Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong việc thu hút và

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 90)

dụng vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ

Qua phân tích về thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp FDI của tỉnh Phú Thọ chúng ta có thể phân tích tổng hợp như sau:

a. Thuận lợi, cơ hội: Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng nằm trên trục hành

lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), có vị trí gần thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Môi trường chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; thủ tục hành chính đã được cải cách theo cơ chế một cửa một đầu mối phù hợp với điều kiện tình hình mới; nguồn lao động dồi dào được đào tạo có tay nghề, cần cù, siêng năng; dành quỹ đất chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu và phù hợp với dự án; nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định chung của nhà nước đối với khu vực Tây Bắc và của tỉnh; các dịch vụ cơ bản như thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm..vv... đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư; thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm năng là cửa ngõ của vùng Tây Bắc với 20% dân số cả nước và kết nối với thị trường trong nước và quốc tế.

b. Khó khăn, thách thức:Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém (đường cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường sắt vẫn còn lạc hậu so với khu vực), hạ tầng một số khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của một số nhà đầu tư, công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng ở từng khâu cụ thể (các sở, ban, ngành chuyên môn); quy hoạch phát triển FDI của Phú Thọ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với điều kiện riêng của tỉnh; Bộ máy làm công tác xúc tiến hiệu quả chưa cao, đội ngũ cán bộ trình độ còn hạn chế và kiêm nhiệm nhiều; hệ thống công tác hỗ trợ thông tin cho nhà đầu tư còn chưa được trú trọng. Mức độ cạnh tranh về thu hút đầu tư ngày càng lớn so với một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, khả năng tụt hậu về quy mô và hiệu quả đầu tư vào các dự án đòi hỏi công nghệ cao.

c. Điểm yếu, tồn tại: Phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, ít các dự án quy mô

lớn, kỹ thuật cao, đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thị trường tiêu thụ không ổn định, khó khăn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và là thách thức không nhỏ khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO; một số doanh nghiệp còn chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động gây nên mâu thuẫn, bức xúc trong doanh nghiệp; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, đóng góp cho ngân sách chưa tương xứng với đầu tư; việc chấp hành các chính sách pháp luật chưa nghiêm túc (tổ chức sản xuất, xử lý môi trường, sử dụng lao động..vv..) chưa nghiêm túc, phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, phát triển của doanh nghiệp chưa bền vững.

d. Điểm mạnh: Có được một quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2020; điều kiện tự nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai; tiềm năng về nông lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng về du lịch; hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; Nguồn lao đồng dồi dào được qua đào tạo; nhận thức của các cấp lãnh đạo về vị trí, vai trò của đầu tư FDI đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư đã được hình thành và đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả dần tiến dần lên chuyên nghiệp; cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa liên thông” đã bước đầu tạo sự thông thoáng trong thực hiện các thủ tục đầu tư tại tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đó, ta có mô hình dưới dạng ma trận SWOT như sau:

Bảng 3.20: Mô hình ma trận SWOT về môi trường đầu tư tình Phú Thọ.

Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên ngoài

Điểm mạnh (S):

- Có quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2020.

- Điều kiện tự nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai; tiềm năng về nông lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng về du lịch;

- Nhận thức của các cấp lãnh đạo về vị trí, vai trò của đầu tư FDI đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Điểm yếu (W):

- Các dự án có quy mô nhỏ, ít các dự án quy mô lớn, kỹ thuật cao, đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng,

- Thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, đóng góp cho ngân sách chưa tương xứng với đầu tư.

Cơ hội (O):

- Có vị trí trung tâm vùng, giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm năng là cửa ngõ của vùng Tây Bắc với 20% dân số cả nước và kết nối với thị trường trong nước và quốc tế. Chiến lƣợc S - O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ. Chiến lƣợc W - O: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Thách thức (T): - Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém. - Mức độ cạnh tranh về thu hút đầu tư.

- Khả năng tụt hậu về quy mô và hiệu quả đầu tư vào các dự án đòi hỏi công nghệ cao. Chiến lƣợc S - T: Phát huy điểm mạnh để né tránh thách thức. Chiến lƣợc W - T: Khắc phục điểm yếu để hạn chế thách thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

ĐẾN NĂM 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 90)