Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 49)

2.3.1.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tự nhiên

a. Tổng diện tích đất tự nhiên của đơn vị hành chính là toàn bộ diện tích các

loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính xác định, được lấy theo số liệu do cơ quan địa chính có thẩm quyền đo đạc và công bố. Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo

           j i ij j i ij j i ij a r r KMO 2 * 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm nhiều loại đất khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Thông thường diện tích đất được phân theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng.

b. Diện tích đất mục đích sử dụng: Là diện tích của phần đất có cùng mục

đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính, bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng:

+ Đất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên cho mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính hoặc các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp: Là đất được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp; bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa địa, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác.

+ Nhóm đất chưa sử dụng: Là đất chưa xác định mục đích sử dụng; bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

2.3.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế-xã hội

a. Nhóm chỉ tiêu về dân số và lao động.

Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế , một đơn vị hành chính , v.v...) có đến một t hời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Dân số trung bình:

Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:

- Nếu chỉ có số liệu tại hai t hời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn , thường là một năm) thì sử dụng công thức sau:

Ptb = P0 + P1 2 Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình; P0 - Dân số đầu kỳ; P1 - Dân số cuối kỳ.

- Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:

Ptb = P0 + P1 + .... + Pn-1 + Pn 2 2 n Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình;

P0,1,...,n - Dân số ở các thời điểm 0, 1,..., n; n - Số thời điểm cách đều nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:

Ptb = Ptb1t1 + Ptb2t2+ .... + Ptbntn ∑ti

Trong đó:

Ptb1 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất; Ptb2 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2; Ptbn - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n; ti - Độ dài của khoảng thời gian thứ i.

+ Lao động trong độ tuổi: Lao động trong độ tuổi là những người dân trong

độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi).

+ Chỉ tiêu chất lượng nguồn lao động: Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của lao

động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh và được ghi trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là số lao động đang làm việc

đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động đang làm việc trong kỳ. Công thức tính:

Số lao động đang làm việc Tỷ lệ lao động đang tại thời điểm (t) đã qua đào tạo

làm việc đã qua đào tạo = x 100 (%) Tổng số lao động

đang làm việc tại thời điểm (t)

b. Các chỉ tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

Các chỉ tiêu này được tập hợp trong niên giám thống kê và các báo cáo chuyên ngành của tỉnh phản ánh quy mô và chất lượng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc về hệ thống giao thông; hệ thống điện; hệ thống bưu chính viễn thông; hệ thống cung cấp nước; hệ thống giáo dục. Những chỉ tiêu này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đề tài sẽ phân tích cụ thể từng chỉ tiêu trong đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh

a. Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn.

Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi một tỉnh/thành phố.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá thực tế) dùng để nghiên cứu cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội của mỗi tỉnh/thành phố.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh) dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của các ngành, các loại hình, các khu vực và toàn bộ các hoạt động sản suất trên địa bàn tỉnh/ thành phố, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra trong kỳ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

+ Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

- Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế tỉnh, thành phố bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính quyền địa phương, tích luỹ tài sản (tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

- Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phương pháp tính theo giá thực tế.

Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn

Phương pháp sản xuất : Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị

tăng thêm của tất cả các ngành k inh tế cộng (+) thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.

Công thức tính: GDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + Thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố - Trợ cấp sản xuất

Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng thu nhập

tạo nên từ các yếu tố tha m gia vào quá trình sản xuất như lao động , vốn, đất đai, máy móc , thiết bị. Theo phương pháp này , tổng sản phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền ), thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất ), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.

Công thức tính: Tổng sản phẩm trên địa bàn = Thu nhập của người lao động từ sản xuất + Thuế sản xuất, (đã trừ phần trợ cấp sản xuất) + Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất + Thặng dư hoặc thu nhập hỗn hợp

Phương pháp sử dụng : Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng của 3 yếu

tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền đị a phương ; tích lũy tài sản (tài sản cố định , tài sản lưu động và tài sản quý hiếm ) và chênh lệch xuất , nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường trú trong tỉnh /thành phố. Công thức tính có dạng như sau:

Tổng sản phẩm trên địa bàn = Tiêu dùng cuối cùng + Tích luỹ tài sản +

Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất.

- Phương pháp tính theo giá so sánh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).

b. Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn

Chỉ tiêu phản ánh vị trí, tầm quan trọng của các ngành kinh tế, các loại hình kinh tế trong mỗi tỉnh/thành phố, là cơ sở đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự đóng góp của các ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh/thành phố.

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ trọng giá trị tăng thêm được tạo ra của các ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế … so với tổng sản phẩm trên địa bàn . Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá thực tế.

Tỷ trọng tổng sản phẩm trên đị a bàn của một ngành , nhóm ngành, loại hình kinh tế được tính theo công thức sau:

Ki = Ii x 100

GDP Trong đó:

Ki - Tỷ trọng (hay cơ cấu) của ngành, nhóm ngành, loại hình thứ i; Ii - Giá trị tăng thêm của ngành, nhóm ngành, loại hình thứ i;

GDP - Tổng giá trị tăng thêm của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn.

c. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng về mặt khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của toàn bộ hoạt động sản xuất trên phạm vi tỉnh/thành phố trong thời kỳ nhất định thường là 6 tháng và cả năm . Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính cho các ngành , nhóm ngành, loại hình kinh tế là cơ sở đánh giá trình độ và nhịp điệu phát triển một ngành và của toàn tỉnh/thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn của kỳ này hoặc của năm nay so với cùng kỳ năm trước . Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá so sánh (giá năm gốc).

Tốc độ trưởng hàng 6 tháng và hàng năm :

dGRDP (%) = GDPn x 100 - 100 GDP0

Trong đó:

GDPn – GDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm báo cáo;

GDP0 –GDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm trước năm báo cáo. Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)

100 ) 1 ( 1 0 x GDP GDP dGDPnn  Trong đó:

dGDP - tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n; GDPn - GDP theo giá so sánh năm cuối (năm n) của thời kỳ nghiên cứu; GDPo - GDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu; n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

c. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (tính bằng VND, USD)

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi tỉnh/thành phố theo thời gian và so sánh giữa các tỉnh/thành phố với nhau.

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người

(VNĐ/người)

=

Tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm (tính bằng VND)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (thực tế) và tỷ giá sức mua tương đương.

Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương )

= GDP bình quân đầu người tính bằng VND Tỷ giá hối đoái (thực tế) hoặc tỷ giá sức mua tương đương.

d. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn là một trong các yếu tố vật chất trực tiếp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)