Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 26 - 31)

trước Cách mạng tháng Tám 1945

1.1.4.1. Tình hình chính trị

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta. Trong lúc nhân dân cả nƣớc quyết không đội trời chung với giặc, cầm vũ khí đứng lên kháng chiến thì triều Nguyễn từng bƣớc nhƣợng bộ, đi đến đầu hàng, cấu kết với thực dân. Ngày

19/3/1884 Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, 5/1884 ách thống trị thực dân chính thức đặt vào cổ nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong đó có Phổ Yên.

Cũng nhƣ các tỉnh ở Bắc Kỳ, đứng đầu tỉnh Thái Nguyên là viên Công sứ ngƣời Pháp cùng với bộ máy Nam triều đứng đầu là viên Tuần phủ, đứng đầu huyện là viên Tri huyện, dƣới quyền Tri huyện là Chánh tổng, Lý trƣởng và Hội đồng kỳ mục. Ở mỗi cấp, thực dân Pháp cho duy trì một lực lƣợng quân sự nhất định để làm công cụ đàn áp sự chống đối của nhân dân ta, duy trì, bảo vệ ách thống trị của chúng. Toàn bộ bộ máy cai trị ngƣời bản xứ đều dƣới sự kiểm soát của viên Công sứ ngƣời Pháp. Đến năm 1901 thực dân Pháp cơ bản thiết lập xong bộ máy cai trị thực dân ở Thái Nguyên (trƣớc đó là chế độ quân quản, do lực lƣợng quân sự cai quản).

Ở Phổ Yên, chúng chia huyện làm 6 tổng với 24 làng để duy trì ách thống trị. Bên cạnh đó, Pháp thiết lập hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm kiểm soát các đầu mối giao thông, các khu vực quan trọng nhƣ đồn Sơn Cốt (1886), đồn Trinh Nữ, Phố Cò, Phúc Thuận…Đến năm 1934-1935, chúng mới lập thêm Đồn Chã, Hà Châu. Hệ thống đồn bốt này án ngữ ở Phổ Yên nhƣng nằm trong hệ thống cai trị thực dân trong phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên, có nhiệm vụ trấn giữ cửa ngõ nối liền giữa đồng bằng Bắc Bộ và miền thƣợng du phía Bắc.

Với chính sách chia để trị, thực dân Pháp kích động gây hằn thù giữa các dân tộc, tôn giáo, thực hiện chính sách ngu dân để thủ tiêu các quyền tự do tối thiểu của ngƣời dân, gây mâu thuẫn giữa ngƣời tá điền trong đồn điền và ngƣời dân ngoài đồn điền (dân xứ), bằng cách tá điền thì đƣợc tự do đi lại, nấu rƣợu, đƣợc miễn phu phen tạp dịch... ngƣợc lại, dân xứ thì chúng bắt phu phen, tạp dịch đóng cao hơn, bị khinh miệt, chèn ép nhiều hơn. Vừa "phân biệt đối xử" vừa tuyên truyền khinh miệt dân xứ "khố rách, áo ôm", làm cho quan hệ dân xứ và dân đồn điền càng xa nhau [6, tr. 11-16].

1.1.4.2 Tình hình kinh tế

Dƣới ách thống trị thực dân, nhân dân Phổ Yên cực khổ điêu đứng bởi chính sách bóc lột, cƣớp đoạt. Từ 1898, Guyôm Pie đã cƣớp đất để lập đồn điền Chã, năm 1909 diện tích đã có 7.596 ha, chuyên canh các loại nông sản và cây công nghiệp nhƣ lúa, trẩu…Lực lƣợng nhân công có tới 448 tá điền, phần lớn đƣợc mộ từ các tỉnh miền xuôi lên, ngoài ra còn có hàng trăm ngƣời đƣợc tuyển làm công theo vụ, hoặc khoán theo việc, hàng năm đem lại cho chủ một khoản lợi rất lớn.

Sau đồn điền Chã, hàng loạt đồn điền khác nhƣ đồn điền Sơn Cốt do Raynô lập 1898 có 3.634 ha, đồn điền Thác Nhái, Phúc Thuận, mỗi đồn điền khoảng 200-300 ha cùng với 10 địa chủ ngƣời Việt chiếm giữ 660 ha ruộng đất. Nhƣ vậy, có tới 3/4 diện tích ruộng đất Phổ Yên nằm trong tay các chủ đồn điền. Còn lại gần một ngàn mẫu là ruộng nửa công, nửa tƣ, đó là đất của làng xã, nhƣng thực chất số ruộng đất này đều do giới chức dịch ở làng xã quản lý và dần dần đều bị chúng thâu tóm hết. Nhân dân, đa số là tá điền làm thuê mà thôi.

Thủ đoạn cƣớp đoạt ruộng đất của thực dân trắng trợn. Dựa vào chính sách của Toàn quyền Đông Dƣơng ban bố: cho phép các nhà doanh nghiệp thực dân đƣợc khẩn hoang đất trồng để lập đồn điền, đƣợc sự bảo trợ của viên Công sứ tỉnh Thái Nguyên, chúng đã dùng vũ lực để đuổi hàng trăm gia đình nông dân đi nơi khác để chiếm đất, chiếm ruộng. Dƣới danh nghĩa "Công ty dân dụng đồn điền" do Guyôm Pie làm chủ, có trụ sở ở Chã và Thác Nhái cũng nhƣ "công ty Raynô cha và con" trụ sở ở Sơn Cốt, chúng đã cho nhân viên địa chính đi kèm có lính bảo vệ để đo đất lập đồn điền. Ruộng đất, bất kể là của ai, đã nằm trong quy hoạch đó đều mất quyền sử dụng, nếu chống đối thì bị kết tội chống Nhà nƣớc bảo hộ và bị trừng trị nghiêm khắc.

Các địa chủ ngƣời Việt tuy không có sức mạnh nhƣ những địa chủ ngƣời Pháp song cũng dựa vào đó mà tác oai, tác quái bằng quyền lực tay sai,

bằng thủ đoạn nợ lãi để tƣớc đoạt ruộng đất của nông dân ở những nơi mà thực dân chƣa với tới. Dƣới thời Pháp thuộc, 3/4 diện tích đất nông nghiệp của huyện nằm trong các đồn điền của địa chủ ngƣời Pháp và ngƣời Việt. Theo cuốn Tiểu chí Thái Nguyên của Echinard (Công sứ tỉnh Thái Nguyên) xuất bản năm 1933: năm 1932, toàn huyện có tới 3.000 ha đất trồng trọt bị bỏ hoang hóa, diện tích đất canh tác là 4.100 ha.

Nhân dân ở Phổ Yên lúc này 80% là tá điền, họ cam chịu làm thuê cuốc mƣớn trong các đồn điền. Hình thức bóc lột phong kiến kết hợp với hình thức bóc lột tƣ bản làm cho đời sống nông dân Phổ Yên đã khổ lại càng khổ cực hơn. Thủ đoạn của chủ đồn điền rất tinh vi, vừa duy trì việc phát canh thu tô, vừa hạn chế, trả rẻ với ngƣời làm khoán hay công nhật, vì thế càng đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ. Quyền lực của các chủ đồn điền rất lớn, mỗi đồn điền nhƣ một đơn vị hành chính riêng, ở mỗi làng cũng có Lý trƣởng hoặc Ấp trƣởng và lực lƣợng tuần đinh phục vụ cho công việc quản lý đồn điền và ấp trại. Bên cạnh chính sách cƣớp đất, chính sách thuế cũng làm cho bƣớc bần cùng hóa của nông dân càng trở nên nhanh hơn. Riêng thuế trực thu năm 1932, nhân dân Phổ Yên phải nộp 26.871 đồng, bình quân mỗi suất đinh nộp 7 đồng/năm (thời giá 1932 là 3,8 đồng đến 4 đồng/1 tạ gạo). Ngoài ra còn hàng chục thứ thuế vô lý khác khiến cho dân nghèo xơ xác, thất nghiệp. Đó là bộ mặt thật của đời sống nông dân Phổ Yên cũng nhƣ nông dân Việt Nam nói chung ở thời điểm lịch sử này [6, tr. 12-15].

1.1.4.3 Tình hình văn hóa – xã hội

Dƣới thời Pháp thuộc, thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp chỉ mở ở Phổ Yên 1 trƣờng tiểu học, thu hút khoảng 100 ngƣời là con của bọn quan lại, địa chủ phong kiến và những gia đình giàu có vào học. Hầu hết con em nhân dân và ngƣời lao động Phổ Yên không đƣợc đi học, bị mù chữ. Về y tế, cả huyện lúc đó cũng chỉ có 1 y tá chữa bệnh cho các quan chức và binh

lính ở huyện đƣờng. Ngƣời dân khi ốm đau chỉ biết cầu trời, khấn phật…phó thác cho mệnh trời. Thêm vào đó, chính quyền thực dân còn khuyến khích cờ bạc, rƣợu chè, nghiện hút, mê tín…làm cho ngƣời dân Phổ Yên càng trở nên cơ cực, mất dần trí - thể - lực.

Dƣới chế độ thực dân phong kiến, sự cực khổ lầm than luôn đeo đẳng với ngƣời dân Phổ Yên, song "tức nƣớc vỡ bờ", với tinh thần bất khuất, ngƣời dân Phổ Yên đã nhiều lần đứng lên đấu tranh để mƣu cầu lấy quyền sống, quyền làm ngƣời.

Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, nhân dân các dân tộc Phổ Yên đã cùng nhân dân Thái Nguyên quy tụ xung quanh các thủ lĩnh địa phƣơng, tiến hành những trận tập kích, phục kích các cuộc lùng sục, bình định của địch ở các vùng phụ cận khiến cho tên Công sứ Thái Nguyên phải thú nhận: "trong hai năm 1884-1885 nhiều cuộc chiến đấu đã diễn ra ở Phổ Yên và Đại Từ".

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô lớn kéo dài ngót 30 năm vào thời kỳ đầu thống trị của Pháp. Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa mở rộng sang cả Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa này, nhân dân Phổ Yên không chỉ giúp đỡ lƣơng thực, thực phẩm, vũ khí cho nghĩa quân mà còn có nhiều ngƣời con ƣu tú của Phổ Yên đã tham gia hàng ngũ nghĩa quân. Nhiều cuộc đụng độ giữa nghĩa quân và thực dân Pháp đã diễn ra ở Phổ Yên, có những trận hàng chục tên địch bị nghĩa quân tiêu diệt. Thực dân Pháp phải thừa nhận: "toàn bộ Nam Thái Nguyên đều quy thuộc Đề Thám và có thái độ chống đối rõ rệt các nhà cầm quyền Pháp và bản xứ".

Tháng 8/1917, cùng với nhân dân Thái Nguyên, nhân dân Phổ Yên đã tích cực ủng hộ và tham gia khởi nghĩa dƣới lá cờ của Lƣơng Ngọc Quyến và Đội Cấn. Đó là các trận Hàm Lọn (Phúc Thuận), trận Hoàng Đàm (Nam Tiến) ngày 16/10/1917 đã gây cho địch nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Cuộc khởi

nghĩa của Lƣơng Ngọc Quyến và Đội Cấn là cuộc khởi nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc, đã thu hút rất đông nhân dân tham gia.

Bị thực dân Pháp và phong kiến cƣớp đất, bóc lột, đè nén vì thế nhân dân Phổ Yên có lúc ngấm ngầm, có lúc công khai tiến hành các cuộc đấu tranh bằng nhiều hình thức khiến cho thực dân Pháp nhiều khi phải đối phó rất vất vả, điển hình là phong trào chống lệnh của Công sứ cắt đất cho chủ Tây lập đồn điền 1887-1888. Các tá điền làm thuê trong đồn điền tìm đủ mọi cách lãn công hoặc phá hoại ngầm, khiến việc mở mang phát triển của chủ gặp nhiều khó khăn. Năm 1932, bọn chủ đồn điền đã phải xin trả đất đai cho chính phủ bảo hộ vì lý do ở đây " đất đai không đãi khách", khó làm ăn ", "khí hậu độc, nhân công thiếu". Ngoài ra, những cuộc đấu tranh cục bộ, chống bắt phu làm đƣờng quân sự, chống sƣu cao thuế nặng, vận động con em không hợp tác với địch…cũng thƣờng xuyên diễn ra.

Những cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân Phổ Yên vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không đem lại thắng lợi, nó chỉ đem lại những hiệu quả về quyền lợi nhỏ bé. Đó là do những hạn chế mang tính lịch sử và hoàn cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nƣớc ta nói chung. Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân là tự phát, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu một đƣờng lối lãnh đạo thống nhất, đúng đắn, thiếu vai trò của giai cấp tiên phong lãnh đạo. Nhƣng qua các cuộc đấu tranh đó, tinh thần yêu nƣớc, ý thức dân tộc, lòng căm thù giặc của nhân dân ngày càng sâu sắc. Để đến khi có ánh sáng của Đảng soi rọi, sức mạnh tinh thần đó bùng nổ, hòa vào dòng thác cách mạng của cả nƣớc, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc [6, tr. 16-19].

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)