Giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 87)

6. Bố cục của luận văn

4.2.Giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự

chủ tài chính của Trường CĐ Kinh tế tài chính và Trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên

Xuất phát từ thực trạng của các trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện quản lý tài chính những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn

đơn vị, đảm bảo nguồn lực thực hiện thành công định hướng phát triển nhà trường, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính và tổ chức bộ máy nhà trường theo hướng tinh giản, gọn nhẹ.

So với các trường khác thì bộ máy quản lý tài chính của Trường CĐ Kinh tế tài chính và Trường CĐ Sư phạm khá là gọn nhẹ với 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 đến 3 nhân viên đều có trình độ đại học, sau đại học. Để đảm bảo công tác quản lý tài chính tại trường có hiệu quả thì cần thiết phải có Ban Kế hoạch Tài chính là ban chức năng giúp việc và tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý tài chính của trường.

Ngoài Ban Kế hoạch Tài chính có chức năng giúp việc và tham mưu cho Hiệu trưởng cần bố trí cán bộ chuyên quản theo dõi mỗi lĩnh vực trong hoạt động tài chính của trường để đảm bảo không chồng chéo khi làm việc của mỗi nhân viên, thực hiện công việc theo tính chuyên môn hoá sẽ giúp cho công việc được thuận lợi và đảm bảo đúng nhất các quy định quản lý tài chính của Nhà nước.

Các thông tư, chỉ thị, chính sách của Nhà nước cần phải được thể chế hoá để thực hiện cho phù hợp với mô hình quản lý của trường và phù hợp với thực trạng tài chính của trường cũng như để công khai rõ ràng đối với đội ngũ nhân viên. Tổ chức thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, thực hiện nghiêm túc các quy định và quy trình quản lý các nguồn kinh phí, bảo vệ tài sản vật tư tiền vốn của trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin (cụ thể là phần mềm kế toán) để đảm bảo sự gọn nhẹ cho bộ máy làm công tác kế toán và chấp hành kịp thời các quy định của Nhà nước trong quản lý tài chính như lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán…

Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đổi mới quy trình xử lý công việc, tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động; ổn định và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhà trường.

năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động, công tác quản lý để thực hiện kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên sâu, giảm tối đa các bộ phận gián tiếp trong triển khai nhiệm vụ. Đồng thời, cùng với công tác kiện toàn cơ cấu lại tổ chức bộ máy, xây dựng quy trình xử lý, giải quyết công việc của từng đơn vị và từng bộ phận cũng như công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong cùng đơn vi một cách khoa học, hợp lý, giảm các khâu trung gian không cần thiết, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc và thực hiện công khai quy trình xử lý, giải quyết công việc.

Con người là yếu tố quyết định mọi thắng lợi, thành công, hiệu quả và hiệu lực quản lý của đơn vị. Do đó, các đơn vị phải thực hiện rà soát, cơ cấu và bố trí đội ngũ cán bộ công nhân viên theo từng vị trí, chức trách phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo; Xây dựng quy chế làm việc, quy định rõ ràng và cụ thể chức trách của từng vị trí trong mỗi bộ phận phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bên cạnh đó, thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định của Nhà nước đối với những cán bộ không đảm bảo đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc điều chuyển, bố trí sắp xếp vị trí công việc phù hợp với khả năng thực hiện. Trong công tác tuyển dụng cán bộ, cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng vị trí công việc, trên cơ sở đó thực hiện tuyển dụng nhân viên thông qua hình thức thi tuyển, tránh tình trạng tuyển dụng không theo đúng yêu cầu công việc hoặc thực hiện xét tuyển sau đó mới bố trí vị trí, công việc.

Xuất phát từ đặc thù của công tác quản lý tài chính, cũng như trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mang tính chuyển tiếp, liên quan giữa các niên độ ngân sách, sự ổn định của bộ máy nhân viên làm công tác quản lý tài chính là rất quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị. Do đó, việc bố trí nhân viên làm công

03 đến 05 năm và đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế việc bố trí cán bộ làm công tác kiêm nhiệm; đồng thời, ngoài việc tăng cường, bổ sung về số lượng, đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý tài chính phải thường xuyên được nâng cao về chất lượng thông qua việc cử người tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, đối với mỗi cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tài chính trong đơn vị phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 87)