Quản lý đường sá, cầu cống, đê điều
Việc giữ gìn đƣờng sá, cầu cống, đê điều là trách nhiệm chung của mọi ngƣời dân làng xã. Điều này đều đƣợc thể hiện rõ qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên. Ngƣời đứng đầu trông nom các công việc này trong làng xã gọi là Thủ lộ. Ở Phổ Yên, nhiều làng giao công việc này cho Phó lý chịu trách nhiệm, “Ngƣời Phó lý phải trông nom đƣờng sá cầu cống và đê điều, nếu thấy nơi nào hƣ hỏng phải trình Hội đồng để sửa chữa lại” [78, tr. 4].
Đƣờng làng ngõ xóm có đƣợc giữ gìn, bảo quản tốt thì việc đi lại của dân làng mới thuận tiện. Nếu đƣờng đi qua xóm ngõ nào lầy lội, sạt lở thì xóm ngõ đó phải huy động ngƣời đến sửa cho ngay ngắn bằng phẳng. Các làng cũng nghiêm cấm việc xẻ đƣờng để lấy nƣớc ra ruộng, “ai cần tháo nƣớc qua đƣờng trƣớc phải xin phép Hội đồng, lý dịch, tháo xong lại phải đắp lại đẹp đẽ nhƣ cũ, nếu Hội đồng và lý dịch không cho phép thời không đƣợc tháo” [78, tr. 4]. Các cầu cống đƣợc bồi đắp chắc chắn sẽ không chỉ đảm bảo cho giao thông dễ dàng mà còn đảm bảo chủ động nguồn nƣớc tƣới, hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm ghi rõ: “Các đƣờng sá, cầu cống ở địa phận làng cấm không đƣợc phá hoại, nếu ai phạm thì phải phạt tự năm hào đến một đồng (0#50 – 1#00), mà chỗ hƣ hỏng ấy phải xây đắp đền” [75, tr. 6]. Hàng năm các làng xã đều chú ý tu bổ, sửa chữa đƣờng sá và cầu cống, kinh phí lấy từ công quỹ hoặc chiểu bổ suất đinh, dân đinh đƣợc huy động đi lao
động công ích rồi đƣợc trừ vào phu dịch. Có nhiều làng đƣờng đi đƣợc lát bằng gạch, rất sạch sẽ và thuận tiện cho việc đi lại, việc xây dựng lấy từ tiền lệ nộp cheo hoặc nộp gạch của ngƣời con gái trong làng khi xuất giá.
Với việc “lấy nghề nông làm gốc”, các làng xã đặc biệt quan tâm đến công tác trị thủy, thủy lợi. Việc bảo vệ đê điều, mƣơng máng cũng đƣợc ghi trong nhiều hƣơng ƣớc. Hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã quy định rằng: “Ngƣời nào có nhà, ruộng ở gần hai bên đê lộ đƣợc hƣởng quyền lợi những cây cối ở hai bên đê. Khi nào dân có việc công thời dân mới lấy, và các bờ công thổ cũng thế” [89, tr. 18]. Đây thực sự là một cách quản lý, bảo vệ đê điều rất khôn khéo của làng xã khi đã gắn chặt lợi ích với trách nhiệm của những ngƣời dân sống ở 2 bên đê lộ, để họ tự nguyện giữ gìn cây cối ở 2 bên đê, góp phần bảo vệ, giữ cho đê khỏi bị xói mòn, sạt lở.
Bảo vệ ruộng đồng, nguồn nước, sức kéo
Không chỉ nghiêm cấm hành vi đào phá đê đƣờng, các hƣơng ƣớc cũng quy định việc phá hủy bờ bãi giữ nƣớc đều phải bị bồi thƣờng và phải phạt. Nhiều hƣơng ƣớc nêu rõ, không ai đƣợc phát cỏ bờ ruộng mà lại không đắp lại để bờ lở dần, “ruộng của ngƣời dƣới không đƣợc xén bờ trên của nhau. Nếu xén ruộng ấy, ngƣời có ruộng tƣờng trình, bắt phạt 0#50” [82, tr. 12]. Những hành vi làm hại cho thủy lợi, phá hoại mùa màng cũng bị nghiêm cấm. Hầu hết các hƣơng ƣớc đều quy định “Cấm chăn trâu bò bờ ruộng khi lúa đã tốt” [96, tr. 5] hay “Các ruộng nƣơng giồng mầu, cấy lúa đang khi thời vụ cấm không đƣợc thả trâu bò, gà vịt, các súc vật ăn hại và cấm không đƣợc đắp chặng tháo nƣớc đơm cá làm hao tổn điều hòa. Ai phạm tùy làm hại nhiều hay ít, phạt tự hai hào đến hai đồng (0#20 – 2#00)” [75, tr.9]. Tƣơng tự, hƣơng ƣớc xã Tiên Thù – tổng Tiên Thù cũng quy định “ngày mùa cấy xong nếu ai mà tháo nƣớc trộm hoặc để trâu bò ăn lúa mà tuần biết đƣợc thì phải phạt tiền là 2 hào” [102, tr.2]. Riêng ở xã Vân Dƣơng thƣợng – tổng Nghĩa Hƣơng thì
hình phạt cho vi phạm này rất đặc biệt: “Cấm đƣợc trâu, bò, lợn thả ăn lúa mạ và ngƣời đơm tát hại lúa. Bắt đƣợc ngƣời ấy mỗi cây lúa phải đền 6 đồng kẽm, mỗi bờ phạt 36 đồng kẽm, ngƣời đơm tát phạt một phong giầu giá 3 tiền. Không chịu thì đồng dân bắt vạ lợn, bắt để điếm chung trong 3 ngày, không nộp phạt ấy cắt đầu lợn treo tại điếm chung. Số tiền phạt ấy đồng niên đến ngày Thƣờng tân đầu xâu phải dạo nộp dân 0#12, hạn cấm từ ngày mùng 10 tháng 7 đến rằm tháng 9 thì thôi” [87, tr. 5].
Bên cạnh những quy định trên, các làng xã cũng rất chú ý đến vấn đề bảo vệ sức kéo bởi với nhà nông thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Điều thứ 36 trong hƣơng ƣớc xã Vạn Phái – tổng Vạn Phái quy định: “Ngƣời nào không cẩn thận có trâu bò để mất mà động hiệu thời tuần phiên đi tìm thấy thời ngƣời có trâu bò phải nộp con trâu 4 đồng bạc, bò thời ba đồng, nếu không tuân cứ quyền tƣớc”[107, tr. 7]. Nhƣ vậy, các hƣơng ƣớc đã quy định trách nhiệm cụ thể đến từng gia đình, họ có trách nhiệm bảo vệ trâu, bò nhà mình không chỉ vì đấy là tài sản riêng của họ mà đó là nguồn sức kéo quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của từng gia đình và của cả làng xã.
Nhƣ vậy, qua nội dung cụ thể của hƣơng ƣớc, có thể thấy các làng xã huyện Phổ Yên đã rất quan tâm và có những biện pháp cụ thể để bảo vệ đƣờng sá, cầu cống, đê điều, bảo vệ sức kéo và thành quả sản xuất nông nghiệp. Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của làng xã nói riêng và quốc gia nói chung.