Định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 114)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 xác định: Phấn đấu trở thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, sau các thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước; đến năm 2020 cơ bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo y tế, văn hóa, du lịch, thể thao của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, liên vùng, là thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Mục tiêu tổng quát trên được cụ thể hoá thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 như sau:

a. Các chỉ tiêu về kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng lên 49 - 51%; dịch vụ 40 - 41%; nông lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp 9 - 10%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 17-18% GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt 500 - 520 triệu USD vào năm 2020.

b. Các chỉ tiêu về xã hội

Phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 42 - 45% vào năm 2020. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70 - 75% năm 2020. Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3/4 diện nghèo hiện nay; giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,15% hiện nay xuống mức 2 - 2,5% vào năm 2020.

c. Về môi trường sinh thái.

Phát triển và quản lý tốt vốn rừng, nâng độ che phủ rừng từ 48,6% năm 2011 lên trên 55% năm 2020. Đến năm 2015 phấn đấu 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% số huyện, thành, thị xử lý, chế biến được rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải nguy hại. Tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp đạt bình quân 20%/năm.

d. Nhu cầu vốn đầu tư.

Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nêu trên, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 cần khoảng 95,2 nghìn tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2011- 2015 cần 35,2 nghìn tỷ và giai đoạn 2016 - 2020 cần 60 nghìn tỷ đồng. Bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 7 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 12 nghìn tỷ đồng/năm.

Bảng 4.1: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020.

Đơn vị: 1.000 tỷ đồng Cả thời kỳ 2011 -2020 Trong đó 2011 - 2015 2016 - 2020 Tổng số 95,2 35,2 60

1. Công nghiệp - xây dựng 48,4 17,5 30,9

Tỷ trọng % 50,8 49,7 51,5

2. Nông lâm nghiệp 3,6 1,7 1,9

Tỷ trọng % 3,8 4,8 3,2

3. Dịch vụ 43,2 16 27,2

Tỷ trọng % 45,4 45,5 45,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

e. Về nguồn vốn đầu tư.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA), trong đó Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh chủ yếu giành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Nhu cầu cần khoảng 50 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân khoảng 35 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,8% vốn đầu tư. Vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,5% vốn đầu tư.

4.3. Quan điểm và định hƣớng thu hút, triển khai các dự án FDI của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

4.3.1. Tăng cường thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực có thế mạnh

Công nghiệp, dịch vụ và nông lâm, nghiệp là lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là ngành kinh tế có lợi thế so sánh với các địa phương khác trong khu vực phía Bắc, đặc biệt là ngành công nghiệp - vốn là ngành kinh tế truyền thống và có thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, dịch vụ với nhiều tiềm năng, lợi thế hơn các tỉnh khác (nhất là có khu di tích lịch sử Đền Hùng, cùng với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp); đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp cũng là lợi thế lớn, trong khi các tỉnh xung quanh lấy đất ruộng để làm khu công nghiệp thì Phú Thọ ít sử dụng đến diện tích đất này. Vì vậy, thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực này giúp tỉnh khai thác được các thế mạnh và phát huy có tiềm năng sẵn có, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ` trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung trong giai đoạn hiện nay.

4.3.2. Tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại

Dự án có quy mô lớn thường kèm theo việc chuyển giao các công nghệ hiện đại. Mặt khác, dự án có quy mô lớn sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương, thực sự là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, khai thác tối ưu những tiềm năng kinh tế của địa phương. Với công nghệ hiện đại được chuyển giao thông qua các dự án lớn sẽ giúp các địa phương nhanh chóng thu hẹp khoảng cách trong quá trình phát triển kinh tế so với các địa phương khác.

Dự án có quy mô lớn với công nghệ hiện đại sẽ giúp tỉnh khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động và học hỏi được nhiều kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.3. Chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án trình triển khai dự án

Thực tế cho thấy, ở những địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Vĩnh Phúc ... đều là các tỉnh hết sức quan tâm đến hoạt động triển khai của nhà đầu tư. Muốn nhà đầu tư yên tâm về môi trường đầu tư của địa phương thì phải đặt ra phương châm “coi khó khăn của

nhà đầu tư là khó khăn của chính địa phương” và vì vậy, nhanh chóng giúp nhà đầu

tư tháo gỡ khó khăn, chủ động theo sát họ trong quá trình triển khai dự án.

Các thủ tục hành chính phiền hà phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vấn đề do va chạm với chính quyền địa phương và dân bản địa... Bởi vậy, chỉ có coi khó khăn của nhà đầu tư là khó khăn của chính tỉnh nhà thì những vướng mắc đó mới được giải quyết một cách thấu đáo và nhanh nhất.

Điều này cũng liên quan đến việc Phú Thọ phải coi trọng hơn nữa việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình triển khai. Các cơ quan ban ngành trong tỉnh phải chủ động hơn trong việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án, tiến hành các công việc nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng.

4.3.4. Khuyến khích các dự án FDI tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hình thức đầu tư. doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hình thức đầu tư.

Khi dự án FDI đã đi vào hoạt động, việc xin tăng vốn là một điều hết sức cần thiết và đáng mừng. Chứng tỏ hiệu quả của hoạt động thu hút và triển khai dự án FDI ở địa phương cũng như sự đóng góp của FDI đối với nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, cần có các biện pháp khuyến khích các dự án FDI mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như: tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất, giảm các loại thuế và phí sử dụng cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính... giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng quy mô sản xuất. Vì vậy, khuyến khích các nhà đầu tư tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh là giữ họ ở lại lâu dài và tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khác.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi các hình thức đầu tư trong quá trình hoạt động là đòi hỏi khách quan nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án FDI. Việc đa dạng hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các hình thức đầu tư không những tạo thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các hình thức đó không đơn thuần là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn mà có thể là công ty cổ phần, công ty mẹ con..vv. Trong quá trình nhà đầu tư chuyển đổi hình thức đầu tư có thể gặp khó khăn trong thủ tục hành chính, việc mua và bán lại doanh nghiệp đang hoạt động... Những điều này cần được chính địa phương quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cân bằng lợi ích giữa các đối tác trong quá trình đầu tư.

4.3.5. Định hướng thu hút vốn FDI

a. Về đối tác đầu tư: bên cạnh việc tiếp tục xúc tiến những đối tác lớn và chủ

yếu như hiện nay là Hàn Quốc, vận động các nhà đầu tư tiềm năng khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, các nước Đông Nam Á, EU, Mỹ... đầu tư vào tỉnh. Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay, Phú Thọ đang thu hút tất cả các nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài để khai thác tiềm năng trong tất cả các lĩnh vực cả về kinh tế, xã hội; song tập trung vào các dự án có quy mô lớn, có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề mới.

b. Về lĩnh vực kêu gọi đầu tư.

+ Trong công nghiệp: Ưu tiên các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng

sản, nông lâm, thuỷ sản. Các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất lắp ráp điện, điện tử; sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo. Sản xuất các loại phần mềm. Đầu tư vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động (dệt, may...). Đầu tư các dự án hoá chất, dược phẩm. Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.

+ Trong dịch vụ: Đầu tư vào các dự án khai thác tiềm năng du lịch, gắn với

bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư kinh doanh, thương mại, bất động sản. Phát triển hạ tầng các cụm, khu công nghiệp. Các dự án về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao.

+ Trong nông, lâm nghiệp: Trồng và chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Đầu tư

sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản mũi nhọn.

c. Về hình thức thu hút đầu tư: Khuyến khích đầu tư dưới mọi hình thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh…); trong đó chú trọng đến những doanh nghiệp liên doanh bởi đó là hình thức đầu tư có thể tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ phía đối tác nước ngoài.

d. Về địa bàn đầu tư: Đối với những dự án có công nghệ hiện đại, quy mô

lớn, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao khuyến khích đầu tư vào địa bàn thành phố Việt Trì và vùng phụ cận.

Các dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông như dệt, may, chế biến nông lâm sản... tập trung vào những vùng có lợi thế; nhất là những huyện khó khăn, kinh tế kém phát triển như Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Đoan Hùng.

e. Về hạ tầng tổng thể: Ưu tiên đầu tư nhằm hoàn chỉnh hạ tầng các khu công

nghiệp và cụm công nghiệp, tiến tới đồng bộ hoá cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cả trong và ngoài khu công nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu về hạ tầng của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trước mắt tập trung thu hút đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Thuỵ Vân 306 ha, Khu công nghiệp Trung Hà 200 ha, Khu công nghiệp Phù Ninh 100 ha, Khu công nghiệp Phú Hà (Thị xã Phú Thọ) 450 ha, Khu công nghiệp Tam Nông 450 ha và triển khai đầu tư hạ tầng 4 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Lâm Thao 300 ha, Khu công nghiệp Cẩm Khê 450 ha, khu công nghiệp Hạ Hoà 450 ha và khu công nghiệp Thanh Thuỷ 300 ha. Đồng thời, xúc tiến thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn 13 huyện, thành, thị.

4.4. Các giải pháp tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

4.4.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trong thẩm quyền của tỉnh trong thẩm quyền của tỉnh

Tiến hành cải cách thủ tục hành chính đồng bộ ở tất cả các khâu có liên quan đến thu hút FDI và tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án là hoạt động cần thiết. Đó là những nhân tố tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút, triển khai và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI hiện nay. Các công việc cụ thể gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhanh chóng tập trung giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế và tổ chức quản lý trước, trong và sau khi cấp phép đầu tư theo mô hình “Một cửa,

một đầu mối”, đảm bảo tất cả những quy định của Nhà nước về thu hút đầu tư triển

khai một cách thống nhất và đồng bộ, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngoài. Thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

+ Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước với các nhà đầu tư nước ngoài 1 lần/tháng để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh do thủ tục hành chính gây ra.

+ Bổ sung nguồn lực cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Khen thưởng kịp thời cho những nhà đầu tư vận động được bạn bè đến đầu tư tại tỉnh, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp FDI có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, khai man, trốn thuế.

+ Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư đã được UBND tỉnh đã ban hành. + Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động FDI. Rút ngắn thời gian làm thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tiến hành xây dựng đề án đăng ký đầu tư qua mạng cho các doanh nghiệp, đảm bảo việc cấp phép nhanh chóng khi nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

4.4.2. Về công tác quy hoạch

Dành nguồn kinh phí, nguồn nhân lực thỏa đáng cho việc thuê các tổ chức, các chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện việc xây dựng và lập quy hoạch đảm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 114)