Để giữ gìn trật tự trị an làng xã thì vấn đề tuần tra canh phòng là hết sức quan trọng và do đó đƣợc các làng xã quan tâm hàng đầu. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của huyện Phổ Yên. Nếu nhƣ toàn huyện có 33 bản hƣơng ƣớc cải lƣơng thì có tới 30 bản đề cập đến vấn đề này (chiếm tỉ lệ 91%). So với các khoản mục khác trong hƣơng ƣớc thì mục tuần phòng đƣợc các làng xã kê chi tiết, đầy đủ nhất.
Về lực lượng tuần phòng
Qua các bản hƣơng ƣớc có thể thấy, lực lƣợng tuần phòng của các làng xã đều đƣợc biên chế rõ ràng, gọi là Ban tuần phiên. Đứng đầu Ban tuần phiên là một Trƣơng tuần – Xã tuần (duy có xã Giã Thù – tổng Tiên Thù là có 2 Trƣơng tuần [101, tr. 4]), có một số làng Lý trƣởng hoặc Phó lý kiêm luôn Trƣơng tuần. Trƣơng tuần đƣợc bầu phải là ngƣời mạnh bạo, thực thà, có gia sản và mẫn cán. Trong hƣơng ƣớc của làng Hạ Vụ - tổng Vạn Phái có ghi: “Việc tuần xã thì khi nào dân bầu ai có thể lực, vật lực và mẫn cán thì dân cắt
bầu, cứ hạn mỗi khóa là 3 năm” [105, tr. 5]. Còn trong hƣơng ƣớc của xã Thung Hạc – tổng Hoàng Đàm cũng nêu: “Việc canh phòng là giữ tính mệnh, tài sản chung của dân thì dân đã bầu tuần xã. Trong khi bầu tuần xã thì dân chọn ngƣời có sức lực khỏe mạnh, ngay thẳng đứng đắn và có gia sản ở làng. Còn tuần tráng thì tùy ý tuần xã chọn ngƣời đinh tráng trong dân để cùng với tuần xã canh phòng nội hƣơng ấp, ngoại đồng điền” [81, tr. 4].
Nhƣ vậy, Trƣơng tuần là ngƣời đứng đầu, có trách nhiệm phiên chế các dân đinh trong làng thành từng đội tuần canh để luân phiên thực hiện nghĩa vụ tuần phòng. “Khi có lệnh canh thì từ 18 tuổi giở lên đều phải đi tuần, trừ ra các ngƣời đã đến 50 tuổi và các ngƣời chức dịch, các ngƣời ốm đau và ngƣời đi học ở các trƣờng, còn thì ai đi vắng phải mƣợn ngƣời canh thay” [96, tr. 8]. “Trừ ra những ngƣời ngụ cƣ tạm thời, còn ngụ cƣ có căn cƣớc, nghề nghiệp chính đáng và có gia sản thì phải chịu trách nhiệm canh phòng với dân” [91, tr. 4]. Điều đó cho thấy, các hƣơng ƣớc đã quy định rõ đối tƣợng tham gia tuần phòng (tất cả dân đinh làng xã trong độ tuổi từ 18 đến 50), đồng thời cũng quy định những trƣờng hợp đƣợc miễn (phụ nữ, nam từ dƣới 18 tuổi và trên 50 tuổi, những ngƣời khoa mục, chức sắc, ngƣời đang đi học và đi lính, dân ngụ cƣ tạm thời). Một phiên tuần thƣờng kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng, tùy theo quy định của từng làng.
Về cách bố trí tuần phòng
Tùy theo địa vực và số nhân đinh của mỗi làng mà Ban tuần phiên có thể chia thành 1 đến 4 ban canh, gồm khoảng 4 đến 10 ngƣời. Mỗi ban canh có 1 Đốc canh đứng đầu. Trách nhiệm của Đốc canh là nổi hồi trống gọi ngƣời trong ban canh ra điếm canh, đốc thúc các tuần tráng trong ban canh của mình làm nhiệm vụ.
Làng Việt xƣa đều có các điếm canh. Một làng có nhiều xóm, mỗi xóm lập một điếm canh. Điếm canh đƣợc coi là trụ sở của đội tuần, là nơi để các vũ khí thiết dụng của việc tuần nhƣ giáo mác, gậy, trống, tù và…và các dụng cụ
cứu hỏa, câu liêm, gầu nƣớc…Điếm canh cũng là nơi để các tuần tráng nghỉ ngơi và thay phiên khi tuần đêm. “Việc làm các điếm canh cùng sắm khí giới thì dân đinh phải chịu phí tổn” [96, tr. 6]. Tuần tráng nào nhà nghèo thì làng sắm vũ khí cho nhƣng khi hết lƣợt canh thì phải trả lại cho làng.
Ở hầu hết các làng xã ở Phổ Yên, tuần phiên đều đƣợc chia thành 2 lớp tuần: nội tuần (tuần trong làng) và ngoại tuần (tuần ngoài đồng). Nội tuần đảm trách việc tuần phòng, giữ gìn gia sản và tính mệnh của ngƣời dân trong làng. Ngoại tuần chịu trách nhiệm tuần phòng ngoài cánh đồng, trông nom lúa má, hoa màu, bảo vệ đƣờng đê, mƣơng nƣớc, ngăn chặn việc tháo nƣớc bắt cá, đơm đó bừa bãi, đảm bảo đủ nƣớc tƣới tiêu theo thời vụ. Hƣơng ƣớc làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm quy định: “Việc tuần phòng là giữ tính mệnh chung cho cả dân và cả tài sản nữa, dân đã cắt 5 ngƣời tuần phiên mạnh khỏe giao cho Phó lý, cùng với Phó lý tuần phòng nội hƣơng ngoại dã, ngƣời Phó lý phải chịu trách nhiệm nặng nề, nếu ai mất hoa mầu gì ở ngoài đồng hay trong nhà khoét rào, đào ngạch gì mà ngƣời Phó lý và tuần phiên không biết, không bắt đƣợc kẻ gian thời phải chiểu giá đền tiền” [78, tr. 5]. Chỉ có 2 hƣơng ƣớc là hƣơng ƣớc của làng Hạ Vụ - tổng Vạn Phái và xã Đan Hà – tổng Thƣợng Vụ là không quy định trách nhiệm của tuần phiên ở ngoài đồng. “Lý phó trƣởng, Xã tuần và tuần phu phải tuần phòng trong làng và địa giới để cấm chấp những sự gian phi và bắt những kẻ trái phép. Còn ở ngoài đồng thời hoa mầu của ai ngƣời ấy giữ, làng không phải trách nhiệm gì cả” [105, tr. 7].
Về quyền lợi và trách nhiệm của Ban tuần phiên
Để động viên, khích lệ tuần phiên hoàn thành tốt công việc, hƣơng ƣớc của các làng đều có những quy định về quyền lợi đối với tuần phiên. Tuần phiên đƣợc làng trả lƣơng mỗi năm và có thƣởng khi làm tốt nhiệm vụ.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng làng mà mỗi hƣơng ƣớc lại có những quy định khác nhau về mức lƣơng dành cho tuần, nhƣng nhìn chung
lƣơng cho tuần đều đƣợc trả bằng hiện vật (thóc lúa, hoa mầu tính trên diện tích canh tác) và bằng tiền (tính trên đầu hộ, đầu ngƣời hoặc trên đầu trâu, bò). Chỉ có 6 hƣơng ƣớc không thấy đề cập đến việc trả lƣơng cho tuần là hƣơng ƣớc của xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm, xã Hạ Đạt – tổng Thƣợng Vụ, xã Hạ Vụ - tổng Vạn Phái, xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã, xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm, xã Thƣợng Vụ - tổng Thƣợng Vụ. (xem bảng 6)
Tuần phiên khi bắt đƣợc trộm sẽ đƣợc làng thƣởng tiền. Phần lớn các làng đều quy định mức thƣởng từ 0#50 đến 2#00, riêng xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm thƣởng tới 5#00. Còn làng Đông Cao – tổng Tiểu Lễ lại phân làm 2 mức thƣởng: 1#00 (nếu bắt đƣợc trộm), 3#00 (nếu bắt đƣợc cƣớp). Trong khi chống trả trộm cƣớp, nếu ai đó chẳng may bị thƣơng thì làng cấp cho tiền thuốc thang chữa trị, nếu thiệt mạng làng cấp cho tiền tuất và đền cho con trai ngƣời ấy một suất nhiêu – miễn phu phen tạp dịch suốt đời, đƣợc châm chƣớc cho vào hội tƣ văn, đƣợc tham dự tế ở đình. Trƣờng hợp là dân ngụ cƣ chƣa đủ 3 đời thì đƣợc làng cho vào làm dân chính cƣ.
Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ, nếu Trƣơng tuần làm hết bổn phận, làng xóm yên bình thì khi mãn khóa sẽ đƣợc làng thƣởng bằng các hình thức nhƣ: cho 1 sào ruộng, cho ngôi thứ vị, cho 1 suất nhiêu, đƣợc dự chân tƣ văn…(xem bảng 6). Thời hạn một khóa của Trƣơng tuần là 3 năm, chỉ có số ít làng quy định 6 năm (xã Vân Dƣơng hạ - tổng Nghĩa Hƣơng, xã Tiên Thù – tổng Tiên Thù, xã Xuân Trù – tổng Tiên Thù).
Ngoài những điều đã nêu trên, một số làng còn có sự động viên về vật chất đối với tuần phiên nhƣ khi ở làng có đám hiếu, đám hỉ hay ngày đại lệ thì tuần phiên đƣợc mời ăn cỗ hoặc nhận phần biếu. Chẳng hạn nhƣ ở làng Cốt Ngạnh – tổng Hoàng Đàm “Cứ mỗi năm bầu 4 ngƣời tuần phiên trông nom việc đồng điền, kiểm soát gian phi trong làng, cứ đến ngày đại lệ tháng 3, tháng 10 thì biếu 4 ngƣời một cỗ xôi gà” [78, tr. 9], hoặc ở xã Tiên Thù –
tổng Tiên Thù “ai mà có con gái lấy chồng thì biếu một cái sỏ lợn” [102, tr. 3]. Trong điều kiện cuộc sống vật chất còn rất kham khổ nơi thôn quê xƣa thì đây cũng là sự động viên đáng kể đối với những ngƣời làm công tác giữ gìn trật tự an ninh làng xã.
Bên cạnh những quy định về quyền lợi, các hƣơng ƣớc cũng nêu rõ những quy định về trách nhiệm của tuần phiên. Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm có nêu: “Sự kiểm soát canh phòng lý dịch, xã đoàn phải kiểm soát tráng dõng canh phòng điếm sở. Và suốt địa phận hàng xã, tên nào bận việc gì phải bảo thân nhân canh thay, chuyên cần nhật dạ. Tên nào bỏ thiếu phạt hai hào (0#20), nếu bỏ thiếu đến hai ba thứ thì lý dịch trình quan trên xét nghị trừng trị” [78, tr. 14]. Tƣơng tự, trong hƣơng ƣớc của làng Đông Cao – tổng Tiểu Lễ quy định: “Ai không đi canh để gọi đến 2 lần thì lần trƣớc phải phạt 0#20, lần sau phạt 0#40, lần thứ 3 sẽ bị bắt giải”[96, tr. 10] . Có thể thấy, các hƣơng ƣớc đã có những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc đối với các tuần tráng trong việc thực thi trách nhiệm tuần phòng để đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh làng xã.
Trƣờng hợp tuần phiên lơ là việc canh phòng, để xảy ra mất trộm tài sản, thóc lúa, hoa mầu hay để trâu bò phá hoại đồng ruộng …mà không bắt đƣợc chủ sự thì tuần phiên phải chiểu giá bồi thƣờng cho gia chủ. Hƣơng ƣớc làng Cốt Ngạnh – tổng Hoàng Đàm còn quy định cụ thể: “Nếu thất thác trâu thì phải đền mỗi con 5#00, bò thì phải đền mỗi con 3#00, còn nhƣ vật hoa lợi thì chiểu giá bồi thƣờng”[76, tr. 14]. Hầu hết các hƣơng ƣớc đều quy định việc để xảy ra mất trộm mà không bắt đƣợc nhân tang thì tuần phiên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, chỉ hƣơng ƣớc xã Đắc Hiền – tổng Hoàng Đàm và xã Thanh Thù – tổng Hoàng Đàm là quy định tuần phiên chịu 1/3 phí tổn đền bù: “Tuần phòng mà để gian phi xuyên tƣờng tạc bích thì phải đền. Thí dụ: Con trâu 30#00 thì tuần đền 10#00, lân bang 10#00 còn 10#00
thì ngƣời mất của chịu. Thí dụ 15#00 thì cũng chia ba phần nhƣ trên” [80, tr. 9]. Với quy định liên đới trách nhiệm nhƣ vậy thì tất cả mọi thành viên làng xã đều phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn tài sản của mình và hàng xóm láng giềng, tránh đƣợc tƣ tƣởng “đèn nhà ai nấy rạng” và phó mặc mọi trách nhiệm cho Ban tuần phiên.
Các hƣơng ƣớc cũng quy định nếu tuần vì tình riêng hay vì tiền mà che giấu can phạm thì cũng sẽ phải phạt. “Việc canh phòng phải nghiêm mật, nếu tuần dõng ẩn kẻ gian phạm, sau tỏ ra thì phải phạt cũng nhƣ ngƣời bị can phạm” [75, tr. 6], “nếu ngƣời nào lấy của chút mà tha có ngƣời giác suất có làng chứng định phạt cũng nhƣ ngƣời ăn trộm” [79, tr. 9]
Trong một năm, nếu làng xã không yên ổn, hay xảy ra trộm cắp thì Trƣơng tuần và phiên tuần đó phải chịu trách nhiệm. Bản thân Trƣơng tuần có thể bị cách chức và mất thứ vị ở làng. “Tuần xã làm việc trong 3 năm chu toàn hết bổn phận dân cho ngôi thứ vị, nếu không hết bổn phận, lƣời biếng dân sẽ làm giấy trình quan bãi chức, đã bãi chức thời không đƣợc thứ vị nữa”[78, tr. 8]. Hƣơng ƣớc xã Tiên Thù – tổng Tiên Thù cũng ghi: “Còn việc bắt phu canh giờ, làm đƣờng thu thuế trông coi công việc ở trong làng mà ngƣời xã dịch nào lƣời biếng để tai tiếng đến quan trên mà bỏ khó khăn cho ngƣời lý dịch thì không cho ăn biếu lấy nhiêu mà cũng nhƣ ngƣời đinh hạng” [102, tr. 7] (xem bảng 6).
Tuy nhiên, không phải chỉ có tuần phiên có nhiệm vụ đảm bảo an ninh làng xã, các hƣơng ƣớc còn quy định trách nhiệm đảm bảo an ninh đến từng ngƣời dân trong làng. Nếu ngƣời dân nào mà làm ảnh hƣởng đến sự yên ổn của làng xã thì bị phạt rất nặng. Hƣơng ƣớc xã Thanh Thù – tổng Hoàng Đàm đã nêu rất chi tiết: “Điều thứ 6: Nếu ai ở làng mà lại đem trộm cắp về làng quấy nát dân làng, hủy hoại đồng điền mà tuần bắt đƣợc thì dân không cho ăn ngồi mấy nữa” [80, tr. 6].
Thậm chí, để hạn chế tình trạng trộm cắp, các làng xã còn quy định “ngƣời nào không phải chức trách tuần phòng mà đi đêm thì phải có đèn đóm, nếu đi thầm bắt đƣợc phải phạt hai hào (0#20) và phải giữ ở điếm đến sáng mai xét hỏi mà vô can thì tha, hoặc có tình gì khả nghi thì bắt giải lên quan trên trừng trị, cứu xét” [75, tr. 5]. “Ban đêm ngƣời không phải chân tuần mà ra đồng không cầm đèn lửa gì tuần bắt đƣợc phải phạt 0#20” [84, tr. 8].