Việc sinh tử giá thú
Ở mỗi làng xã, việc quản lý hộ khẩu, dân đinh không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo trật tự trị an làng xã mà hơn thế nữa là để căn cứ vào đó mà “khai thác đầy đủ, triệt để các thứ thuế khóa và nghĩa vụ của dân đinh đối với làng xã” [17, tr. 35].
Trƣớc đây, mỗi làng xã đều có sổ đinh và sổ điền. Sổ đinh (sổ hƣơng ẩm) chính là sổ để quản lý nhân đinh của một làng xã. Khi nhà ai sinh con trai, khi đầy tuổi tôi phải sửa một cơi trầu đến trình báo với lý dịch xin ghi tên đứa trẻ vào sổ hƣơng ẩm, việc ghi tên chỉ là để giữ chỗ, đến năm 18 tuổi thì mới làm lễ nhập hƣơng ẩm – lễ thành đinh. Từ đây, anh ta có trách nhiệm phải thực hiện những nghĩa vụ với làng, với nƣớc. Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm có ghi: “Ai đến 18 tuổi thì phải tƣờng với Lý trƣởng khai vào sổ đinh để đóng sƣu thuế và gánh phu dịch mấy dân làng” [75, tr. 6]. Các hƣơng ƣớc cũng cho biết, ở mỗi làng đều có một Hộ lại chuyên coi giữ sổ sách kiểm soát việc sinh, tử, giá thú trong làng. “Lệ giao cho Hộ lại kiểm tín. Hễ ai có việc cƣới hay việc ma, phải chiểu lệ nộp cheo hay nộp tiền tục lệ cho xong sẽ đến Hộ lại khai sổ” [75, tr. 7]. Nhƣ vậy, về mặt quản lý Nhà nƣớc, khi gia đình nào trong làng có trẻ mới sinh, hoặc có ai bất hạnh qua đời, hoặc có con gái đi lấy chồng thì hạn trong một số ngày nhất định sẽ phải đến Hộ lại khai sổ, qua đó để Nhà nƣớc có thể kiểm soát về hộ khẩu trong các làng xã. Tuy nhiên, ở các làng xã huyện Phổ Yên lúc bấy giờ đã tồn tại một thực tế là, nếu nhƣ gia đình nào chƣa nộp lệ cho làng thì Hộ lại không
đƣợc phép vào sổ, và cá nhân hay gia đình đó sẽ phải chịu sự trừng phạt của làng. Điều này đƣợc ghi rõ trong hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm: “Khi đến khai hễ có giấy của chủ tế hay phần thu chi rằng ngƣời ấy đã nộp cheo hay lệ rồi thì Hộ lại khai sổ, nếu ngƣời đƣơng sự không theo lệ làng, không chịu nộp mà cứ thiện tiện đến Hộ lại khai sổ thì phải phạt một đồng bạc (1#00)” [75, tr. 8]. Đây chính là một biểu hiện cụ thể của câu “phép vua thua lệ làng”, là một hiện tƣợng có lẽ không chỉ có ở các làng xã huyện Phổ Yên mà phổ biến ở hầu khắp các làng xã trong cả nƣớc.
Việc ngụ cư và nhập tịch
“Sống ở làng, sang ở nƣớc”, từ bao đời nay ngƣời nông dân luôn luôn mong muốn đƣợc gắn bó suốt cuộc đời với làng mạc nơi mình sinh ra, nhƣng không phải ai cũng có đƣợc hạnh phúc ấy. Vì nhiều lý do khác nhau, họ buộc phải rời bỏ quê hƣơng bản quán, tha phƣơng nơi đất khách xứ ngƣời với thân phận là dân ngụ cƣ.
Ở hầu hết các làng xã của huyện Phổ Yên, bên canh bộ phận dân chính cƣ còn có một bộ phận dân ngụ cƣ. Họ là dân phu đƣợc bọn chủ các đồn điền ngƣời Pháp và ngƣời Việt tuyển mộ vào làm thuê cho chúng, một số khá đông là đồng bào các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hà Đông… di cƣ, phiêu bạt lên sinh cơ, lập nghiệp. Để hạn chế sự xáo trộn và nhằm đảm bảo an ninh trật tự làng xã, các hƣơng ƣớc đều có những quy định về vấn đề ngụ cƣ và nhập tịch.
Dân ngụ cƣ phải chịu rất nhiều thiệt thòi so với dân chính cƣ nhƣ không đƣợc chia ruộng công, không đƣợc dự tế lễ và dự hƣơng ẩm, khi già lão vẫn không đƣợc vào hàng hƣơng lão, khi chết phải chôn nhờ (ký táng)...nhƣng họ lại vẫn phải tham gia vào các việc làng, giống nhƣ con hầu, ngƣời ở của làng. Thậm chí, nhiều làng còn quy định về việc hàng năm dân ngụ cƣ phải nộp tiền hoa thảo cho làng: “Nếu có ngƣời nào ngụ cƣ ở trong làng thì đồng niên cứ đến đại lệ tháng 10 phải đến tại đình làm lễ thánh và
nộp cho dân là 0#50” [81, tr. 4]. Về cơ bản, thân phận của dân ngụ cƣ chỉ khá hơn một chút so với mõ làng (đạc phu)- kẻ bị khinh rẻ nhất làng. Bởi vậy, bất cứ một ngƣời ngụ cƣ nào cũng muốn đƣợc nhập tịch vào làng, trở thành dân chính cƣ để thay đổi thân phận. Ngoài quy định phải thử thách qua 3 đời liên tiếp, còn có một cách khác nhanh hơn để dân ngụ cƣ đƣợc nhập tịch, đó là bỏ tiền ra mua danh vị và đƣợc ghi tên vào sổ hƣơng ẩm. Tuy nhiên, mỗi làng cũng có những quy định cụ thể khác nhau về vấn đề này.
Hầu hết hƣơng ƣớc các làng đều quy định, “nếu có ai ngụ cƣ muốn nhập tịch với dân thì phải có căn cƣớc minh bạch, có nghề nghiệp chính đáng và có gia sản” [91, tr. 3]. Bên cạnh đó, nhiều làng còn yêu cầu “cần phải có một ngƣời trong làng đứng ra chứng nhận ngƣời nhập tịch ấy, về sau làm điều gì không phải, ngƣời nhận phải chịu” [83, tr. 5]. Làng Chiều Lai – tổng Thƣợng Giã còn quy định, ngƣời nhập tịch “phải làm tờ đoan là ngƣời lƣơng thiện thì làng mấy cho vào. Nếu sau này làm sự phi vi thì bắt giải trình thì lại ko cho vào làng nữa” [88, tr. 9]. Đây là việc cần thiết và bắt buộc nhằm hạn chế đến mức tối đa sự xáo trộn dân cƣ trong làng, để tiện cho việc quản lý nhân sự của chính quyền và đảm bảo an ninh làng xã.
Ngoài điều kiện tiên quyết đó ra, những ngƣời muốn nhập tịch còn phải nộp cho làng một khoản tiền lệ nhất định kèm theo một lễ gồm xôi, gà, trầu, rƣợu để ra đình làm lễ tạ Thánh và phải có lời với dân. Mức tiền lệ nhập tịch thƣờng là từ 2#00 đến 6#00, nhƣng cá biệt có xã Đắc Hiền – tổng Hoàng Đàm quy định mức tiền lên đến 20#00: “Lệ dân hoặc có ngƣời ở đâu đến ngụ cƣ ở dân đã lâu mà lƣơng thiện, có căn cƣớc nghề nghiệp làm ăn xin vào nhập tịch mấy dân thì phải nộp mấy dân 20#00, 1 cỗ xôi gà, 1 phong giầu tốt, 1 chai rƣợu đem tại đình làm lễ rồi nói mấy dân cho nhập tịch” [77, tr. 9]. Ở xã Vân Dƣơng thƣợng – tổng Nghĩa Hƣơng thì những quy định cho ngƣời nhập tịch còn khá nặng nề và phiền phức: “Ngƣời ngụ phải làm lễ
thủy nhập, sửa 1 con lợn thánh, tiền 3 quan, rƣợu 1 vò và thánh tự 3 tiền nữa rồi mời đồng dân ăn uống. Ngƣời ngụ ấy còn phải khao mãi đại đình tƣ văn cũng sửa nhƣ thế. Nếu ngƣời ngụ mà quá cố rồi, chƣa đủ khao mãi dân thì đến con cháu cũng phải khao dân nhƣ lệ ấy. Những hễ đƣợc 4 đời cố thổ mấy đƣợc làm chủ tế” [87, tr. 8]. Một số làng lại chia mức lệ nhập tịch làm 2 loại: lệ cho ngƣời nhập tịch dƣới 18 tuổi và lệ cho ngƣời nhập tịch từ 18 tuổi trở lên, nhƣ ở làng Cốt Ngạnh – tổng Hoàng Đàm: “Những ngƣời nào ngụ cƣ mà muốn nhập tịch tự 1 tuổi đến 17 tuổi thì phải tiền là 2#00, còn từ 18 tuổi giở lên thì cứ mỗi tuổi 1#00” [76, tr. 5], hoặc nhƣ ở làng Cầu Đông – tổng Nghĩa Hƣơng: “Nếu ai nhập tịch từ thuở bé thì cứ ngày mồng 4 tháng Giêng đến tại đình, cau 10 quả, tiền 2#00, ngƣời đến tuổi chịu thuế thì tiền 5#00” [83, tr. 7]. Chỉ duy nhất có xã Tiểu Lễ - tổng Tiểu Lễ là “không bắt buộc phải nộp khoản tiền lệ riêng gì cả” [98, tr. 4].
Những quy định của hƣơng ƣớc về vấn đề ngụ cƣ và nhập tịch là cần thiết cho việc quản lý nhân sự ở làng xã, nhƣng nhiều làng xã trƣớc kia đã biến lệ này thành một “bạc tục”, khiến cho bao kiếp ngƣời phải sống cuộc đời tăm tối, chìm nổi sau những lũy tre làng.
Nhƣ vậy, có thể thấy, qua cuộc cải lƣơng hƣơng chính, chính quyền bảo hộ đã cố gắng đƣa ra những biện pháp quản lý nhân sự đối với bộ máy quản lý làng xã, song song với đó là tăng cƣờng sự kiểm soát về ngân sách tài chính làng xã. Đây là 2 khâu then chốt nhất để chính quyền thực dân hạn chế và dần dần đi đến tƣớc bỏ quyền tự trị của làng xã. Khách quan mà nói, dƣới tác động của cuộc cải lƣơng hƣơng chính, lần đầu tiên những vấn đề liên quan đến ngân sách, tài chính làng xã đã đƣợc “pháp chế hóa” một cách chặt chẽ, từ việc quản lý tài sản công cho đến quản lý chi thu..., do đó đã “đụng chạm” tới “quyền lợi” của giới chức làng xã. Và đƣơng nhiên, việc đó không thể tránh khỏi sự chống đối dƣới nhiều hình thức của chính quyền làng xã mà
trƣớc hết là từ việc soạn thảo và thực hiện hƣơng ƣớc. Cho dù chính quyền thực dân ban hành những chính sách cải tổ bộ máy quản lý làng xã nhƣ thế nào thì trên thực tế ở các làng xã huyện Phổ Yên, Hội đồng kỳ mục vẫn luôn nắm giữ quyền điều hành mọi hoạt động của làng xã với sự trợ lực của bộ máy chức dịch đứng đầu là Lý trƣởng. Thời gian này, bộ máy chức dịch làng xã có thêm một số chức dịch chuyên trách những vấn đề mà chính quyền thực dân quan tâm nhƣ Thủ quỹ (phụ trách việc chi thu), Hộ lại (phụ trách quản lý nhân khẩu), Chƣởng bạ (phụ trách quản lý ruộng đất)...Những vấn đề nhƣ quản lý ruộng đất công, quản lý đê điều, mƣơng máng, bảo vệ ruộng đồng, sức kéo...đƣợc các làng xã đặc biệt quan tâm và ghi trong hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên bởi đó là những yếu tố quyết định đối với sự phát triển của kinh tế làng xã. Còn việc chi thu với những nguyên tắc mà chính quyền bảo hộ đặt ra nhƣ mức chi tối đa cho chi bất thƣờng, việc sinh lời số quỹ dƣ hay nộp ngân hàng các khoản tiền dự trữ của làng xã...thì tuyệt nhiên không đƣợc nhắc đến trong hƣơng ƣớc. Bằng cách này hay cách khác, các làng xã nơi đây vẫn tìm mọi cách che giấu những khoản chi tiêu, những quỹ bí mật...cố gắng thoát ra khỏi vòng “cƣơng tỏa” của chính quyền bảo hộ. Trên thực tế, những năm cuối cùng trƣớc Cách mạng tháng Tám, nạn tham nhũng, cƣờng hào càng trở nên trầm trọng hơn ở chốn hƣơng thôn, nhƣ báo chí thời kỳ ấy đã phải thừa nhận: “những cái văn minh ấy thuộc về lý tƣởng, chứ khó mà thực hành lắm, xem ra lại phần nhiều tệ hơn xƣa. Càng cải lƣơng càng nát, câu ấy thành ra sáo ngữ ở cửa miệng ngƣời đời” [48, tr. 42]. Tuy nhiên, với chính sách dung dƣỡng và tăng cƣờng quyền lực cho Lý trƣởng của thực dân Pháp, bộ máy chức dịch làng xã huyện Phổ Yên nói riêng và cả nƣớc nói chung đã trở thành công cụ đắc lực cho chính quyền thực dân, thể hiện rõ nhất qua việc sƣu thuế và binh dịch.
Nếu nhƣ trong vấn đề quản lý kinh tế và hành chính làng xã, chính quyền bảo hộ thể hiện rõ sự áp đặt và khống chế thì trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, các làng xã lại tƣơng đối đƣợc “thả lỏng”, nhất là những vấn đề thuộc về tín ngƣỡng, tập quán thì chính quyền thực dân hầu nhƣ không can thiệp. Nhìn chung, đây là phần thể hiện rõ nét nhất tính tự trị, tự quản của làng xã, là bức tranh muôn màu sắc về đời sống nông thôn huyện Phổ Yên nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945.
Chƣơng 3
QUẢN LÝ VĂN HÓA, XÃ HỘI LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI