3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh miền núi, thuộc vùng Trung du Miền Bắc Bộ, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây - Đông Bắc với cả nước và quốc tế. Phú Thọ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 80 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 50 km, cách cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) và cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) khoảng 200 km, cách cảng Hải Phòng khoảng 170 km và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) khoảng 200 km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở Miền Bắc Việt Nam là sông Hồng, sông Đà và sông Lô.
Diện tích tự nhiên đến 2011 là 3.533,4 km2, trong đó: Diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản 282.174,3 ha (Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 98.533,1 ha, đất lâm nghiệp 178.593 ha; đất nuôi trồng thủy sản 4.989,5 ha); đất phi nông nghiệp 54.928,5 ha; đất chưa sử dụng 16.239,6 ha.
Dân số trung bình năm 2011 có trên 1.329,3 nghìn người. Lao động trong độ tuổi 830,3 nghìn người (chiếm 62,46% dân số).
Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm 01 thành phố (thành phố Việt Trì), 01 thị xã (thị xã Phú Thọ) và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; có 274 xã, phương, thị trấn; trong đó 10 huyện và 214 xã là miền núi (43 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.1.2. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
a.Về tăng trưởng kinh tế: Sau giai đoạn bị tác động của khủng hoảng tài
chính khu vực, tốc độ tăng GDP của Phú Thọ giảm từ 9,6% năm 1997 xuống còn 6,79% năm 1998; sau đó lấy lại được đà tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 1997- 2000 tăng 8,16%/năm, giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,79%/năm; năm 2006 là 10,7%, năm 2007 là 10,84%, năm 2008 là 10,8%, năm 2009 giảm xuống còn 8,7%, năm 2010 tăng 12,6%, năm 2011 là 8,3%.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 1997-2011)
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997 - 2011 theo giá cố định năm 2010.
Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng quy mô còn nhỏ, nên số tuyệt đối tăng thêm không nhiều, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 1997 chỉ có 2,29 triệu đồng/người (176,3 USD), tăng lên 2,98 triệu đồng/người (214 USD) năm 2000, 5,23 triệu đồng/người (tương đương 332 USD) năm 2005; 12,3 triệu đồng/người (tương đương 586 USD) và 15,3 triệu đồng/năm (tương đương 729 USD) năm 2011. Như vậy, GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng khoảng 52% GDP bình quân chung cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: So sánh tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ với vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ và cả nước
Đơn vị tính: % Phú Thọ Vùng TDMNBB Cả nƣớc Giai đoạn 1997- 2000 8,16 7 6,7 Giai đoạn 2001- 2005 9,79 9,2 7,5 Giai đoạn 2006- 2010 10,8 10,9 7,1 Năm 2011 8,3 - 5,89
Nguồn: Viện chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011.
b.Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phân tích các số liệu từ năm 1997 đến nay
cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có xu hướng chuyển dịch từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch từ kinh tế quốc doanh sang kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997 - 2011 (theo giá hiện hành) Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2009 2010 1011 1 Cơ cấu theo ngành kinh
tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông lâm nghiệp 33,1 29,9 28,7 27,0 26,0 26,9 26,7 - Công nghiệp- Xây dựng 33,2 36,5 37,6 38,0 38,7 41,0 40,2 - Dịch vụ 33,7 33,6 33,7 35,0 35,3 32,2 33,0
2 Cơ cấu theo TP kinh tế 100,0 100,0 100,0 99,9 100,0 100,0 100,0 - Kinh tế quốc doanh 63,3 41,9 35,6 34,6 30,5 30,2 31,6 - Kinh tế ngoài quốc
doanh 31,5 49,4 55,2 54,3 60,4 60,6 59,0 - Có vốn đầu tư nước
ngoài 5,2 8,7 9,2 11,0 9,1 9,2 9,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 1997-2011).
Biểu đồ 3.2: So sánh cơ cấu ngành kinh tế theo giá thực tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 1997-2011).
Biểu đồ 3.3: So sánh cơ cấu thành phần kinh tế theo giá hiên hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So sánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giữa Phú Thọ với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) và cả nước cho thấy có sự chênh lệch đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Phú Thọ luôn nhanh hơn các tỉnh vùng miền núi Bắc Bộ, nhưng lại chậm hơn so với cả nước.
Bảng 3.3: So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phú Thọ với vùng TDMNBB và cả nước
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Phú Thọ TDMNBB Cả nƣớc 2000 2010 2000 2010 2000 2010 Toàn nền kinh tế 100 100 100 100 100 100
1. Công nghiệp- xây dựng 36,5 26,9 21,2 28,6 36,8 41,1 2. Nông lâm nghiệp 29,8 40,9 45,2 34,4 24,5 20,6 3. Dịch vụ 33,7 32,2 33,6 37,0 38,7 38,3
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH& ĐT, 2010. Tổng cục Thống kê, 2010
c.Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực; lao động nông nghiệp, nông thôn giảm, lao động công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động tăng dần nên số người chưa có việc làm giảm đáng kể. Nhưng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động trong nông, lâm nghiệp vẫn còn rất chậm.
Bảng 3.4: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động 1997- 2011
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2009 2011 Tổng nguồn lao động 100 100 100 100 100 100
1. Số người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động 93,96 94,02 95,3 95,3 95,6 95,4 2. Lao động vào các ngành kinh tế 90,6 85,94 86,3 87,4 86,3 85,5 - Nông lâm nghiệp 80,49 79,85 72,2 68,2 65,4 63,1 - Công nghiệp - xây dựng 10,64 10,72 14,9 17,2 17,8 19,3 - Dịch vụ 8,87 9,43 12,9 14,6 16,8 17,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phú Thọ là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, đang giữ vị trí trung tâm vùng về một số ngành công nghiệp, chế biến nông lâm nghiệp lớn (chè, giấy, phân bón, hóa chất…); là trung tâm khoa học kỹ thuật với 16 trung tâm, viện nghiên cứu của các Bộ, ngành; là trung tâm văn hóa xã hội, nhân văn với 2 trường Đại học, hơn 30 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, mỗi năm đào tạo trên 40 nghìn lao động, đáp ứng yêu cầu nguồn lao động cho doanh nghiệp.
d. Về đầu tư phát triển: Xác định thu hút đầu tư phát triển là điều kiện quan
trọng để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do đó giai đoạn 1997 - 2011, Phú Thọ đã huy động được 62.680,1 tỷ đồng, bình quân 4.477,2 tỷ đồng/năm; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 49,1%, vốn đầu tư của dân cư, tư nhân chiếm khoảng 32,3 % và FDI chiếm khoảng 18,6 %. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để thu hút các dự án khác phát triển sản xuất.
Bảng 3.5: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1997 - 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2009 2010 2011 TỔNG SỐ 578,3 1.124,1 4.323,0 5.142,0 6.659,7 10.728,5 11.132,4
1. Đầu tư từ Ngân
sách nhà nước 198,9 677,5 1.915,0 2.565,0 3.442,9 5.366,4 5.463,1
+ Đầu tư qua tỉnh 124,0 275,0 1.265,0 1.575,0 2.727,8 3.878,4 4.052,1 + Đầu tư qua Bộ,
ngành, DNNN 74,9 402,5 650,0 990,0 715,1 1.488,0 1.411,0
2. Đầu tư của dân
cư và tư nhân 67,4 343,9 1.258,0 1.675,0 2.581,5 4.655,3 4.469,3
3. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) 312,0 102,7 1.150,0 902,0 635,3 706,8 1.200,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 1997-2011).
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng thu hút vốn đầu tƣ phát triển
giai đoạn 1997 - 2011
Tuy nhiên từ số liệu nêu trên cho thấy, thu hút đầu tư vào các dự án sản xuất còn thấp, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện cả giai đoạn 1997- 2011 chỉ đạt 9.047 tỷ đồng, bình quân 646,2 tỷ đồng/năm; FDI giảm từ 312 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 102,7 tỷ đồng năm 2000 và 36,4 tỷ đồng năm 2001. Từ năm 2002 đến nay FDI thực hiện đã tăng qua các năm, đến năm 2007 đạt 902 tỷ đồng, năm 2009 đạt 635,3 tỷ đồng, năm 2010 đạt 706,8 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 1.200 tỷ đồng.