Từ góc độ tự quản làng xã

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 117 - 158)

“Tự quản làng xã là tự điều chỉnh, tự điều khiển của làng xã trong quá trình vận động của kinh tế -xã hội. Tự điều khiển, tự điều chỉnh là ít chịu sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền bên trên, là sự vận hành đa tuyến của xã hội dân sự” [14, tr . 87].

Tính tự quản của làng xã Việt Nam đƣợc hình thành từ lâu trong lịch sử, thể hiện ở sự xuất hiện và tồn tại của hƣơng ƣớc. “Dƣới con mắt của ngƣời nông dân, mỗi làng đƣợc khuôn chặt bởi lũy tre xanh, từ bao đời nay là “bầu trời” riêng với những phong tục tập quán, lề thói hay quy ƣớc sống riêng” [20, tr. 108]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hƣơng ƣớc là một “bộ luật” của làng, là công cụ tự điều khiển, tự điều chỉnh mọi hoạt động của làng xã. Nói cách khác, hƣơng ƣớc chính là một công cụ tự quản hữu hiệu của làng xã.

Hƣơng ƣớc cải lƣơng nói chung và hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên nói riêng tuy không đƣợc soạn thảo trên tinh thần tự nguyện nhƣng nhìn chung vẫn thể hiện rõ tính tự quản làng xã. Trên tinh thần của cuộc cải lƣơng hƣơng chính lần 3, bộ máy tự quản của làng xã huyện Phổ Yên bao gồm Hội đồng kỳ mục, đứng đầu là Tiên chỉ, Thứ chỉ cùng với bộ phận chức dịch đứng đầu là Lý trƣởng. Qua cuộc cải lƣơng hƣơng chính, Hội đồng kỳ mục tuy phần nào đã bị hạn chế hơn về quyền lực nhƣng vẫn là bộ phận nắm quyền điều hành tự quản trong làng xã, họ chỉ đạo hầu hết các công việc kinh tế, văn hóa, xã hội của làng nhƣ: giữ gìn an ninh làng xóm (kiểm soát kẻ lạ mặt đến làng, tổ chức việc tuần tra canh phòng ; bảo vệ tài sản và tính mệnh cho dân nhƣ việc đề phòng hỏa hoạn, bảo vệ đê điều, chống trộm cƣớp ; bảo vệ đồng ruộng, ngăn chặn các hành vi trộm cắp và phá hoại lúa má, hoa màu, đảm bảo nguồn nƣớc tƣới ; bảo vệ, sửa chữa và xây dựng các công trình công cộng nhƣ đƣờng sá, cầu cống, đình, đền...) ; giữ gìn phong tục tập quán và lối sống của làng xã (bảo vệ những quy định của làng trong việc hiếu, hỷ, tổ chức tế lễ ở đình, đền, tổ chức lễ hội...), giữ gìn thuần phong mỹ tục (nếp sống gia đình hòa hiếu, quan hệ nam nữ đúng mực)... Nhƣ vậy, trên thực tế thì làng xã tự nó đã giải quyết mọi công việc của mình. Để có thể điều hành mọi mặt hoạt động của làng xã, các chức dịch đều dựa vào hƣơng ƣớc, chiểu theo hƣơng ƣớc mà khuyến khích, khen thƣởng hay trừng phạt xã dân.

Hƣơng ƣớc bao giờ cũng quy định trách nhiệm và quyền lợi cho từng cá nhân với những điều khoản hết sức tỉ mỉ và chặt chẽ. Gắn liền các điều khoản bao giờ cũng là các quy định về thƣởng phạt. Hƣơng ƣớc quy định rõ các hình thức khen thƣởng cho từng trƣờng hợp cụ thể, mức thƣởng tùy theo công trạng và tùy thời giá. Phổ biến nhất là việc thƣởng bằng tiền hoặc hiện vật, nhƣ trong hƣơng ƣớc của làng Lợi Xá – tổng Hoàng Đàm thì “Ngƣời nào bắt đƣợc trộm cƣớp đem đến đình sở đồng dân chiểu táng khinh trọng định

thƣởng từ 0#10 đến 1#00”[79, tr. 4], số tiền đó thƣờng đƣợc trích từ công quỹ hoặc của ngƣời vi phạm. Bên cạnh đó còn có hình thức thƣởng bằng việc ban thêm hay tăng vị thứ trong làng, “nếu ai vì sự cứu cấp mà xẩy ra bị thƣơng làng cấp tiền chữa thuốc, trọng thƣơng, thành tật dân cho ngôi Lý phó trƣởng thứ vị” [78, tr. 6]. Ngoài ra, việc giảm bớt một số nghĩa vụ phải đóng góp cho ngƣời có công cũng là một cách khen thƣởng khác của lệ làng, hình thức này chỉ áp dụng cho ngƣời có công chống trộm cƣớp, việc đền bù đôi khi còn đƣợc tính cho cả con cháu của họ, ví nhƣ ở xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm thì “ai bị thƣơng thì dân sẽ tính tiền công ba đồng bạc (3#00) để cho phục thuốc, nếu bị chết thì cả làng đến mai táng cho và cấp cho năm đồng bạc tiền tuất (5#00), dân cho con giai hay cháu giai ngƣời ấy một suất nhiêu miễn trừ phu dịch” [75, tr. 5]. Những quy định về khen thƣởng một cách tỉ mỉ và kịp thời nhƣ vậy góp phần động viên, khuyến khích các thành viên làng xã làm những việc ích lợi cho cộng đồng.

Trong tất cả các bản hƣơng ƣớc, đi kèm với các quy định về khen thƣởng bao giờ cũng là các quy định về xử phạt. Mỗi làng xã là một cộng đồng về lãnh thổ, về kinh tế và về các quan hệ xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, trong đó mỗi thành viên đều phải chịu sự kiểm soát về thái độ ứng xử thông qua các quy định của hƣơng ƣớc, từ việc nói năng, ăn mặc, đi lại… cho đến những nghĩa vụ đối với gia đình, làng mạc, việc giỗ tết, khao vọng, ma chay, cƣới xin, việc biện lễ, tế lễ, việc canh gác tuần phòng...Ai vi phạm những quy định này sẽ phải chịu sự trừng phạt của làng xã dƣới nhiều hình thức. Khi đọc các hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên, ta thấy động từ “phải phạt” đƣợc xuất hiện với tần suất rất lớn, hầu nhƣ trong mục nào, điều nào cũng có. Điều đó thể hiện rõ tính cƣỡng chế của hƣơng ƣớc.

Hình thức phạt phổ biến nhất trong các hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên là phạt bằng tiền. Số tiền phạt thƣờng dành để sung công quỹ, mức phạt ít

hay nhiều tùy thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm. Ngoài ra còn có các hình thức khác nhƣ phạt bằng hiện vật, bắt bồi thƣờng thiệt hại, hạ vị trí ngôi thứ, không cho dự hƣơng ẩm...Trong đó, việc phạt bằng cách hạ vị thứ và truất ngôi hƣơng ẩm có thể coi là hình thức xử phạt tinh vi của lệ làng bởi nó không chỉ đánh vào kinh tế mà còn đánh vào danh dự của ngƣời vi phạm. Đây là điều rất đáng sợ đối với mỗi ngƣời dân làng bởi ngoài việc mất các quyền lợi về vật chất đi kèm với vị thứ thì quan trọng hơn cả là bản thân anh ta cũng nhƣ gia đình, họ mạc anh ta sẽ bị mất thể diện trƣớc dân làng, có khi còn ảnh hƣởng đến cả thế hệ con cháu nhƣ ngƣời ta vẫn thƣờng nói, “hổ chết để da, ngƣời chết để tiếng”. Sức mạnh của “bia miệng” thực ra lớn hơn bất cứ hình phạt nào bởi ngƣời nông dân xƣa sống vì “danh”, ai cũng cố gắng làm tốt bổn phận của mình, không vi phạm lệ làng để gia đình, dòng họ không phải tủi hổ. Những quan niệm về cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái đáng trọng – cái đáng khinh đã đƣợc hình thành từ những tập quán và niềm tin tôn giáo, tín ngƣỡng từ lâu đời, ngấm vào máu thịt ngƣời nông dân. Thông qua hƣơng ƣớc, những “quy chuẩn” về đạo đức đƣợc ngƣời dân làng xã tự nguyện chấp hành nhƣ một lẽ tự nhiên, nhƣ việc sống có tôn ti trật tự “họ thì hàng, làng thì thứ”, nhƣ việc phải sống có trách nhiệm với những ngƣời xung quanh và với những công việc của cộng đồng… Ai vi phạm vào những “quy chuẩn” đạo đức đó thì sẽ bị cả làng lên án, khinh miệt. Phải giữ thanh danh cho gia đình, dòng họ là điều mà bất cứ ngƣời dân làng xã nào cũng luôn luôn tâm niệm, kể từ khi mới lớn đến khi nhắm mắt xuôi tay. Nhờ đó mà làng xã luôn giữ đƣợc nếp sống ổn định, có trật tự.

Có nhiều trƣờng hợp ngƣời vi phạm phải chịu cùng một lúc nhiều hình phạt, nhƣ vừa phải nộp phạt, vừa bị hạ hay truất ngôi thứ…, nhƣ trong hƣơng ƣớc xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm, “Nếu bắt đƣợc ngƣời nào ăn trộm quả tang thì dân ăn khoán, xong rồi làm giấy giải trình. Khi ngƣời ấy đƣợc tha về, thời dân cất ngôi trừ ngoại” [82, tr. 12].Trong một số điều mục thì hƣơng ƣớc

lại quy định chế độ liên đới trách nhiệm. Chẳng hạn nhƣ đối với việc giữ gìn an ninh trật tự, trong hƣơng ƣớc của xã Thanh Thù – tổng Hoàng Đàm quy định: “Tuần phòng mà để gian phi xuyên tƣờng tạc bích thì phải đền. Thí dụ: “Con trâu 30#00 thì tuần đền 10#00, lân bang 10#00, còn 10#00 thì ngƣời mất của chịu” [80, tr. 3], hay “khi trong dân có xảy ra động đụng nhƣ là hỏa tai hoặc trộm cƣớp thì ngƣời tuần xã và 10 ngƣời phiên tuần phải nổi hiệu trống mõ để cho trong dân đều biết. Còn ngƣời trong làng mà nghe thấy hiệu kể từ 18 tuổi trở lên đến 50 tuổi, trừ ra những ngƣời yếu đuối tàn tật, còn thì đều phải đến cấp cứu” [78, tr. 7]…Vậy nên, ai cũng phải có trách nhiệm với việc giữ gìn tài sản của mình và những ngƣời xung quanh, việc giữ gìn an ninh làng xã không chỉ là trách nhiệm của riêng Ban tuần phiên mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Hay trong việc thực hiện nghĩa vụ sƣu thuế với Nhà nƣớc, hƣơng ƣớc xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm ghi rõ: “Trong làng từ 18 tuổi trở lên phải đóng sƣu. Nếu ai không đóng đƣợc mà trốn đi để Lý trƣởng phải tha thải, nếu có anh em ruột thịt thì cứ bắt những ngƣời ấy phải đóng thay cho. Nếu không đóng thì Lý trƣởng tƣờng với dân cất ngôi trừ ngoại, không ăn ngồi với ngƣời ấy và giả thẻ nhà nƣớc” [82, tr. 11]. Rõ ràng, theo quy định của hƣơng ƣớc, nếu cá nhân nào vi phạm lệ làng, luật nƣớc thì cha mẹ, ngƣời thân của anh ta cũng phải chịu trách nhiệm, hoặc có khi là cả giáp. Đây chính là cách để hƣơng ƣớc thông qua kiểm soát thế ứng xử của cá nhân để nắm lấy tổ chức và từ tổ chức mà nắm lấy cá nhân.

Những việc vi phạm có liên quan đến đạo đức (nhƣ tội bất hiếu bất mục) hay liên quan đến tín ngƣỡng (nhƣ việc biện lễ, tế lễ, rƣớc sách...) thì ngoài việc chịu phạt theo quy định, ngƣời vi phạm còn phải sửa lễ ra đình tạ thần linh và xin lỗi dân làng trƣớc sự chứng kiến của quan viên. “Hễ nhà nào có con trên không kính cha mẹ, dƣới không kính anh em nội ngoại và trong họ có ngƣời tố giác dân xã và lý dịch phân giữ thuận hòa, trƣớc phải tạ thần,

sau phải nói mấy dân xã cùng lý dịch, bằng phân bát thuận thì trình tại quan trên phân xử” [93, tr. 8]. Các làng Việt xƣa đều có đình, đền để thờ thành hoàng làng và các thần linh. Niềm tin vào việc các thế lực siêu nhiên có thể ban phúc, giáng họa cho con ngƣời cũng là một điểm đƣợc các hƣơng ƣớc tận dụng để quản lý dân làng, góp phần giúp con ngƣời sống hƣớng thiện, tránh làm điều ác. Đây là kiểu kết hợp hƣơng ƣớc với tôn giáo, tín ngƣỡng để quản lý làng xã của ông cha ta.

Qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên, tác giả nhận thấy một điểm thống nhất của tất cả các bản hƣơng ƣớc và trong tất cả các điều khoản đó là, trong trƣờng hợp cá nhân nào không chịu chấp hành hình phạt thì ngƣời đó sẽ bị “bỏ ra ngoài dân” hoặc “dân không dám ăn ngồi mấy nữa” [75, tr. 6], nếu ai “không tuân mà ăn ngồi với ngƣời ấy thì dân phạt 0#50” [82, tr. 12]. Đây thực chất là một kiểu tẩy chay cá nhân vi phạm lệ làng ra khỏi hoạt động cộng đồng, cá nhân đó sẽ bị cô lập trong thế giới tƣng bừng của hội làng, của yến ẩm đình trung, đối với mỗi ngƣời dân làng xƣa kia thì điều đó là “sống không bằng chết”. Cho nên hiện tƣợng “chống thi hành án” là điều hầu nhƣ không xảy ra sau những vụ xét xử của lệ làng. Các hình thức phạt nhƣ đánh đập, đuổi khỏi làng, tẩy chay đám ma thì không thấy có trong hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên. Riêng về kiểu phạt vạ bằng cỗ bàn thì chỉ thấy đƣợc nhắc đến trong hƣơng ƣớc xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm “Nếu bắt đƣợc ngƣời nào ăn trộm quả tang thì dân ăn khoán...” [82, tr. 12].

Nếu ai đó vi phạm đến luật nƣớc thì ngoài việc phải chịu để “quan trên nghị xử” [93, tr. 3], ngƣời đó còn phải chịu xử theo lệ làng. “Hƣơng có ƣớc, nƣớc có luật”, hƣơng ƣớc nào ở Phổ Yên cũng đều ngăn chặn và trừng phạt những kẻ thiên tiện đi báo quan mà không thông qua làng trƣớc, đồng thời khi Nhà nƣớc muốn xét xử một cá nhân vi phạm luật nƣớc thì vẫn phải thông qua “cầu nối” là bộ máy làng xã. Điều đó thể hiện quyền lực của làng trong việc giải quyết các vụ kiện cáo trong làng, thể hiện tính tự trị tƣơng đối của làng xã.

Nhƣ vậy, hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên thể hiện rõ vai trò là một công cụ tự quản, góp phần quan trọng vào việc ổn định nếp sống trong làng xã. Sức mạnh của nó một phần dựa vào những điều khoản về thƣởng, phạt đƣợc quy định rất rõ ràng và chi tiết trong hƣơng ƣớc, tác động trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân, có tác dụng khuyến cáo và răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật lệ. Bên cạnh đó, dựa trên một nền kinh tế tiểu nông khép kín với nhiều hình thức tổ chức và mối quan hệ đan xen chồng chéo của thiết chế làng xã, hƣơng ƣớc đã có sự kết hợp với những nguyên tắc về đạo đức và các quan niệm tín ngƣỡng truyền thống, thực thi hƣơng ƣớc kết hợp với quản lý cá nhân bằng tổ chức, bằng sức ép dƣ luận và pháp luật của Nhà nƣớc, bởi vậy hiệu quả trong quản lý làng xã của hƣơng ƣớc là rất cao. (Xem bảng 8,9). Hƣơng ƣớc vừa uốn ngƣời ta vào khuôn phép, vừa động viên ngƣời ta hành động, gắn bó dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và các quyền lợi của mọi thành viên trong làng.

Trong số những mặt hoạt động của làng xã, vấn đề bảo vệ trật tự an ninh làng xã, đặc biệt là những quy định về việc tổ chức và duy trì hoạt động của Ban tuần phiên đã thể hiện rõ nét nhất tính tự quản làng xã (đã trình bày ở mục 3.2.1). Qua đó đã phát huy đƣợc tinh thần đoàn kết, cố kết, lòng yêu nƣớc nồng nàn của ngƣời nông dân, giúp làng xã tự duy trì đƣợc cuộc sống có trật tự và làng xã trở thành những “pháo đài xanh” vững chắc chống lại mọi sự xâm lấn từ bên ngoài.

Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế tiểu nông khép kín, mặt tự quản của các làng xã huyện Phổ Yên cũng chứa đựng nhiều yếu tố hạn chế, đó là những quy tắc thể hiện tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” và bởi tƣ duy, hành động theo kiểu “ăn cây nào, rào cây ấy”, “ở đình nào, chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và lợi ích của cả nƣớc. Chính cái

“tâm lý làng” với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống đẳng cấp, ngôi thứ trong làng, về các hủ tục cƣới xin, ma chay, khao vọng, hội hè đã đƣợc giới chức dịch trong làng bao đời lợi dụng để trói buộc ngƣời nông dân vào hằng hà sa số các nghĩa vụ, trách nhiệm, cấm đoán và hạn chế, tạo nên một lối sống chỉ theo lệ làng, coi thƣờng luật nƣớc theo đúng ý nghĩa của câu “phép vua thua lệ làng”. Loại bỏ những mặt hạn chế nhất định đƣợc quy định bởi điều kiện lịch sử thì hƣơng ƣớc nói chung và hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên nói riêng để lại rất nhiều bài học bổ ích trong vấn đề quản lý làng xã, nếu biết chắt lọc và khéo léo vận dụng thì nó rất thiết thực cho công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới của đất nƣớc ta hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Trong quá trình vận động và phát triển của các làng xã huyện Phổ Yên, hƣơng ƣớc đã có mặt và giữ vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ tự điều chỉnh , tự điều khiển của cộng đồng cƣ dân làng xã.Trải qua những biến

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 117 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)