Từ cuối thế kỉ XIX, dƣới tác động của những chính sách về ruộng đất của thực dân Pháp, vấn đề sở hữu ruộng đất trong các làng xã có những biến động sâu sắc. Đến đầu thế kỉ XX, diện tích ruộng đất công ở Nam Kỳ chỉ còn chiếm 3%, Trung kỳ là 25%, Bắc kỳ là 31 % tổng diện tích [44, tr. 21].
Cũng nhƣ ở nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, diện tích ruộng đất công ở Phổ Yên ngày càng bị thu hẹp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách cƣớp đất lập đồn điền của thực dân Pháp. Có một số đồn điền lớn đƣợc thành lập nhƣ đồn điền Chã của Guyôm Pie với diện tích 7.596 ha (năm 1909), đồn điền Sơn Cốt do Raynô lập 1898 có 3.634 ha, đồn điền Thác Nhái, Phúc Thuận, mỗi đồn điền khoảng 200-300 ha cùng với 10 địa chủ ngƣời Việt chiếm giữ 660 ha ruộng đất. Nhƣ vậy, 3/4 diện tích ruộng đất Phổ Yên nằm trong tay các chủ đồn điền. Còn lại gần một ngàn mẫu, là ruộng nửa công, nửa tƣ, đó là đất của làng xã. [6, tr. 12-13].
Trong hƣơng ƣớc cải lƣơng mẫu của thực dân Pháp, mục “Việc quan điền thổ” có ghi: “Công điền làng có làng không, mỗi làng một cách nên không thể dự thảo”. Căn cứ vào các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của huyện Phổ Yên cũng cho thấy diện tích công điền công thổ của Phổ Yên còn lại rất ít. Hầu hết các làng không kê mục này hoặc chỉ ghi rất ngắn gọn: “ở trong dân làng những công điền công thổ thì không có” [94, tr. 6]. Chỉ có rất ít hƣơng ƣớc kê khai diện tích công điền công thổ của làng mình, tiêu biểu nhƣ hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã, làng Chiều Lai – tổng Thƣợng Giã, xã Giã Thù – tổng Tiên Thù, làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm.
Về cơ bản, ruộng đất công làng xã tồn tại lúc này có thể chia thành 2 loại: công điền công thổ quân phân và công điền công thổ bản xã. Công điền
công thổ quân phân là loại ruộng công chia cho dân đinh trong làng cày cấy, còn công điền công thổ bản xã là loại ruộng công phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt của làng, nhất là về tín ngƣỡng.
Công điền công thổ quân phân
Trên nguyên tắc chung thì diện tích công điền công thổ là để chia đều cho dân đinh cày cấy, nhƣng qua hƣơng ƣớc huyện Phổ Yên thì chỉ thấy có làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm là còn thực hiện việc quân cấp: “Công điền có 4m,9s,6th. Công thổ bãi 20m,8s,7th
chia về 5 giáp cày ruộng đóng thuế mấy năm nay, còn công hồ 4m vẫn lƣu chi đấy” [78, tr. 8]. Phần lớn các làng đã sử dụng công điền công thổ vào các mục đích khác nhau nhƣ bán đấu giá hoặc cho thuê… Hƣơng ƣớc làng Cầu Đông – tổng Nghĩa Hƣơng ghi rõ: “Công điền công thổ, hồ ao không quân cấp, chỉ để cho chƣng thuê hay là đấu giá”[83, tr. 7]. Giải thích về hiện tƣợng này, Cao Văn Biền cho rằng “Nhiều làng còn quá ít công điền, công thổ đến nỗi không chia nhỏ cho dân đinh đƣợc …các làng thƣờng dùng hình thức đấu giá công điền” [69, tr. 69]. Riêng hƣơng ƣớc làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm còn kê cụ thể diện tích công điền, công thổ của làng mình đấu giá và cho thuê đƣợc bao nhiêu tiền và nguồn lợi đó đƣợc dùng vào mục đích gì: “Công làng có khu soi chè 5 mẫu ở rìa sông, công đấu giá mỗi năm đƣợc 3#00, có 2 mẫu 9 sào 14 thƣớc hồ mỗi năm đấu giá đƣợc 3#00. Cái chợ công của dân cho thuê lều quán thu hoạch trong một năm đƣợc 35#00. Những tiền công các khoản thu hoạch trong một năm đƣợc bao nhiêu đều để sửa vào lễ cúng tế đình chùa trong một năm, nếu còn thừa thì sửa chữa đình chùa và cầu cống, đƣờng sá” [78, tr. 9].
Bên cạnh việc cho thuê hay đấu giá là chủ yếu, có một số làng lại dùng công điền công thổ quân cấp giao cho các vị chức trách trong làng cày cấy để lo việc làng hoặc cho ngƣời làng luân phiên canh tác. Cụ thể, ở xã Giã Thù – tổng Tiên Thù thì “ruộng công có 2 mẫu 2 sào 8 thƣớc, ngoài cúng hàng xã, ai đến lần lƣợt sôn trƣởng đƣợc cấy thời phải giỗ hậu. Công thổ có 7 mẫu 7 sào 1 thƣớc để trồng trọt, lần lƣợt mỗi ngƣời làm một năm ” [101, tr.6]. Nhƣ vậy,
mỗi làng có cách sử dụng công điền công thổ quân phân khác nhau nhƣng mục đích cuối cùng đều là để bổ sung vào quỹ công làng xã, để giải quyết những việc chung của làng khi cần thiết.
Công điền công thổ bản xã
Nếu nhƣ diện tích công điền công thổ quân phân không còn nhiều thì công điền công thổ bản xã lại chiếm tỷ lệ lớn. Đây là loại hình sở hữu ruộng đất đặc trƣng của làng xã mà Nhà nƣớc không thể can thiệp đƣợc, nó tồn tại dƣới nhiều dạng khác nhau nhƣ: ruộng thần từ, ruộng chùa, ruộng hậu, ruộng lão, ruộng hƣơng đăng. Những loại ruộng này gắn với nhu cầu sinh hoạt tinh thần của cƣ dân làng xã, đó là việc tế lễ, đình đám.
Công điền công thổ bản xã ở Phổ Yên còn khá nhiều, qua hƣơng ƣớc có thể thấy rõ điều đó, nhƣ ở xã Thung Hạc – tổng Hoàng Đàm có 5 mẫu 7 sào ruộng hậu, làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm có 4 mẫu ruộng hậu và 6 mẫu 9 sào ruộng chùa…Ở các làng thì diện tích ruộng hậu chiếm phần nhiều, đây vốn là ruộng của tƣ nhân song họ tự nguyện ký kỵ vào đình, chùa để sau khi chết đƣợc làng thờ cúng. Việc mua hậu đƣợc ghi rất rõ trong hƣơng ƣớc của nhiều làng xã:
Làng Cầu Đông – tổng Nghĩa Hƣơng: “Những ngƣời mua hậu phải cúng ruộng cho làng gọi là hậu điền, cắt lƣợt từng giáp phải làm đóng thuế, còn ra để đóng giỗ những ngƣời mua hậu đã quá cố phải dựng bia tại đình. Ngƣời mua hậu còn sống thì dân biếu một năm hai vụ tháng 4, tháng 10 xôi gà 1 cỗ” [83, tr. 7].
Xã Thƣợng Vụ - tổng Thƣợng Vụ: “Ngƣời nào mua hậu xong thì phải nộp cho dân 20#00 và cúng 5 sào ruộng, và khao đồng dân ăn uống một bữa. Đến ngày đại tiệc dân biếu một cỗ xôi, 3 dảnh tam sinh mấy hai cỗ đàn, một nậm rƣợu, giầu cau một phong. Đến khi già chết thì đồng dân cúng giỗ, luôn luôn đến ngày giỗ thì phải một cỗ xôi, một con gà, rƣợu, giầu cau giá tiền 1#00 để cúng hậu” [95, tr. 5].
Làng Hạ Vụ - tổng Vạn Phái: “Nếu ai mua hậu thần thì phải vọng cho dân là 25#00 và 5 sào ruộng, và phải khao đồng dân một bữa to, bé tùy tình. Ngày đại lệ dân kính biếu một cỗ xôi, một cỗ thờ. Khi mất thì đồng dân cúng giỗ” [105, tr. 9].
Xã Vân Dƣơng hạ - tổng Nghĩa Hƣơng: “Trong xã ngƣời nào muốn mua hậu thời phải cúng vào dân 8 sào ruộng và 65#00 thời đến ngày 20 tháng 10 việc làng đại lệ dân biếu 1 con gà, 1 cân xôi, 1 be rƣợu. Còn các lệ tứ quý mỗi lệ dân biếu nửa cân xôi, nửa cân thịt, đến khi chết thời dân viếng lễ 1 cỗ xôi gà và 1 chai rƣợu. Còn nhƣ ngày giỗ thời thủ nhang phải sửa 3 con gà là 2 cân, 1 cân rƣỡi xôi, 2 chai rƣợu, 1 cỗ vàng giỗ để dân cúng lễ giỗ”[86, tr. 8].
Xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm: “Ai mua hậu thần thì phải xuất tiền sáu mƣơi đồng bạc (60#00), ký hậu điền 2 mẫu ruộng. Ai mua hậu Phật thì phải xuất tiền năm mƣơi đồng bạc (50#00), ký hậu điền 2 mẫu ruộng”[75, tr. 9]. Nhƣ vậy, mỗi làng xã có một quy định riêng về việc mua hậu, song nhìn chung ngƣời mua hậu đều phải bỏ ra một số tiền kèm theo diện tích ruộng không nhỏ. Nhƣ trong hƣơng ƣớc xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm ghi về lệ giỗ hậu: “Kỵ nhật Quan Phủ Chàng Khánh, chức Mậu Câm Tả Lang, ngày mùng một tháng tƣ ông ấy mua hậu thần, chia ruộng về 6 giáp và đình chùa, văn chỉ đều có ruộng cả. Ngày giỗ, 6 giáp phải biện một con gà lớn, một nồi gạo xôi, một chai rƣợu đến từ đƣờng kính tế” [82, tr. 5]. Việc nhiều cá nhân bỏ ra số diện tích lớn ruộng đất để mua hậu cho thấy xu hƣớng tƣ hữu hóa ruộng đất ngày càng phát triển ở các làng xã huyện Phổ Yên nói riêng và cả nƣớc nói chung. Hiện nay ở một số nơi nhƣ đình Phù Hƣơng (xã Tân Hƣơng), đình Phúc Duyên (xã Tân Hƣơng), chùa Đôi Cao (xã Tân Hƣơng)...vẫn còn bia ghi tên những ngƣời mua hậu (phụ lục ảnh).
Việc sử dụng diện tích công điền, công thổ bản xã nhƣ thế nào đƣợc ghi lại trong nhiều hƣơng ƣớc. Riêng hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã kê khai rất chi tiết về việc này:
STT Loại ruộng Diện tích Đối tƣợng sử dụng Mục đích sử dụng 1 Từ điền 8 sào Ngƣời có thứ vị tƣ văn (luân phiên) Tƣ văn làm lễ
2 Tự điền 6 mẫu Sƣ hoặc ngƣời thủ tự
Giỗ hậu, đèn hƣơng ở chùa, sửa chữa chùa 3 Đình
điền 3 sào Lý trƣởng
Đèn hƣơng ở đình
4 Kỵ điền
Giáp Bắc có 4m,8s; Giáp Đông có 4m,4s,4th; Giáp Nam có 3m,4s; Giáp Đoài trong có 2m,8s,14th; Giáp Đoài ngoài có 2m,7s. Xóm Ba có 8s,11th điền, 2s,11th thổ; xóm Ngọc Chù có 2m,7s,3th điền, 1m,3s,9th thổ; xóm Ngọc Đàm có 3m9s,5th điền,, 1m,4th thổ ; xóm Ngọc Lâu có 2m,3s,8th điền, 1m,2s,4th thổ. Ngƣời trong một giáp hoặc xóm (luân phiên)
Sửa soạn việc kỵ hậu cho giáp và xóm
[89, tr. 15-16] Nhƣ vậy có thể thấy, công điền công thổ bản xã tuy thuộc sở hữu chung của cả làng nhƣng lại đƣợc giao cho từng cá nhân hay các tổ chức nhất định
quản lý. Hoa lợi từ những diện tích đó để phục vụ cho nhu cầu của làng, đặc biệt là việc tế tự. Với rất nhiều các lệ tế tự, hội hè, đình đám …thì nhiều khi số hoa lợi đó cũng không đủ để làng chi dùng, khi đó làng sẽ lại bổ theo suất đinh nhằm bù đắp vào sự thiếu hụt công quỹ.
2.2.1.2 Việc sưu thuế
Sƣu thuế là nghĩa vụ của làng xã với chính quyền trung ƣơng. Hàng năm, Nhà nƣớc thu 2 loại thuế gồm: thuế trực thu (thuế đinh, thuế điền) và thuế gián thu. Theo quy định, ngƣời dân phải chịu 2 loại thuế là thuế thƣờng và thuế bất thƣờng. Trong đó thuế thƣờng có 2 loại là thuế bắt buộc phải thu và thuế “thu tùy ý” nếu làng thấy cần thiết. Thuế “thu tùy ý” đƣợc chính quyền bảo hộ công khai thừa nhận qua hƣơng ƣớc, nó khiến cho nguồn công chính làng xã thêm dồi dào nhƣng lại đẩy ngƣời nông dân vào con đƣờng bần cùng hóa, trở thành những “con nợ thuế” khi cùng lúc vừa phải đóng thuế cho Nhà nƣớc, vừa phải đóng thuế cho làng.
Bên cạnh thuế “thu tùy ý”, chính quyền bảo hộ còn dành một sự ƣu ái nữa cho các thế lực làng xã khi giao cho làng đƣợc tự ý quyết định các nguồn thu ngoại phụ và đánh thuế ruộng đất tƣ, trong khi một điều dễ nhận thấy là ruộng đất tƣ chiếm ƣu thế hơn hẳn ruộng đất công. Do đó, đây trở thành nguồn thu nhập chính của làng xã.
Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên có 10/33 bản kê về việc sƣu thuế. Qua tìm hiểu các bản hƣơng ƣớc này, ngƣời viết có thể hình dung đƣợc về “quang cảnh” của các làng xã huyện Phổ Yên trong mỗi kỳ sƣu thuế.
Với vai trò là ngƣời “môi giới” giữa làng xã với Nhà nƣớc, Lý trƣởng đảm nhận nhiệm vụ thu sƣu thuế cho Nhà nƣớc. “Khi nào Lý trƣởng tiếp đƣợc bài chỉ thuế của Nhà nƣớc phát về thì Lý trƣởng phải trình hƣơng lý, hội bổ thì cứ trong bài chỉ có những khoản tiền gì thì trong sổ bổ cũng phải kê khoản tiền ấy” [81, tr.4]. “Sƣu thuế đã có ngạch của Nhà nƣớc mà hội đồng
cứ theo trong bài chỉ mà bổ. Không đƣợc chừa đàn anh đàn em, ruộng nội canh hay ngoại canh bổ nhiều hay bổ ít … Trong sổ bổ phải biên rõ ngƣời nào có bao nhiêu điền thổ, bao nhiêu sƣu đinh, thành bao nhiêu tiền, không đƣợc hàm hồ. Khi bổ xong thì ngƣời nào việc ấy phải hành thu đem nộp” [78, tr10]. Biên bản của việc sƣu thuế đƣợc sao thành 2 bản có đầy đủ chữ ký của Hội đồng, một bản giao cho Lý trƣởng, một bản nộp quan sở tại. Sau đó, Lý trƣởng phân việc thu thuế về cho các giáp, giáp nào thu của giáp ấy. Các giáp thu xong thì đem giao nộp cho Lý trƣởng, lấy biên lai để Lý trƣởng nộp vào kho. Sau khi nộp xong, Lý trƣởng mang phiếu nộp về trình Hội đồng. Hƣơng ƣớc làng Đông Cao – tổng Tiểu Lễ còn quy định rõ thời hạn nộp thuế: “giao cho xã dịch các thôn hành thu trong 20 ngày giao đủ sƣu thuế cho Lý trƣởng để nộp tại tỉnh hay kho bạc” [96, tr.8].
Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm quy định: “Ai đến 18 tuổi thì phải tƣờng với Lý trƣởng khai vào sổ đinh để đóng sƣu thuế và gánh phu dịch mấy dân làng”[75, tr. 13]. Tƣơng tự, hƣơng ƣớc xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm cũng ghi: “Trong làng từ 18 tuổi trở lên phải đóng sƣu” [82, tr11]. Nhƣ vậy, đối tƣợng phải đóng sƣu thuế là những dân đinh từ 18 tuổi trở lên. Việc đóng sƣu thì hƣơng ƣớc xã Đắc Hiền – tổng Hoàng Đàm quy định: “Dân xã ai mà làm Chánh phó tổng, Chánh phó lý và ngƣời đi lính, làm xã tuần xã dịch, những ngƣời mua nhiêu mà xuất ứng 20#00 thời dân bỏ sƣu một hạng. Lệ dân xã, những ngƣời giai đinh không làm việc gì mà không mua nhiêu xã thời sƣu phải đóng hơn lên 0#50” [77, tr. 11].
Gánh nặng sƣu thuế đè nặng trên vai ngƣời nông dân, nhiều gia đình khánh kiệt, trở thành những “con nợ thuế”. “Riêng thuế trực thu năm 1932, nhân dân Phổ Yên phải nộp 26.871 đồng, bình quân mỗi suất đinh nộp 7 đồng trong năm (thời giá 1932 là 3,8 đồng đến 4 đồng/1 tạ gạo). Ngoài ra còn hàng chục thứ thuế vô lý khác khiến cho dân nghèo xơ xác, thất nghiệp” [6, tr. 15].
Hƣơng ƣớc các làng đều quy định những ai thiếu sƣu thuế thì “trình quan cứu xử”. Hƣơng ƣớc làng Thƣợng Nhân – tổng Thƣợng Vụ nêu rõ: “nếu ngƣời nào chậm thiếu, bê trễ để Lý trƣởng phải khó nhọc hay phải xin lính về tróc nã thì ra việc quan đã có pháp luật, còn lệ dân cũng phải truất ngôi thứ” [94, tr. 5]. Thậm chí, ở xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm còn “bắt bội thu một gấp lên hai lần, nếu không chịu thì dân san bổ đồng dân cùng đóng cho đủ số tiền ấy, ngƣời bỏ thiếu sẽ bị truất thứ vị... Ai bỏ thiếu sƣu thuế, phu dịch và bỏ ngôi hƣơng ẩm, sau lại xin vào đóng góp mấy làng, tính niên hạn bỏ thiếu ấy bắt bội mỗi năm năm đồng bạc (5#00). Ai bỏ thiếu thuế, phu dịch cũng tính bắt bội mỗi năm hai đồng bạc (2#00)…Nếu không chịu thì dân không dám ăn ngồi mấy nữa” [75, tr. 8]. Đối với ngƣời đi vắng lâu khỏi làng thì “cứ đến thuế đinh ngƣời ấy phải nộp hai đồng bạc (2#00) sung công giao Lý trƣởng thu mấy thuế đinh. Nếu ngƣời nào không chịu thời sang sổ bìa vàng và thuế ấy dân bồi” [75, tr. 8]. Đối với trƣờng hợp “không đóng đƣợc mà trốn đi để Lý trƣởng phải tha thải, nếu có anh em ruột thịt thì cứ bắt những ngƣời ấy phải đóng thay cho. Nếu không đóng thì Lý trƣởng tƣờng với dân cất ngôi trừ ngoại, không ăn ngồi với ngƣời ấy và giả thẻ nhà nƣớc” [82, tr. 11]. Để đảm bảo cho việc thu thuế đƣợc suôn sẻ, hƣơng ƣớc còn quy định “Khi thu Phó lý, Tuần xã phải thúc đốc xuất tráng dõng canh phòng, nếu không cẩn xảy ra sự gì đều phải chịu trách nhiệm” [89, tr. 5].
Làng xã trong mỗi kỳ sƣu thuế luôn có những tiếng khóc ai oán, những cảnh ly tán “bán vợ, đợ con”. Trực tiếp gây nên cảnh tƣợng ấy là giới chức dịch làng xã, nhƣng kẻ “gieo mầm” lại là chính quyền thực dân khi mà từ lâu chúng đã tính toán rằng “làng xã là một nƣớc cộng hòa nhỏ phải cống nạp. Chúng ta xác định mức cống nạp tùy theo sự giàu có của tổng thể làng xã, còn chính làng xã phải tìm cách thu cống phẩm…” [49, tr. 199]. Để làm đƣợc nhƣ