1.2.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012), đến hết tháng 6 năm 2012, Vĩnh Phúc đã đứng vị trí thứ 19 trong cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, với 147 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 2.303 triệu USD, vốn đã thực hiện 606,9 triệu USD. Sở dĩ có được những thành công đó là do môi trường đầu tư của tỉnh thông thoáng hơn so với nhiều địa phương trong cả nước:
- Tỉnh đã thành lập được 9 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, hạ tầng phục vụ thu hút vốn đầu tư tương đối tốt.
- Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo yêu cầu của tỉnh gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước.
- Có chính sách đầu tư theo chiều sâu, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ: thời gian cấp giấy phép và giấy chứng nhận đầu tư được quy định (5 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư; 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư; 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư); Quy định thời gian triển khai ngắn và gọn nhẹ (50 ngày đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án ngoài khu công nghiệp; 10 ngày hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 5 ngày hoàn thành khắc dấu...vv).
- Thực hiện tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư.
- Giải quyết nhanh chóng những khó khăn, tồn tại cho doanh nghiệp, tổ chức các cuộc họp giữa sở Kế hoạch và Đầu tư với các nhà đầu tư để chủ động giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp.
1.2.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2012),tính đến hết tháng 6 năm 2012, Bắc Ninh đã có 265 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 3.026,5 triệu USD, vốn thực hiện đạt 828,9 triệu USD. Đạt được kết quả trên, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ nhất, Bắc Ninh thực hiện nhất quán đường lối phát triển kinh tế của tỉnh,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư, gắn với việc hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách trong nước và của tỉnh, việc thực hiện đầy đủ các cam kết đã củng cố và làm gia tăng mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư.
Thứ hai, kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, góp phần mở
rộng thị trường của tỉnh và trong nước.
Thứ ba, sự ổn định chính trị - xã hội cùng với sự đảm bảo về an ninh của tỉnh
làm cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư quốc tế đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn.
Thứ tư, cùng với hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước. Trong những
năm qua tỉnh Bắc Ninh đã liên tục thực hiện các thủ tục hành chính với chủ trương đổi mới, ưu đãi khuyến khích đầu tư, thực hiện cơ chế quản lý "Một cửa", coi mọi khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đó, đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.
Thứ năm, hoạt động xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực ở nhiều
ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng, nhằm vào các địa bàn trọng điểm, dự án quan trọng đã thu hút mối quan tâm của các tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài, góp phần quảng bá hoạt động đầu tư nước ngoài tại tỉnh.
1.2.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương (2012), đến hết tháng 6 năm 2012, toàn tỉnh có 2.178 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 16.923,6 triệu USD, vốn đã thực hiện 6.171,9 triệu USD; xếp thứ 5 cả nước về vốn đầu tư (sau TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội và Đồng Nai). Kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI của Bình Dương là:
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các sở ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ.
- Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi tham quan nước ngoài để giới thiệu và thu hút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đầu tư trực tiếp vào Bình Dương; đồng thời làm tốt marketing địa phương, tỉnh rất tích cực giới thiệu về tỉnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tập trung ngay việc xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, đầu tư vào tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh còn có chính sách thu hút nhân tài và nguồn nhân lực có chất lượng cao về tỉnh, cũng như tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nên các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào tỉnh đã có các ngành phụ trợ để tổ chức sản xuất và đi vào hoạt động ngay, tận dụng được cơ hội đầu tư.
1.2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Thọ.
- Làm tốt công tác quy hoạch, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận với các nguồn thông tin, duy trì cơ chế đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh, các ngành và nhà đầu tư để kịp thời giải quyết những vướng mắc của nhà đầu tư. Coi công việc của nhà đầu tư chính là công việc của mình.
- Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, thời gian giao đất..vv, thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” trong đầu tư.
- Đổi mới phương thức, cách thức tiến hành xúc tiến và kêu gọi đầu tư, làm tốt Marketing địa phương, tích cực giới thiệu giới thiệu các tiềm năng của tỉnh đến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ một cách đồng bộ, đầy đủ (các khu công nghiệp tập trung) để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư khó tính, có tiềm năng.
- Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo lao động và hỗ trợ xây dựng hạ tầng các dự án trong khu công nghiệp.
- Thay đổi nhận thức các cấp chính quyền và có chính sách thu hút nhân tài và nguồn lao động có chất lượng cao về tỉnh.
1.2.3.5. Đánh giá chung
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (gọi tắt là các Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và các Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.
Công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của địa phương. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn… đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón
nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU