Tình hình triển khai các dự án FDI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 72)

a.Về vốn, nguồn vốn: Trong tổng số 109 dự án đã và đang thực hiện đầu tư

(23 dự án đã hết thời hạn và rút giấy phép), số vốn đã thực hiện đầu tư là 431,3 triệu USD trên số vốn đăng ký là 698,6 triệu USD bằng 61,7% so với vốn đăng ký, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 313,01 triệu USD, chiếm 72,6% số vốn thực hiện, vốn vay các ngân hàng trên địa bàn tỉnh 118,29 triệu USD, chiếm 16,30 % so với vốn đầu tư đăng ký và 27,4% số vốn thực hiện.

b. Về sử dụng đất: Diện tích đất cấp theo giấy phép đầu tư của các doanh

nghiệp là 2.582,1 ha, trong đó trong khu công nghiệp tập trung 124 ha, các cụm công nghiệp 28,5 ha, ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp 2.429,6 ha. Hiện tại các đơn vị đã sử dụng để xây dựng nhà xưởng 2.486,6 ha chiếm 99,2%. Đất đã và sẽ bị thu hồi của các doanh nghiệp đã thu hồi và sẽ thu hồi giấy phép là 19,5 ha. Việc sử dụng đất của các doanh nghiệp phù hợp với dự án, không có trường hợp sử dụng sai mục đích.

c. Về sử dụng lao động: Lao động Việt Nam đang làm việc trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động đến thời điểm tháng 12/2011 là 30.097 người. Lao động đã qua đào tạo ở trường lớp và ở tại doanh nghiệp trên 90%. Lao động trực tiếp sản xuất 28.443 người, chiếm 94,49%; Lao động quản lý 1.176 người, chiếm 3,91%; Lao động dịch vụ 478 người, chiếm 1,6% so với tổng số lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mức thu nhập bình quân từ 3.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng/tháng, nhìn chung thu nhập bình quân tháng của công nhân khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn trong các doanh nghiệp của tỉnh, điều kiện đảm bảo lao động tốt hơn nhưng cường độ và thời gian lao động cao và nhiều hơn.

Vấn đề giáo dục định hướng cho người lao động còn hạn chế, vai trò của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài yếu, ý thức và nhận thức của người lao động không được đầy đủ và chuẩn mực, cộng với khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vi phạm của chủ doanh nghiệp nên còn có tình trạng bỏ việc, đình công.

d. Về trình độ công nghệ: Khoảng 70% các dự án đầu tư hiện tại thuộc lĩnh

vực công nghiệp nhẹ, tập trung chủ yếu là ngành may mặc, dệt nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa, chế biến nông sản thực phẩm, số còn lại là các dự án về lĩnh vực hoá chất phụ tùng ngành dệt may, bao bì container, đá lát nền, chế biến giấy. Chỉ có 01 dự án sản xuất máy vi tính và vô tuyến điện tử. Xét về mặt tổng thể trình độ công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các doanh nghiệp trong tỉnh có khá hơn, nhưng chỉ ở mức trung bình so cả nước; càng thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Phần lớn máy móc, thiết bị thuộc thế hệ trước đây, một số đã qua sử dụng được chuyển từ công ty “mẹ” ở nước ngoài về v.v... Hiện tại hệ thống máy móc thiết bị ở các nhà máy vận hành tốt, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, một số doanh nghiệp đã đầu tư chiều sâu, cải tiến thiết bị, thay thế máy cũ, như hệ thống dây truyền công nghệ cắt may, hệ thống dệt nhuộm của Công ty TNHH Pangrim Neotex, Công ty Miwon Việt Nam, chế biến chè ...vv.

e. Về trình độ quản lý: Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn

các doanh nghiệp trong tỉnh. Hệ thống quản lý được tổ chức khoa học và bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình, quy phạm rõ ràng ở tất cả các khâu. Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng việc. Tổ chức văn phòng tinh giảm, tổ chức lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học và hiệu suất cao hơn.

g. Về tiêu thụ sản phẩm: Khoảng 80 - 85% sản phẩm của các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm 56,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thì đến 2011 là 82,4%. Các nhóm hàng dệt may, nhựa, da giầy, chè tỷ lệ xuất khẩu 80 - 90%; nhóm gỗ nội thất, thực phẩm tỷ lệ xuất khẩu 30 - 40%. Nhóm sản phẩm hoá chất dệt, phụ tùng dệt may chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp dệt trong tỉnh.

Thị trường tiêu thụ tập trung ở 3 thị trường chính, xuất khẩu về chính quốc khoảng 60% đối với phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp Hàn quốc và Nhật bản, xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ khoảng 30% và tiêu thụ tại Việt nam 10%.

h. Về kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất công nghiệp của các

doanh nghiệp FDI năm 2006 đạt 181,16 triệu USD, năm 2007 đạt 209,44 triệu USD, năm 2009 đạt 243,12 triệu USD, năm 2010 đạt 92,1 triệu USD, năm 2011 đạt 95 triệu USD. Giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 153,37 triệu USD, năm 2007 đạt 179,14 triệu USD, năm 2009 đạt 215,25 triệu USD, năm 2010 đạt 340,7 triệu USD, năm 2011 đạt 450,8 triệu USD; tốc độ tăng bình quân năm trên 16,8%. Nộp ngân sách năm 2000 đạt 23 tỷ đồng, năm 2005 đạt 59,4 tỷ đồng, tăng 58% so năm 2000, năm 2010 đạt 57,3 tỷ đồng, năm 2011 đạt 55 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)