Công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện tuân thủ theo các quy định của Luật đầu tư và các quy định hiện hành khác. Nhìn chung công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Phú Thọ cho đến nay không có vấn đề gì vướng mắc, không có nhà đầu tư nào có phản ánh về công tác này. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 109 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 86 dự án đang hoạt động đạt 78,9%; 23 dự án bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư bằng 21,1%, lý do thu hồi là các nhà đầu không thực hiện các thủ tục sau đầu tư.
3.2.8.Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các dự án FDI của tỉnh Phú Thọ
3.2.8.1. Hệ thống hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Công nghiệp phát triển chủ yếu theo trục đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai; đường quốc lộ 2. Đối với Khu công nghiệp và một số khu CCN lớn, ngoài khu dịch vụ và hỗ trợ nằm bên trong hàng rào, dự kiến quy hoạch các khu đô thị - dịch vụ phụ trợ ở vị trí kế cận để trước hết nhằm giải quyết vấn đề nhà ở và đảm bảo các điều kiện sống cho người lao động trong các KCN, CCN và gia đình họ. Mỗi huyện đầu tư 1 - 3 cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
a. Khu công nghiệp tập trung: Tổng diện tích các KCN đến 2012 khoảng 612
ha. Hoàn thành thi công và lấp đầy diện tích cho thuê giai đoạn II và III KCN Thụy Vân, Trung Hà (200 ha), Phù Ninh (100ha); Xúc tiến triển khai theo hướng hình thành khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Thụy Vân. Dự kiến tổng diện tích Khu liên hợp khoảng 1.156 ha, trong đó riêng KCN đã duyệt 306 ha). Ưu tiên các dự án vốn lớn, áp dụng công nghệ cao.
b. Cụm công nghiệp - TTCN: Tổng diện tích các CCN khoảng 770 ha. Thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghệ sản xuất sạch cho địa bàn Việt Trì, khu vực gần Đền Hùng). Triển khai các CCN khác ở Thị xã Phú Thọ và các huyện còn lại; chú ý phát triển TTCN - làng nghề, ưu tiên các dự án thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn; đầu tư và lấp đầy 50 - 60% tổng diện tích CCN - TTCN đã xác định.
3.2.8.2. Hạ tầng hệ thống giao thông của tỉnh
a. Về giao thông đường bộ.
+ Đường quốc lộ, tỉnh lộ: Cơ bản hoàn thành tuyến cao tốc xuyên Á, đường
Hồ Chí Minh (đoạn qua Phú Thọ); cầu Ngọc Tháp, cầu Đức Bác. Hoàn chỉnh nâng cấp quốc lộ 2 (đoạn Đền Hùng - Đoan Hùng), quốc lộ 32A (Thu Cúc - Thượng Bằng La) đạt cấp III. Hoàn thành xây dựng cầu Hạ Hòa và đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 70 đạt cấp IV.
+ Về giao thông đô thị: Đã hoàn thành việc xây dựng tuyến nối thành phố
Việt Trì với cầu Phong Châu, quy mô đường cấp II (mặt đường đạt 2 làn xe, nền đường đủ tiêu chuẩn 4 làn xe).
+ Đường huyện lộ: Đạt 80% trải mặt, trong đó 50% mặt đá dăm láng nhựa,
100% vào cấp kỹ thuật; nhựa hoá 182 km đạt tiêu chuẩn ít nhất là cấp V miền núi; số km đưa vào cấp kỹ thuật là 560 km cấp V - IV.
+ Đường xã, thôn, xóm: 50% mặt đường bằng vật liệu cứng, đường xã đạt
cấp VI, loại A, đường thôn đạt loại B; mở đường mới 30 km, nâng cấp 3.518 km.
b. Về giao thông đường sông.
+ Luồng tuyến: Nạo vét, nâng cấp, duy tu đảm bảo đạt tiêu chuẩn luồng
tuyến và an toàn vận tải đường sông. Tuyến Hà Nội - Việt Trì (sông Hồng) đạt cấp II; tuyến Việt Trì - Tuyên Quang (sông Lô) đạt cấp III; tuyến Hồng Đà - Hòa Bình (sông Đà) duy tu hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường sông .
+ Cảng, bến sông: Đã tiến hành nâng cấp và xây dựng các cảng, bến sông
chính như: Việt Trì (công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm), thị xã Phú Thọ (công suất 300 - 400 nghìn tấn), An Đạo, Yến Mao, Bạch Hạc, Trung Hà,... và các bến tàu khách tại Bến Gót, Đoan Hùng, Ấm Thượng, Tu Vũ.
c. Về giao thông đường sắt: Quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải được thỏa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố Việt Trì, nâng cấp, xây dựng mới một số ga đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2.8.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu điện của tỉnh
Trong các năm qua đã tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về lưới điện, truyền tải điện: mở rộng trạm 220 KV Vân Phú; đầu tư mới 4 trạm biến áp 110KV, đó là trạm 110KV Phú Thọ - Nhánh rẽ và 3 trạm 110KV tại Đồng Lạng, Bạch Hạc, Phố Vàng; đường dây 35KV Thanh Sơn khu công nghiệp Tam Nông; Vân Phú - Đồng Lạng,…Về lưới điện hạ thế và phụ tải: lưới điện 35 - 22KV; cải tạo chống quá tải lưới điện kết hợp với xoá bán điện qua công tơ tổng; chống quá tải lưới điện trung áp nông thôn. Hiện nay, công suất cực đại Pmax = 343MW, đến năm 2015 công suất cực đại Pmax = 635MW. Như vậy hệ thống điện hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho các KCN, CCN toàn tỉnh trong thời gian tới.
3.2.8.4. Hạ tầng hệ thống cấp, thoát nước của tỉnh
Ngoài Thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ đã có nhà máy nước sạch và hệ thống thoát nước đồng bộ. Trong vài năm trở lại đây, tỉnh Phú Thọ đã và đang đầu tư xây dựng hoàn thành các nhà máy cấp nước sạch tại các huyện, thị trấn (thị trấn Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Thanh Thủy và Tam Nông), công suất mỗi nhà máy giai đoạn 1 đến năm 2011 là: 3.000 m3/ng.đêm, nâng cấp giai đoạn 2 năm 2015 là 6.000 m3/ng.đêm. Với khả năng như vậy hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất công nghiệp trong tương lai.
3.2.8.5. Hạ tầng phát triển Bưu chính, Viễn thông của tỉnh
Tổng số điểm phục vụ bưu chính toàn tỉnh năm 2011 là 454 điểm, các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước..vv.) từng bước được phát triển. Các dịch vụ bưu phẩm thường duy trì tốc độ tăng trưởng 4 - 10%, tốc độ tăng trưởng các dịch vụ phát hành báo chí tỷ lệ tăng 20% hàng năm. Dịch vụ chuyển phát nhanh, tiết kiệm bưu điện tăng trưởng hàng năm trung bình từ 40 - 50%. Hoàn thành việcxây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn