Được tái lập năm 1997, Phú Thọ là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển nói riêng, cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn rất hạn chế. Đến năm 1997 tỉnh Phú Thọ chỉ có 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự tác động của nguồn vốn này đối với kinh tế - xã hội còn rất hạn chế. Trong khi tỉnh Phú Thọ kém lợi thế so sánh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các dự án có quy mô và nguồn thu ngân sách lớn được cấp phép trước đây lại bàn giao cho tỉnh Vĩnh Phúc quản lý (Nhà máy TOYOTA, HONDA…) đã đặt tỉnh vào khó khăn với những thách thức hết sức to lớn.
Như vậy, từ khi tái lập đến nay, từ một tỉnh gần như không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào, đã thu hút được 109 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 698,6 triệu USD. Đây cũng là thành công lớn đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Phú Thọ. Điều đó khẳng định Phú Thọ coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là bộ phận kinh tế quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cơ bản đã hình thành một bộ khung pháp lý về thu hút đầu tư, ngoài các quy định chung của Nhà nước, Chính phủ; Phú Thọ đã quy hoạch và định hướng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Phú Thọ đã tiến hành: Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh đến năm 2015, giai đoạn 2020. Xây dựng bộ tài liệu để kêu gọi đầu tư, bao gồm: Sách gới thiệu tổng quan về Phú Thọ; đĩa VCD giới thiệu tỉnh Phú Thọ; các loại bản đồ (Tổng quan về quy hoạch về mạng lưới giao thông, quy hoạch mạng lưới điện, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch tài nguyên, khoáng sản…).