Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho dự án FDI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 78)

Phú Thọ là tỉnh miền núi, dân số 1.329,3 nghìn người (năm 2011), lao động trong độ tuổi có khả năng lao động 821,7 nghìn người. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế 702,8 nghìn người, trong đó: lao động có chuyên môn kỹ thuật là 221,3 nghìn người.

a. Về đào tạo nghề: Giai đoạn 2006 - 2010 đã đào tạo và giới thiệu việc làm

cho 189.150 người, trong đó: đại học, trên đại học 19.500 người; cao đẳng 17.150 người; trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề 152.500 người. Trong giai đoạn 2011 - 2015 số lao động cần đào tạo là 250.700 người, trong đó: đại học, trên đại học 23.500 người; cao đẳng 33.700 người; trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề 193.500 người. Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng đã đạt được từ cuối năm 2015.

b. Về Giáo dục chuyên nghiệp: Năm 2011 đạt 180 - 190 sinh viên đại học, trên

đại học và cao đẳng/vạn dân. Củng cố và từng bước hiện đại hoá trường Đại học Hùng Vương đào tạo đa ngành, đa cấp, thành lập thêm một số trường đại học, gắn xây dựng trường đại học với xây dựng các viện, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

c. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Năm 2011 đạt tỷ lệ khoảng 7 bác

sỹ và 22,3 giường bệnh/1 vạn dân; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh đạt bệnh viện hạng I (cấp vùng); bệnh viện đa khoa khu vực (hạng II); nâng cấp và xây dựng các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao cấp vùng. Đầu tư các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đạt hạng III và hệ thống y tế dự phòng đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế.

d. Về văn hoá, thông tin: Tăng cường bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

đặc trưng vùng đất Tổ đã được UNESCO vinh danh như hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, ưu tiên đầu tư khu di tích lịch sử Đền Hùng trở thành công viên lịch sử văn hóa, xứng tầm là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Đầu tư khôi phục, tu bổ và bảo tồn các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu biểu; phục dựng các lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian, phục vụ tốt khách thăm quan du lịch; nhằm xây dựng thành phố Việt Trì trở thành phố Lễ hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 78)