Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 31 - 158)

1.2.1 Khái quát về hương ước

1.2.1.1 Thuật ngữ hương ước

Là một nguồn tài liệu quan trọng và đáng tin cậy giúp chúng ta tìm hiểu về làng xã Việt Nam, hƣơng ƣớc đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều

nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, theo đó hàng loạt các tác phẩm bàn về hƣơng ƣớc đã ra đời. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh thuật ngữ “hƣơng ƣớc”.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, hƣơng ƣớc là thuật ngữ nguyên Hán, đƣợc du nhập vào Việt Nam muộn nhất là vào thế kỷ XV, bằng chứng là “bản sao hƣơng ƣớc làng Tri Lễ, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn mang dấu ấn niên đại sớm nhất còn lại đến ngày nay” [39, tr. 283]. Song, cho tới cuối thế kỷ XII, các quy ƣớc trong làng xã vẫn mang tên gọi là khoán ƣớc. Thế kỷ XVIII, XIX, thuật ngữ hƣơng ƣớc mới trở nên quen thuộc. Sang đầu thế kỷ XX, “hƣơng ƣớc đƣợc dùng hết sức rộng rãi trong các làng xã, nhiều nơi không còn thuật ngữ khoán ƣớc mà lệ làng thành văn bản là hƣơng ƣớc” [39, tr. 285]

Từ cận đại đến nay, trong các tác phẩm của mình, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhiều học giả đã đƣa ra những quan niệm, định nghĩa khác nhau về hƣơng ƣớc.

Theo tác giả Vũ Duy Mền, hƣơng ƣớc “là những quy ƣớc về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã ngƣời Việt, nhƣ cách thức tổ chức hoạt động và hoạt động của các thiết chế tổ chức trong làng xã: hội tƣ văn, tƣ võ, hội thiện, phe – giáp, xóm ngõ…, các hoạt động xã hội: hội hè đình đám, lễ tế, tuần phòng, khao vọng… Một số hoạt động kinh tế… Đó là những quy ƣớc vừa mang nét chung và rất nhiều nét riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [35, tr. 83]

Phan Kế Bính trong cuốn “Việt Nam phong tục” đã nêu “chốn hƣơng thôn thƣờng có hẹn riêng với nhau lập ra sổ sách, đồng dân ký kết gọi là khoán ƣớc” [10, tr. 206], sau đó trong mục khoán ƣớc tác giả lại đồng nhất thuật ngữ khoán ƣớc với hƣơng ƣớc.

Trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 3/1996), Cao Văn Biền cho rằng “ Hƣơng ƣớc là văn bản pháp quy về các tục lệ của làng xã do quan viên ở làng xã tự xây dựng nên cho làng mình nhằm bảo vệ sự tồn tại của cộng

đồng dân cƣ ở làng xã trong tƣ thế ổn định của nó về lãnh thổ; xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp; phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội” [8, tr. 42].

Trong “Giáo trình một số vấn đề trong làng xã Việt Nam”, tác giả Nguyễn Cảnh Minh quan niệm: “Hƣơng ƣớc là một luật lệ của làng buộc mọi ngƣời trong làng phải nghiêm chỉnh thực hiện, ai làm trái sẽ bị phạt” [40, tr. 19]

Nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính lại khẳng định: “tùy theo cách ghi chép của từng làng mà hƣơng ƣớc đƣợc gọi bằng những tên khác nhau: hƣơng biên, hƣơng khoán, hƣơng lệ, khoán ƣớc, khoán lệ, tục lệ, cựu khoán, điều ƣớc, điều lệ…” [22, tr. 24]

Theo Ninh Viết Giao thì “hƣơng ƣớc là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ƣớc về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán …có liên quan đến tổ chức xã hội cũng nhƣ đời sống nhân dân trong làng. Hƣơng ƣớc là tấm gƣơng phản chiếu bộ mặt xã hội cũng nhƣ đời sống văn hóa của mỗi làng” [25, tr. 58].

Tác giả cuốn “Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội”, Phan Đại Doãn đã khẳng định nét khác biệt giữa lệ làng và hƣơng ƣớc: “Lệ làng là luật tục của cộng đồng làng xã, còn hƣơng (khoán) ƣớc là lệ làng đƣợc ghi lại thành văn bản, là “bộ luật” chính thức bằng văn bản của một làng” [16, tr. 159-160].

Còn theo Đào Trí Úc trong bài viết “Hƣơng ƣớc và vai trò của hƣơng ƣớc trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” thì “hƣơng ƣớc là những quy ƣớc thành văn do cộng đồng cƣ dân trong các làng Việt tự đặt ra và cùng nhau tuân thủ” [64, tr. 10].

Nhƣ vậy, có thể thấy mặc dù có nhiều cách kiến giải khác nhau song nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đi đến một điểm thống nhất, đó là coi

hương ước phần lệ làng được văn bản hóa. Trong công cuộc xây dựng

định: “Hƣơng ƣớc là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cƣ cùng thỏa thuận, đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân, nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụmdâncƣ, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật” [67, tr. 312].

1.2.1.2 Các thời kỳ phát triển của hương ước

Cho đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu đã đều đi đến thống nhất quan điểm, đó là: kể từ khi xuất hiện đến nay, hƣơng ƣớc đã trải qua 3 thời kỳ phát triển: - Thời kỳ từ thế kỷ XV đến năm 1921: các làng xã tự soạn thảo hƣơng ƣớc, gọi là “hương ước cổ”.

- Thời kỳ từ 1921 đến trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945: hƣơng ƣớc đƣợc soạn thảo theo ý đồ “cải lƣơng hƣơng chính” của thực dân Pháp nên còn gọi là “hương ước cải lương”.

- Thời kỳ từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay: thời kỳ “tái lập hƣơng ƣớc”, hay còn gọi là “hương ước mới”.

Hƣơng ƣớc cổ ( từ thế kỷ XV đến năm 1921)

Hƣơng ƣớc cổ ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ ? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn luôn luôn trăn trở nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một đáp án hoàn toàn thỏa đáng [20, tr. 29-30]. Tuy chƣa có một tƣ liệu lịch sử nào cho phép chúng ta xác định chính xác niên đại ra đời của hƣơng ƣớc cổ nhƣng nhìn chung giới nghiên cứu đã đi đến thống nhất cho rằng hƣơng ƣớc đã xuất hiện muộn nhất là vào thế kỷ XV, phổ biến dƣới triều vua Lê Thánh Tông [14, tr. 98-99]. Theo PGS.TS Vũ Duy Mền, “bản sao ƣớc từ (hƣơng ƣớc) xã Tri Lễ (xã Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) mang dấu ấn niên đại sớm nhất còn lại đến ngày nay” (1420) [39; tr. 283]. Ngoài bản sao kể trên, các bản hƣơng ƣớc mà chúng ta còn lƣu giữ đƣợc đều có niên đại khá muộn (từ thế kỷ XVII

trở đi) nhƣ: “Quỳnh Đôi sự tích cổ kim hƣơng biên” (1638, 1645, 1660), “Mộ Trạch xã cựu khoán” (1665) “Dƣơng Liễu, Quế Dƣơng, Mậu Hòa xã tục lệ” (1689), Phú Cốc xã khoán ƣớc bạ ký” (1689) …Những niên đại trên chƣa hẳn đã là niên đại sớm nhất của hƣơng ƣớc bởi lẽ trong điều kiện của một đất nƣớc liên tiếp phải trải qua khói lửa chiến tranh, cộng thêm điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm cũng nhƣ điều kiện in ấn và bảo quản còn kém thì việc những bản hƣơng ƣớc cổ quý giá bị mất đi cũng là điều dễ hiểu.

Hƣơng ƣớc cổ do các làng xã tự soạn thảo, thƣờng là do những ngƣời có vai vế trong làng soạn ra căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng làng, do đó rất đa dạng về nội dung và hình thức. Ngoài hai cách gọi phổ biến là “hƣơng ƣớc” và “khoán ƣớc”, các bản “lệ làng thành văn” còn “đƣợc gọi bằng 50 tên gọi khác nhau”[38, tr. 274]. Hầu hết các bản hƣơng ƣớc cổ đƣợc viết bằng chữ Hán, trên giấy bản. Ngoài ra, nó còn đƣợc thể hiện trên một số chất liệu khác nhƣ ván gỗ, bia đá, lá đồng. Các bƣớc soạn thảo hƣơng ƣớc về cơ bản có 5 bƣớc (xem bảng 1), tuy nhiên không phải làng nào cũng soạn thảo theo một trình tự nhƣ vậy, điều này tùy thuộc vào cách ghi chép của từng làng.

Nhìn chung, hƣơng ƣớc cổ đều đƣợc chia thành các điều, dƣới điều lại có mục hoặc khoản. Số lƣợng, tỷ lệ, trình tự sắp đặt các điều khoản trong hƣơng ƣớc của từng làng cũng có sự khác nhau. Nội dung các điều khoản của các bản hƣơng ƣớc cũng rất biến động và phong phú, điều này là do mỗi làng đều có những tập tục, quy ƣớc riêng đƣợc hình thành từ lâu đời dựa trên những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội. Nhƣng khi chắt gạn những dị biệt của từng làng, ta thấy các hƣơng ƣớc cổ đều phản ánh những nội dung chính sau:

- Những quy ƣớc liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng.

- Những quy ƣớc về việc bảo đảm đời sống tâm linh cộng đồng.

- Những quy ƣớc về việc bảo đảm các nghĩa vụ sƣu thuế, binh dịch với Nhà nƣớc phong kiến.

Ngoài ra, có hƣơng ƣớc còn đề cập đến việc khuyến học, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lập quỹ nghĩa thƣơng… Gắn với hầu hết các điều khoản trên đây là các quy định về các hình thức khen thƣởng và xử phạt của làng xã đối với các tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ hƣơng ƣớc.

Tuy nhiên, cũng do đặc thù của từng làng và do cách ghi chép của những ngƣời soạn thảo nên hƣơng ƣớc của mỗi làng có nội dung dài ngắn với số lƣợng điều khoản khác nhau, tỷ lệ điều khoản liên quan đến các mặt đời sống của làng xã khác nhau và chiếm những vị trí khác nhau [13, tr. 101-103], và kèm theo đó là các hình thức khen thƣởng và xử phạt cũng khác nhau. Có thể nói, đây chính là biểu hiện cho tính đa dạng cùng tính tự trị của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Hƣơng ƣớc cải lƣơng (từ năm 1921 đến trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945) Trƣớc hết, cần hiểu rõ tại sao lại có tên gọi “hƣơng ƣớc cải lƣơng” ? Hƣơng ƣớc cải lƣơng chính là những bản hƣơng ƣớc đƣợc soạn thảo trong thời kỳ thực dân Pháp tiến hành công cuộc “cải lƣơng hƣơng chính”, theo yêu cầu của chính quyền thực dân và trên tinh thần của chính sách “cải lƣơng hƣơng chính”.

Vậy “cải lƣơng hƣơng chính” là gì ? Theo nhà sử học Dƣơng Trung Quốc, đây “là cách diễn đạt của ngôn ngữ báo chí thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 về các chính sách mà thực dân Pháp đã thi hành nhằm cải tổ bộ máy quản lý làng xã với tƣ cách là một đơn vịhành chínhcơsở trong thiết chế cai trị thuộc địa ở Việt Nam” [60, t1, tr. 259].

Tại sao thực dân Pháp phải tiến hành công cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” ? Thực ra không phải ngay từ đầu, sau khi hoàn thành xâm lƣợc và đặt ách thống trị lên đất nƣớc ta, chính quyền thực dân đã có ý định “cải lƣơng

hƣơng chính”. Trong cuốn “Giáo trình về tổ chức cai trị hành chính của ngƣời Việt Nam”, tác giả Luro đã đƣa ra nhận định về chế độ làng xã tự quản ở nƣớc ta: “một tổ chức phức tạp nhƣ thế, một tổ chức mà trong đó không bao giờ thấy có một viên kỳ mục nào hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại theo truyền thống từ thời rất xa xƣa, tổ chức đó chúng ta không nên đụng chạm tới kẻo làm dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn. Công cụ cũ kỹ, nhƣng tốt, phù hợp với dân chúng. Vậy có ích gì mà chúng ta lại thay đổi nó” [49, tr. 198].

Còn Paul Doumer trong cuốn hồi ký “Đông Dƣơng thuộc Pháp” cũng đã nhận định: “Theo tôi, duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cƣờng cách tổ chức cũ kỹ mà chúng ta đã thấy đó, là một điều tốt. Theo cách tổ chức này thì mỗi làng xã sẽ là một nƣớc cộng hòa nhỏ, độc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phƣơng. Đó là một tập thể đƣợc tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỷ luật, và rất có trách nhiệm đối với chính quyền cấp trên về những cá nhân thành viên của nó, những cá nhân mà chính quyền cấp trên có thể không cần biết tới, điều đó rất thuận lợi cho công việc của chính quyền” [49, tr. 226-227]. Có thể thấy, từ rất sớm, thực dân Pháp đã bộc lộ rõ ý đồ lợi dụng hình thức quản lý làng xã truyền thống của ngƣời Việt nhƣ một công cụ đắc lực phục vụ cho việc cai trị và bóc lột của chúng.

Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XX, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, thực dân Pháp nhận thấy chính tính chất biệt lập và tự trị của làng xã (vốn là đặc điểm đƣợc chúng lợi dụng triệt để cho công cuộc cai trị trƣớc đây) thì nay đã trở thành một mối nguy cơ, theo đó thì làng xã sẽ trở thành một khu vực chống lại chính quyền thực dân, nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Vì vậy, chúng cho rằng cần phải cải tổ lại tổ chức làng xã theo hƣớng có lợi nhất cho chính quyền thực dân, nhằm tách nông dân và làng xã ra khỏi môi trƣờng cách mạng. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ tối đa cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chính quyền thực dân không thể không

từng bƣớc vƣơn “bàn tay” của nó đến các chính quyền cấp cơ sở, tức là làng xã. Do đó, trong vòng 40 năm (từ năm 1904 đến năm 1944), chính quyền thực dân đã đƣa ra nhiều văn bản lập quy mang tên “Việc tổ chức lại bộ máy hành chính xã” (Réorganisation de l'Administration communale) mà đƣơng thời quen gọi là chính sách “cải lƣơng hƣơng chính”. Trọng tâm của cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” là việc thay thế Hội đồng kỳ mục - bộ máy quản lý làng xã truyền thống mà thực dân pháp cho là “tham nhũng” và “bất tài” bằng Hội đồng tộc biểu gồm đại biểu các dòng họ trong làng, đồng thời chấn chỉnh lại bộ máy chức dịch cùng việc thu chi ngân sách của làng xã.

Mặc dù vậy, thực dân Pháp cũng đã sớm khôn ngoan nhận thấy rằng, nếu cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” chỉ đơn thuần dựa vào áp lực từ trên xuống với những văn bản của Nhà nƣớc thì chắc chắn sẽ không thành công. Muốn can thiệp vào đơn vị tụ cƣ tƣơng đối độc lập này nhất thiết phải có những biện pháp khéo léo, phù hợp. Trong quá trình cai trị ở Việt Nam, chúng đã nhận thấy sức mạnh của hƣơng ƣớc (lệ làng ) nên đã tỏ ra hết sức khôn khéo khi lợi dụng hƣơng ƣớc để nắm lấy nông thôn. Bởi “nếu nhƣ phép nƣớc đến với ngƣời nông dân bị khúc xạ bởi tầng lớp kỳ mục thì hƣơng ƣớc lại ở ngay trong làng, do làng lập ra, làng thực hiện, làng thanh tra và làng xử phạt các hành vi vi phạm” [8, tr. 42]. Nghị định của Nhà nƣớc về đến làng quê có khi không đƣợc thực hiện hoặc ngƣời dân tìm mọi cách trốn tránh, trong khi “hƣơng ƣớc lại đƣợc thực thi rất nghiêm ngặt, bất kể ngƣời dân nào trong làng cũng phải tuân thủ” [8, tr. 42]. Việc nghiêm chỉnh chấp hành này không chỉ đơn thuần do những quy định thƣởng phạt rõ ràng của hƣơng ƣớc mà quan trọng hơn, nó gắn với lòng tự trọng, với những quan niệm đạo đức, những thói quen sinh hoạt từ bao đời nay đã trở thành chuẩn mực trong lối sống, cách ứng xử và đặc biệt là dƣ luận “bia miệng” chốn thôn quê. Do đó, cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” muốn thành công thì phải lồng bằng đƣợc những nội

dung của nó vào trong hƣơng ƣớc, phải trở thành quy định trong hƣơng ƣớc hay nói cách khác, chính quyền thực dân phải tiến hành cải lƣơng hƣơng ƣớc. Đấy chính là nguồn gốc ra đời của hƣơng ƣớc cải lƣơng.

Nhằm hạn chế những phản ứng của làng xã đối với chính sách “cải lƣơng hƣơng chính”, thực dân Pháp quyết định không tiến hành trên diện rộng ngay mà từng bƣớc thí điểm ở từng vùng miền. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho xây dựng và công bố một mẫu hƣơng ƣớc chung in sẵn, phát cho các làng. Đây đƣợc xem là bƣớc chuẩn bị cho cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” sẽ đƣợc tiến hành trên diện rộng sau này. Cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” ở Bắc kỳ đƣợc tiến hành làm 3 đợt:

Đợt 1(1921-1926): Loại bỏ Hội đồng kỳ mục, thành lập Hội đồng tộc biểu. Đợt 2 (1926-1941): Khôi phục lại Hội đồng kỳ mục làm chức năng tƣ vấn cho Hội đồng tộc biểu.

Đợt 3 (1941-trƣớc 1945): Giải thể Hội đồng tộc biểu, củng cố Hội đồng

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 31 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)