Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 98)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu

- Chỉ tiêu đánh giá lập dự toán thu chi, thực hiện chấp hành dự toán thu chi, quyết toán thu chi.

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%):

- Giá trị và cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thường xuyên (%) - Giá trị và cơ cấu chi cho sự nghiệp, chi cho các chương trình dự án, chi cho các chương trình mục tiêu Quốc gia.

- Các chỉ tiêu về tài sản, số lượng học sinh, số cán bộ CNV, giáo viên. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu chi tài chính: Chêch lệch thu chi. - Các chỉ tiêu chất lượng đào tạo: Tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG CAO ĐẲNG

THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541km2 và dân số hơn 1,1 triệu người với 8 dân tộc anh em.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và vùng. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho Đại học Thái Nguyên theo hướng đa ngành gắn với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ của vùng.

3.2. Phân tích tình hình thực tế về quản lý tài chính tại một số trƣờng cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng chung

Hiện nay, mô hình quản lý tài chính của trường cao đẳng thuộc UBND Tỉnh Thái nguyên được thực hiện theo tinh thần nghị định 43/2006/NĐ-CP được xác định là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động do có tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn thu của đơn vị. Tổng hợp nguồn thu tài chính của các trường năm 2009, 2010, 2011 như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính của các trƣờng năm 2009

Đơn vị

Năm 2009

Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Thu khác Tổng thu 2009 Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Trƣờng CĐ Kinh tế TC 15.119,0 54,7% 12.501,0 45,3% - 0,0% 27.620,0 Trƣờng CĐ Sƣ phạm 15.224,0 54,7% 12.595,0 45,3% - 0,0% 27.819,0

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2009 Báo cáo quyết toán năm 2009)

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính của các trƣờng năm 2010

Đơn vị

Năm 2010

Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Thu khác Tổng thu 2010 Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Trƣờng CĐ Kinh tế TC 10.420,0 40,2% 15.515,0 59,8% - 0,0% 25.935 Trƣờng CĐ Sƣ phạm 13.260,0 59,4% 9.058,0 40,6% - 0,0% 22.318

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2010- Báo cáo quyết toán năm 2010)

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính của các trƣờng năm 2011

Đơn vị

Năm 2011

Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Thu khác Tổng thu 2010 Trđ % trên Tổng thu Trđ % trên Tổng thu Trđ % trên Tổng thu Trƣờng CĐ Kinh tế TC 9.247,0 36,9% 15.842,0 63,1% - 0,0% 25.089 Trƣờng CĐ Sƣ phạm 11.920,0 53,8% 10.224,0 46,2% - 0,0% 22.144

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2011 Báo cáo quyết toán năm 2011)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% Trường CĐ Kinh tế TC Trường CĐ Sư phạm 2009 Nguồn NSNN 2009 Thu từ HĐ sự nghiệp 2009 Thu khác 2010 Nguồn NSNN 2010 Thu từ HĐ sự nghiệp 2010 Thu khác 2011 Nguồn NSNN 2011 Thu từ HĐ sự nghiệp 2011 Thu khác

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các nguồn thu giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2009-2011 Báo cáo quyết toán năm 2009- 2011)

Các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái nguyên nên nguồn kinh phí của trường gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (chủ yếu ngân sách của tỉnh) và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Qua sơ đồ tổng hợp nguồn thu tài chính của các trường ta thấy:

- Nguồn thu của các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên có hai nguồn thu là nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác hoàn toàn không có. Trong tổng nguồn thu thì nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trong cao hơn so với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, biến động trên dưới 50%.

- Tổng nguồn thu cả các trường năm 2010 giảm so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010 chủ yếu là do nguồn ngân sách đã bị cắt giảm.

Tính chỉ tiêu tốc độ tăng giảm nguồn thu năm 2010 so với năm 2009 và năm 2011 so với năm 2010 ta được bảng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Y2010 - Y2009s

Tỷ lệ tăng (giảm) = x 100% Y2009

Bảng 3.4. Bảng tốc độ tăng (giảm) nguồn thu của các trƣờng năm 2010 so với năm2009

Đơn vị

Tổng nguồn thu Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Trường CĐ Kinh tế Tài chính -1685 -6,1% - 4.699,0 -31,1% 3.014,0 24,1% Trường CĐ Sư phạm -5501 -19,8% - 1.964,0 -12,9% - 3.537,0 -28,1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2010)

Bảng 3.5. Bảng tốc độ tăng (giảm) nguồn thu của các trƣờng năm 2011 so với năm 2010

Đơn vị

Tổng nguồn thu Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Trƣờng CĐ Kinh tế TC - 846 -3,3% - 1.173,0 -11,3% 327,0 2,1% Trƣờng CĐ Sƣ phạm - 174 -0,8% - 1.340,0 -10,1% 1.166,0 11,4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 -2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số tổng nguồn thu của năm 2010, 2011 của các trường đều giảm. Năm 2010, trường CĐ Kinh tế tài chính tổng nguồn thu giảm 6,1% so với năm 2009, do nguồn NSNN cấp giảm nhiều so với năm 2009, cụ thể giảm 31,1% nhưng do nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp năm 2010 lại tăng nhiều so với năm 2009, cụ thể tăng 24,1% nên tổng nguồn thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

so với năm 2009 giảm không đáng kể. Năm 2011, tổng nguồn thu giảm 3,3% do nguồn NSNN giảm 11,3% và nguồn thu sự nghiệp tăng 2,1%.

Trường CĐ Sư phạm là trường đào tạo giáo viên THCS, tiểu học, mầm non theo kế hoạch đào tạo của tỉnh giao và theo nhu cầu xã hội nên nguồn thu chủ yếu là NSNN cấp. Tổng nguồn thu năm 2010 giảm 19,8% so với năm 2009, do nguồn NSNN giảm 12,9%, và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giảm 28,1%. Tuy vậy nguồn thu từ hoạt hoạt động sự nghiệp vẫn là một nguồn thu lớn của trường, chiếm tỷ trọng cao trên 40% trong tổng nguồn thu. Tổng nguồn thu năm 2011 so với năm 2010 cũng giảm chủ yếu do nguồn NSNN giảm.

Qua phân tích trên ta thấy: Hai trường có nguồn thu từ NSNN của các năm giảm dần và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp lại tăng cho thấy trường đã dần tự chủ trong tài chính.

Trong nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp thì nguồn thu phí, lệ phí bổ sung cho nguồn kinh phí chiếm đến 95%. Điều đó cho thấy các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái nguyên đã thực hiện quản lý tài chính theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị mình. Tuy nhiên nguồn thu của các trường còn chưa đa dạng, chủ yếu là nguồn thu từ học phí, lệ phí; nguồn thu dịch vụ còn thấp, nguồn thu khác không có.

Về quản lý chi hoạt động của Trường CĐ Kinh tế tài chính và Trường CĐ Sư phạm thì chi chủ yếu cho hoạt động thường xuyên, chi hoạt động không thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp, chênh lệch thu chi không đáng kể.

3.2.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Thực trạng về xây dựng phương án tự chủ

Trường CĐ kinh tế tài chính và trường CĐ sư phạm là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động do đó phương án tự chủ được nhà trường xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn dành cho đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau mỗi năm học, các trường đều tổ chức hội nghị tổng kết năm học. Hội nghị đưa ra kết quả thực hiện công tác tổ chức lao động và đời sống; công tác tài chính; công tác đào tạo trong năm, có đánh giá kết quả thực hiện đồng thời đưa ra phương hướng nhiệm vụ cho năm sau. Đây chính là phương hướng tự chủ đối với các trường.

*) Về tổ chức bộ máy: trong năm các trường nói chung luôn đặt ra chỉ tiêu chung như sau:

- Xem xét bổ sung, điều chỉnh về tổ chức và chức năng nhiệm vụ của một số phòng, khoa, tổ môn; trên cơ sở bố trí lao động hợp lý, bổ sung đủ lao động phù hợp thực tế nhà trường trong hiện tại và hướng phát triển cho thời gian sau.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế điều hành các hoạt động của nhà trường theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức lao động tiền lương, thu nhập và động viên khen thưởng, bổ sung, cải tiến chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp tình hình thực tế nhà trường, thường xuyên quan tâm đến chất lượng công tác bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ cho các phòng, khoa, tổ môn. Tiếp tục thực hiện chủ trương khoán thu nhập một số lĩnh vực dịch vụ khác, nghiên cứu cơ chế động viên cán bộ công nhân viên.

*) Về lao động:

Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu thực tế công việc, định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền quy định và khả năng tài chính, người đứng đầu đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Chỉ tiêu về số lao động trƣờng CĐ Kinh tế tài chính

Đơn vị: người

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Số lao động biên chế 152 168 188

2 Số lao động hợp đồng dài hạn 22 34 42

3 Số lao động hợp đồng vụ việc 24 22 18

4 Số lao động tăng trong năm 22 26 24

a Thay thế số giảm 2 2 2

b Đáp ứng yêu cầu mới 20 24 22

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm, báo cáo kết quả thực hiện nghị định 43/2006/NĐ)

Bảng 3.7: Chỉ tiêu về số lao động trƣờng CĐ Sƣ phạm

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Số lao động biên chế 130 140 140

2 Số lao động hợp đồng dài hạn 01 01 01

3 Số lao động hợp đồng vụ việc 20 20 21

4 Số lao động tăng trong năm

a Thay thế số giảm

b Đáp ứng yêu cầu mới

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm, báo cáo kết quả thực hiện nghị định 43/2006/NĐ)

Nhìn chung là các trường tăng về số lượng lao động và chủ yếu là tăng lao động biên chế để đáp ứng yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng công tác. Tuy nhiên, theo nghị định 43 thì lại khuyến khích tăng thu, giảm chi, tinh giản biên chế để tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy, các trường phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm để chi trả thu nhập cho người lao động theo nghị định 43.

*)Về tài chính: Mỗi trường đã xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm của từng trường. Các nhà trường dự kiến thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động ngoài tiền lương từ NSNN, phần thu nhập có tính chất nội bộ tăng từ 14% đến 20% cho các năm từ 2009 đến 2011.

Bên cạnh đó, để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên thì ngoài phần kinh phí NSNN chi thường xuyên phải tập trung tạo nguồn để chi tiền lương tăng thêm, thưởng thi đua, quà, lễ tết… chủ yếu từ nguồn cân đối bằng cách đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, dịch vụ, tăng quy mô nhiệm vụ…

3.2.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Để phù hợp với sự thay đổi của những quy định của Nhà nước, phù hợp với sự phát triển nói chung của xã hội, nhà trường thường xuyên có những thay đổi hợp lý hoặc bổ xung thêm trong quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng thu nhập cho người lao động để người lao động thấy thoải mái, yên tâm công tác lâu dài tại trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng trường; căn cứ nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, căn cứ thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43.

Mục đích của quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công là: -Tạo quyền chủ động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chi tiêu tài chính trong nhà trường.

-Tạo quyền chủ động cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính trong trường. Thực hiện công khai, công bằng, dân chủ; nhằm tăng thu, tiết kiệm chi; sử dụng tài chính đúng mục đích, có hiệu quả trong quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện tốt chương trình hành động tiết kiệm chống lãng phí

-Làm căn cứ để các cơ quan kiểm soát chi: kiểm soát chi của kho bạc nhà nước, các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, các cơ quan thanh, tra kiểm toán.

Phạm vi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: là toàn bộ các hoạt động của nhà trường, bao gồm: Hoạt động đào tạo cao đẳng, trung cấp, liên thông, hoạt động liên kết đào tạo các hệ, các hoạt động đào tạo lại cán bộ công chức trong

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)