Nghĩa và đóng góp của nghiên cứu 1 Ý nghĩa khoa học

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu và các tthành phần khác của tài sản thương hiệu – Trường hợp thương hiệu trang sức bạc PNJSilver (Trang 82 - 84)

KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP

6.3 nghĩa và đóng góp của nghiên cứu 1 Ý nghĩa khoa học

6.3.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu này đã tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và giá trị thương hiệu, đặc biệt là giá trị thương hiệu dựa vào đánh giá của khách hàng. Nghiên cứu cho thấy tài sản thương hiệu là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm đến. Có nhiều mô hình về tài sản thương hiệu đã được đưa ra, trong đó nổi bật nhất là mô hình tài sản thương hiệu của các tác giả Aaker (1991)[11], Lassar & ctg (1995)[18], Keller (1993)[15]. Khái niệm và tác động của các thành phần cấu thành tài sản thương hiệu cũng được thu thập và trình bày một cách có hệ thống trong nghiên cứu này.

Có nhiều nghiên cứu trước đây tập trung vào phân tích tài sản thương hiệu ở các ngành nghề như ngân hàng (Hoàng Thị Phương Thảo & ctg, 2008)[3], giáo dục tiểu học

(Nguyễn Phượng Hoàng Lam, 2009)[6], thị trường ô tô Việt Nam (Nguyễn Trường Sơn và Trần Trung Vinh, 2011)[8]… nhưng chưa có nghiên cứu nào về tài sản thương hiệu trang sức bạc được công bố. Nghiên cứu tài sản thương hiệu trong thị trường trang sức bạc với thương hiệu PNJSilver sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về tài sản thương hiệu tại Việt Nam.

Nghiên cứu này đem lại sự hiểu biết sâu hơn về tài sản thương hiệu trong ngành trang sức bạc bằng cách phát triển các thang đo lường các thành phần cấu thành tài sản thương hiệu với những biến quan sát đặc trưng trong ngành này. Các thang đo lường này được hình thành từ các nghiên cứu về tài sản thương hiệu của các tác giả Aaker (1991)[11], Keller (1993)[15], Yoo & Donthu (2001)[21], nhưng đã được bổ sung và hiệu chỉnh cho phù hợp với ngành nghề và thị trường Việt Nam. Các thang đo này đã được kiểm định và có thể bổ sung vào bộ sưu tập các thang đo tài sản thương hiệu tại Việt Nam.

Đồng thời nghiên cứu này cũng làm sáng tỏ lý thuyết về sự tương quan thuận chiều giữa các thành phần Nhận biết thương hiệu, Chất ượng cảm nhận, Hình ảnh thương hiệu với ng t ung th nh thương hiệu. ng t ung th nh thương hiệu luôn được đánh giá là thành phần cốt lõi của tài sản thương hiệu (Aaker, 1991)[11]

, nghiên cứu này tái khẳng định điều đó bằng cách cho thấy sự tương quan mạnh mẽ giữa Lòng t ung th nh thương hiệu với các thành phần còn lại của tài sản thương hiệu.

Đây là nghiên cứu khám phá, có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài nghiên cứu sâu hơn về tài sản thương hiệu, đặc biệt là ngành trang sức bạc. Các nhà nghiên cứu cũng có thể phát triển thêm ở các lĩnh vực khác như trang sức vàng, đá quý…

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu và các tthành phần khác của tài sản thương hiệu – Trường hợp thương hiệu trang sức bạc PNJSilver (Trang 82 - 84)