Bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 98)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3.Bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và vùng. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Qua bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm của Việt Nam, các trường Cao đẳng thuộc Thái Nguyên cũng cần vận dụng những cách huy động nguồn vốn để tăng nguồn thu cho trường và tự chủ vê tài chính, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của tỉnh. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả Nguồn ngân sách của tỉnh cấp cho các trường.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Ở Thái Nguyên đã áp dụng phương pháp này như: chế tạo robot con, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học của tỉnh, của bộ,...

Thứ ba, tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Thái nguyên.

Thứ tƣ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thái Nguyên có lợi thế là một tỉnh công nghiệp, có các khu công nghiệp phát triển. Do vậy, việc hợp tác đào giữa Nhà trường và doanh nghiệp có rất nhiều thuận lợi:

- Về đào tạo như: Nhà trường sẽ đào tạo nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp là nơi thực tập, thực tế, đầu ra cho học sinh sinh viên của trường. Như vậy nhà trường vừa tăng được nguồn thu, vừa giảm được chi phí đào tạo.

- Về nghiên cứu, sản xuất: đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học và sản xuất sẽ giúp cho HSSV nâng cao được trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Mặt khác chính sản phẩm nghiên cứu, sản xuất sẽ làm tăng nguồn thu cho trường.

Thứ tƣ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục.

Tóm lại, nếu các trường cao đẳng Thái Nguyên biết tận dụng hết năng lực và phát huy lợi thế của mình thì vấn đề tài chính không còn là bài toán khó giải nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về thực trạng và giải pháp tài chính của một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên. Do đó, địa điểm chọn để nghiên cứu là 2 trường cao đẳng thuộc Tỉnh Thái Nguyên gồm: Trường Cao đẳng kinh tế tài chính, trường Cao đẳng Sư phạm. Phương pháp lựa chọn này thuận lợi cho việc tập trung phân tích nguồn tài chính, nguồn NSNN cấp nhưng chỉ phân tích với quy mô nhỏ, trong phạm vi một tỉnh.

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin sơ cấp: được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện; các văn bản pháp luật khác; các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về thu chi và quản lý thu chi ngân sách nói chung, ngân sách chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Những thông tin cơ bản của tỉnh, tình hình cấp phát, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách cấp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, báo cáo quyết toán của các sở, ban ngành có liên quan và một số huyện trong tỉnh.

- Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Được thu thập, tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của Trường CĐ Kinh tế Tài chính, Trường CĐ Sư phạm thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Các số liệu thống kê tình hình hoạt động của trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm của các trường, các ý kiến trao đổi của các chuyên viên Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên, chuyên viên kế toán tại một số đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Thể hiện thông tin: Phương pháp thể hiện thông tin chủ yếu qua sơ đồ, bảng biểu, biểu thức toán học, một số báo cáo liên quan đến đề tài.

2.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi đã thu thập được các thông tin thứ cấp và sơ cấp, thì phương pháp tổng hợp lại các thông tin sẽ cho cái nhìn khái quát về vấn đề tài chính, tình hình quản lý và sử dụng về tài chính của các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái nguyên. Qua đó cũng cho thấy bức tranh khái quát về quản lý tài chính trong hoạt động giáo dục và đào tạo tại tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp tổng hợp thông tin sẽ giúp cho việc phân tích thông tin được chính xác, hiệu quả hơn.

2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý thu, chi tài chính tại các trường cao đẳng thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên qua các năm tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp đối chiếu: Để đánh giá thực trạng, khó khăn, thuận lợi từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp cân đối kế toán tài chính tại đơn vị sự nghiệp: Cân đối thu chi tài chính, cân đối nguồn và chi phi phí từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp chuyên gia: Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính.

2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu

- Chỉ tiêu đánh giá lập dự toán thu chi, thực hiện chấp hành dự toán thu chi, quyết toán thu chi.

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%):

- Giá trị và cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thường xuyên (%) - Giá trị và cơ cấu chi cho sự nghiệp, chi cho các chương trình dự án, chi cho các chương trình mục tiêu Quốc gia.

- Các chỉ tiêu về tài sản, số lượng học sinh, số cán bộ CNV, giáo viên. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu chi tài chính: Chêch lệch thu chi. - Các chỉ tiêu chất lượng đào tạo: Tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG CAO ĐẲNG

THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541km2 và dân số hơn 1,1 triệu người với 8 dân tộc anh em.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và vùng. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho Đại học Thái Nguyên theo hướng đa ngành gắn với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ của vùng.

3.2. Phân tích tình hình thực tế về quản lý tài chính tại một số trƣờng cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng chung

Hiện nay, mô hình quản lý tài chính của trường cao đẳng thuộc UBND Tỉnh Thái nguyên được thực hiện theo tinh thần nghị định 43/2006/NĐ-CP được xác định là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động do có tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn thu của đơn vị. Tổng hợp nguồn thu tài chính của các trường năm 2009, 2010, 2011 như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính của các trƣờng năm 2009

Đơn vị

Năm 2009

Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Thu khác Tổng thu 2009 Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Trƣờng CĐ Kinh tế TC 15.119,0 54,7% 12.501,0 45,3% - 0,0% 27.620,0 Trƣờng CĐ Sƣ phạm 15.224,0 54,7% 12.595,0 45,3% - 0,0% 27.819,0

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2009 Báo cáo quyết toán năm 2009)

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính của các trƣờng năm 2010

Đơn vị

Năm 2010

Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Thu khác Tổng thu 2010 Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Triệu đồng % trên Tổng thu Trƣờng CĐ Kinh tế TC 10.420,0 40,2% 15.515,0 59,8% - 0,0% 25.935 Trƣờng CĐ Sƣ phạm 13.260,0 59,4% 9.058,0 40,6% - 0,0% 22.318 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2010- Báo cáo quyết toán năm 2010)

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính của các trƣờng năm 2011

Đơn vị

Năm 2011

Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Thu khác Tổng thu 2010 Trđ % trên Tổng thu Trđ % trên Tổng thu Trđ % trên Tổng thu Trƣờng CĐ Kinh tế TC 9.247,0 36,9% 15.842,0 63,1% - 0,0% 25.089 Trƣờng CĐ Sƣ phạm 11.920,0 53,8% 10.224,0 46,2% - 0,0% 22.144

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2011 Báo cáo quyết toán năm 2011)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% Trường CĐ Kinh tế TC Trường CĐ Sư phạm 2009 Nguồn NSNN 2009 Thu từ HĐ sự nghiệp 2009 Thu khác 2010 Nguồn NSNN 2010 Thu từ HĐ sự nghiệp 2010 Thu khác 2011 Nguồn NSNN 2011 Thu từ HĐ sự nghiệp 2011 Thu khác

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các nguồn thu giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011

(Nguồn: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm 2009-2011 Báo cáo quyết toán năm 2009- 2011)

Các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái nguyên nên nguồn kinh phí của trường gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (chủ yếu ngân sách của tỉnh) và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Qua sơ đồ tổng hợp nguồn thu tài chính của các trường ta thấy:

- Nguồn thu của các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên có hai nguồn thu là nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác hoàn toàn không có. Trong tổng nguồn thu thì nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trong cao hơn so với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, biến động trên dưới 50%.

- Tổng nguồn thu cả các trường năm 2010 giảm so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010 chủ yếu là do nguồn ngân sách đã bị cắt giảm.

Tính chỉ tiêu tốc độ tăng giảm nguồn thu năm 2010 so với năm 2009 và năm 2011 so với năm 2010 ta được bảng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Y2010 - Y2009s

Tỷ lệ tăng (giảm) = x 100% Y2009

Bảng 3.4. Bảng tốc độ tăng (giảm) nguồn thu của các trƣờng năm 2010 so với năm2009

Đơn vị

Tổng nguồn thu Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Trường CĐ Kinh tế Tài chính -1685 -6,1% - 4.699,0 -31,1% 3.014,0 24,1% Trường CĐ Sư phạm -5501 -19,8% - 1.964,0 -12,9% - 3.537,0 -28,1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2010)

Bảng 3.5. Bảng tốc độ tăng (giảm) nguồn thu của các trƣờng năm 2011 so với năm 2010

Đơn vị

Tổng nguồn thu Nguồn NSNN cấp Thu từ HĐ sự nghiệp Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (trđ) Số tƣơng đối (%) Trƣờng CĐ Kinh tế TC - 846 -3,3% - 1.173,0 -11,3% 327,0 2,1% Trƣờng CĐ Sƣ phạm - 174 -0,8% - 1.340,0 -10,1% 1.166,0 11,4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 -2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số tổng nguồn thu của năm 2010, 2011 của các trường đều giảm. Năm 2010, trường CĐ Kinh tế tài chính tổng nguồn thu giảm 6,1% so với năm 2009, do nguồn NSNN cấp giảm nhiều so với năm 2009, cụ thể giảm 31,1% nhưng do nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp năm 2010 lại tăng nhiều so với năm 2009, cụ thể tăng 24,1% nên tổng nguồn thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

so với năm 2009 giảm không đáng kể. Năm 2011, tổng nguồn thu giảm 3,3% do nguồn NSNN giảm 11,3% và nguồn thu sự nghiệp tăng 2,1%.

Trường CĐ Sư phạm là trường đào tạo giáo viên THCS, tiểu học, mầm non theo kế hoạch đào tạo của tỉnh giao và theo nhu cầu xã hội nên nguồn thu chủ yếu là NSNN cấp. Tổng nguồn thu năm 2010 giảm 19,8% so với năm 2009, do nguồn NSNN giảm 12,9%, và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giảm 28,1%. Tuy vậy nguồn thu từ hoạt hoạt động sự nghiệp vẫn là một nguồn thu lớn của trường, chiếm tỷ trọng cao trên 40% trong tổng nguồn thu. Tổng nguồn thu năm 2011 so với năm 2010 cũng giảm chủ yếu do nguồn NSNN giảm.

Qua phân tích trên ta thấy: Hai trường có nguồn thu từ NSNN của các năm giảm dần và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp lại tăng cho thấy trường đã dần tự chủ trong tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp thì nguồn thu phí, lệ phí bổ sung cho nguồn kinh phí chiếm đến 95%. Điều đó cho thấy các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái nguyên đã thực hiện quản lý tài chính theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị mình. Tuy nhiên nguồn thu của các trường còn chưa đa dạng, chủ yếu là nguồn thu từ học phí, lệ phí; nguồn thu dịch vụ còn thấp, nguồn thu khác không có.

Về quản lý chi hoạt động của Trường CĐ Kinh tế tài chính và Trường CĐ Sư phạm thì chi chủ yếu cho hoạt động thường xuyên, chi hoạt động không thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp, chênh lệch thu chi không đáng kể.

3.2.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Thực trạng về xây dựng phương án tự chủ

Trường CĐ kinh tế tài chính và trường CĐ sư phạm là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động do đó phương án tự chủ được nhà trường xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn dành cho đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau mỗi năm học, các trường đều tổ chức hội nghị tổng kết năm học. Hội nghị đưa ra kết quả thực hiện công tác tổ chức lao động và đời sống; công tác tài chính; công tác đào tạo trong năm, có đánh giá kết quả thực hiện đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 98)