyên môn, hình thành đội ngũ nghiên cứu, từ đó hiệu quả hợp tác giữa trường và doanh nghiệp được nâng cao, mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Thứ tƣ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục.
Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đưa ra ý tưởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trường cao đẳng chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khi các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chưa thu hút được nhiều và thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để thu hút được nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, các trường cần thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động được ngày càng nhiều các nguồn đóng góp. Muốn làm được điều đó các trường cần phải nâng cao chất lượng và uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ cho sự nghiệp phát triển của các trường.