“Tháng Giêng là tháng ăn chơi Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rƣợu chè”
Câu ca ấy là một thực trạng của tất cả các làng xã Việt xƣa sau mỗi dịp tết Nguyên Đán. Cả năm ngƣời nông dân đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng nên những ngày lễ tết là dịp để họ đƣợc vui chơi thoải mái. Hơn nữa, ra Giêng là thời điểm nông nhàn và có nhiều lễ hội nên cũng có nhiều trò vui giải trí, song kèm theo đó là nạn cá cƣợc, cờ bạc gây nên những cảnh tan cửa nát nhà, làm hại đến thuần phong mỹ tục ở làng quê.
Chính bởi vậy, nhiều hƣơng ƣớc đã quy định sau khi tan hội làng, đóng cửa đình là cấm hết các trò cờ bạc. Những ai gá bạc, đánh bạc mà bị bắt quả tang thì sẽ bị phạt nặng. “Nếu ở trong làng ai mà làm những sự thuốc phiện lậu hoặc rƣợu lậu hoặc chứa xóc đĩa hoặc ăn trộm ăn cƣớp mà tuần phiên hay lý dịch bắt đƣợc mà giải nộp lên quan trên thì dân cất ngôi trừ ngoại không cho ăn ngồi mấy dân” [102, tr. 6]. Ở làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm thì “Những ngƣời phạm ấy dù quan chiểu luật tha tội nhƣng làm mất phong thể của dân thời Hƣơng lý phạt không đƣợc dự đình trung trong 21 ngày và 2#00” [78, tr. 3]. Thậm chí, kể cả những ngƣời không trực tiếp tham gia nhƣng biết mà không trình báo cũng bị phạt.
Cùng với tệ cờ bạc, nạn rƣợu chè quá chén cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự ổn định của làng xã, gây hại đến phong hóa. Bởi vậy, hƣơng ƣớc
xã Vân Phú – tổng Tiểu Lễ ghi rằng: “Lệ trong làng hễ ai uống rƣợu thị hùng hống hát nói càn đủ có chứng tá phạt tiền 0#50 giao cho xã dịch giữ, nếu không chịu xin trình để quan sở tại xét” [100, tr. 5]. Hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã cũng có những quy định tƣơng tự: “Ngƣời nào bất cứ công tƣ, say rƣợu ăn nói bậy làm mất danh giá ngƣời ta hoặc ngạo mạn ngƣời trên, hoặc không giữ trật tự mà đến danh giá ngƣời ta, phải phạt tự một hào (0#10) đến một đồng (1#00) để sung công. Nếu ai động đến khiếu thừa lên quan xử đoán, khi về ngƣời ấy phải chịu tổn phí cho dân mà phải từ tạ dân nữa” [89, tr. 7].
Trong các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng, phần “Việc xét gian lậu” có nhắc đến việc cấm thuốc phiện lậu và rƣợu lậu, nhƣng việc cấm này lại chủ yếu xuất phát từ lợi ích của Nhà nƣớc chứ không hẳn vì mục đích giữ gìn phong hóa cho làng xã. Đó là vì việc buôn bán thuốc phiện – mặt hàng siêu lợi nhuận là độc quyền của chính quyền bảo hộ, còn rƣợu đƣợc phép tiêu thụ công khai và thậm chí là bắt buộc thì chỉ có rƣợu của “nƣớc mẹ Đại Pháp” mà thôi, ngƣời ta vẫn quen gọi là rƣợu Ty. Và chính quyền bảo hộ đã khéo léo lồng “quyền lợi” nói trên của mình vào trong hƣơng ƣớc. Hầu hết các hƣơng ƣớc cải lƣơng đều nêu những quy định nhƣ:
“Những điều Chính phủ đã có lệnh cấm nhƣ là rƣợu lậu, thuốc phiện lậu, gá cờ bạc, lấy trộm thời Hƣơng lý phải báo luôn trong làng để trừ gian lậu” [78, tr. 6].
“Nếu trong làng có việc công và việc tƣ gia ai cũng đều phải lĩnh rƣợu Ty, không đƣợc mua rƣợu ngang, nếu ai mà mua rƣợu ngang mà lý dịch bắt đƣợc thì giải trình quan xét, sau về dân Hội đồng chức dịch phạt 15#00 để làm của công dân”[95, tr. 8].
“Cấm chỉ việc rƣợu lậu, nếu ai không tuân mà mua uống từ 1 cút, 1 chai bắt đƣợc quả tang hội đồng bắt phạt ngƣời ấy 3#00, thƣởng cho ngƣời đƣợc, rồi bắt ngƣời ấy đến Ty Tiểu bái mua 30 chai rƣợu Ty, nếu bắt đƣợc 2
lần hoặc 2 chai giở lên cũng lấy tiền phạt 3#00 thƣởng cho ngƣời bắt đƣợc và cũng bắt lĩnh rƣợu Ty, xong lại giải trình quan nghiêm phạt” [87, tr. 6]. Cũng nhƣ các lỗi khác, ngƣời vi phạm việc cấm rƣợu lậu cũng sẽ bị làng truất ngôi trừ ngoại, không đƣợc dự tế lễ đình trung nữa.
Đối với những ngƣời trộm cắp, làm mất an ninh xóm làng thì các hƣơng ƣớc đều xử phạt nặng. Điều thứ bẩy trong hƣơng ƣớc xã Thanh Thù – tổng Hoàng Đàm có ghi: “Ngƣời ở làng mà lại không tuân lệ làng mà sinh ra trộm cắp, tuần bắt đƣợc thì dân phạt 3#00, nếu không chịu thì sẽ giải lên quan trên xét xử” [80, tr. 9].
Về vấn đề nêu trên, hƣơng ƣớc xã Sơn Cốt – tổng Hoàng Đàm cũng quy đinh: “Nếu bắt đƣợc ngƣời nào ăn trộm quả tang thì dân ăn khoán, xong rồi làm giấy giải trình. Khi ngƣời ấy đƣợc tha về, thời dân cất ngôi trừ ngoại. Phàm các công việc ăn uống cấm không ai đƣợc ngồi với ngƣời ăn trộm ấy, nếu không tuân mà ăn ngồi với ngƣời ăn trộm ấy thì dân phạt 0#50” [82, tr.12].
Việc ngăn ngừa trai gái yêu đƣơng bất chính cũng đƣợc các làng xã đặc biệt quan tâm và ghi trong hƣơng ƣớc bởi theo quan niệm của ngƣời Phƣơng Đông, điều đó là vi phạm nghiêm trọng đạo đức luân lý. Cho nên, ngƣời con gái đến tuổi cập kê thƣờng đƣợc giáo dục về việc phải giữ gìn tiết hạnh để không trái với lễ nghĩa Thánh hiền và giữ gìn nòi giống. Nếu ngƣời con gái không chồng mà chửa sẽ bị làng phạt vạ, thƣờng là phải nộp tiền khoán cho làng. Hƣơng ƣớc cũng xử phạt nghiêm khắc với những kẻ hỗn dâm phong luân nhƣ việc quan hệ với ngƣời đã có gia đình, với ngƣời có họ hàng hoặc khi đang có tang chế. Hƣơng ƣớc xã Vân Phú – tổng Tiểu Lễ có ghi về điều này: “Lệ trong làng hễ ai hỗn dâm phong hóa bắt đƣợc phạt ngân 1#00, truất làm ngƣời thƣờng, giao cho xã dịch giữ. Nếu không chịu xin trình quan sở tại xét” [100, tr. 4].
Đối với ngƣời Việt, việc giữ nếp sống hòa mục trong gia đình từ xa xƣa đã đƣợc đặc biệt coi trọng. Trong quan hệ làng mạc cũng nhƣ trong gia đình,
ngƣời dƣới phải kính trọng ngƣời trên, phận làm con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Những kẻ nào phạm vào tội bất hiếu bất mục sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, nhƣ trong hƣơng ƣớc xã Vân Phú – tổng Tiểu Lễ có ghi: “Lệ trong làng hễ ai bất hiếu với bố mẹ để tƣờng với dân xét thực đích tang phạt ngân 0#50 phóng làm ngƣời thƣờng cho xã dịch giữ. Nếu không chịu đem trình quan sở tại xét” [100, tr. 5]. Hay trong hƣơng ƣớc xã Hạ Đạt – tổng Thƣợng Vụ cũng quy định: “Hễ nhà nào có con trên không kính cha mẹ, dƣới không kính anh em nội ngoại và trong họ có ngƣời tố giác dân xã và lý dịch phân giữ thuận hòa, trƣớc phải tạ thần, sau phải nói mấy dân xã cùng lý dịch, bằng phân bát thuận thì trình tại quan trên phân xử” [93, tr. 7]. Nhƣ vậy, những kẻ phạm tội bất hiếu bất mục không những phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật mà còn phải chịu sự khinh rẻ của cả dân làng, phải tạ tội với thần linh bởi họ đã phạm vào một trong những điều tối kị của lễ nghĩa Thánh hiền. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, cho nên gia đình thuận hòa thì làng xóm mới yên ổn.
3.2.5 Việc kiểm soát người lạ đến làng
Bao đời nay, làng xã giống nhƣ một đơn vị tụ cƣ có tính chất khép kín. Nhất là trong những năm đầu thế kỉ XX, khi phong trào cách mạng phát triển, chính quyền thực dân đặt ra yêu cầu về việc kiểm soát chặt chẽ an ninh làng xã và chính thức đƣa nó vào hƣơng ƣớc cải lƣơng thì tính chất khép kín đó càng đƣợc thể hiện rõ. Những ngƣời lạ mặt đến làng sẽ phải chịu sự kiểm soát gắt gao của bộ máy chức dịch làng xã. Hƣơng ƣớc xã Thung Hạc – tổng Hoàng Đàm đã ghi: “Ngƣời Lý trƣởng và Phó lý phải kiểm soát trong dân, hễ thấy ngƣời nào lạ mặt đến làng mà không có thẻ thuế thân hay căn cƣớc đáng ngờ phải bắt giải quan xét” [81, tr. 4]. Còn gia đình nào có khách đến ngụ thì phải có trách nhiệm “báo cho Lý trƣởng biết để biên tên ngƣời ấy vào sổ và ghi rõ khi đến, khi đi. Ngƣời nào trái lệ ấy phải phạt 0#20 để sung công dân. Chủ
nhà nào chứa ngƣời không có thẻ thuế thân hay căn cƣớc không phân minh, ngoài khoản tiền phạt kê ở trên, lại còn phải bị trình quan trị phạt nữa” [105, tr. 10].
Nếu khi Lý trƣởng bắt giải ngƣời bị tình nghi “mà ngƣời nhà che chở sinh tình ngạnh hóa mà vu thác cho Lý trƣởng thì lý dịch tƣờng Tiên thứ chỉ kỳ mục bắt phạt tự 0#20 đến 1#00” [78, tr. 5]. Tuy nhiên, để hạn chế việc lý dịch mƣợn cớ làm việc công mà sách nhiễu dân thì hƣơng ƣớc làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm cũng nêu rõ “Ngƣời Lý trƣởng mà không có cớ gì chính đáng nhũng nhiễu cũng phải phạt tự 1#00 đến 2#00 tiền ấy để làm sung công” [78, tr. 5].
3.2.6 Việc kiện cáo
Ngƣời Việt Nam vốn có lối sống lấy hòa làm trọng – “dĩ hòa vi quý”, song trong cuộc sống thƣờng nhật khó có thể tránh khỏi việc xảy ra những va chạm, xích mích giữa các thành viên của cộng đồng. Khi xảy ra việc tranh chấp, kiện cáo thì làng xóm mất ổn định và ảnh hƣởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống cộng đồng. Vì vậy, hầu hết các hƣơng ƣớc đều có những quy định nhằm hạn chế xảy ra việc kiện cáo giữa ngƣời dân làng xã.
Trƣớc hết, hƣơng ƣớc có những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp vu khống cho ngƣời khác, tùy tiện kiện cáo gây mất ổn định xóm làng. “Trong làng ngƣời nào đem lòng biển lận cáo tố phao vu những điều không mà nói làm có, thời dân phạt 3#00 và không cho ăn ngồi chốn hƣơng đảng nữa” [86, tr. 4].
Đã thành nguyên tắc, các làng xã xƣa đều quy định khi giữa các thành viên làng xã xảy ra tranh chấp, xích mích thì trƣớc hết sẽ giải quyết theo tinh thần “ngƣời trong nhà đóng cửa bảo nhau”, lấy việc hòa giải làm đầu. Tuyệt đối không ai đƣợc đi báo quan ngay mà trƣớc hết phải trình Hội đồng trong làng để hòa giải. Nhƣ trong hƣơng ƣớc làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm: “Trong làng nếu có ai kiện về dân sự hay thƣơng sự trƣớc hết phải trình
Hƣơng lý hòa giải, khi Hƣơng lý tiếp ai trình thời phải mở Hội đồng lấy lẽ chính đáng và làng thành thực hòa giải cho hai bên, nếu hòa giải xong thời Lý trƣởng phải làm biên bản hòa giải trình quan sở tại để vào sổ hòa giải” [78, tr. 3].
Nhƣ vậy, Hội đồng hòa giải đƣợc mở ra với mục đích biến chuyện to thành chuyện nhỏ, mang hòa khí trở lại với xóm làng. Song, trong trƣờng hợp “hƣơng lý đã hòa giải cho hai bên rồi mà không nghe phải làm giấy kiện đến quan mà làm cho hƣơng lý phải đi làm chứng thì bất cứ bên nguyên hay bên bị mà không phải thời phải chịu phí tổn” [81, tr. 4]. Thậm chí, nhiều làng còn quy định nếu 2 bên đều không chịu hòa giải thì Hội đồng sẽ xét xử, “nếu việc phân xử mà có bên phải, bên trái thì làm biên bản phạt bên trái ấy từ năm hào đến một đồng (0#50 – 1#00) để sung công dân, nếu không nghe thì làm biên bản giải bẩm lên quan trên xét hỏi xong cho về. Cũng vẫn lẽ ấy thì bên trái phải bội phạt lên một lần tiền nữa, và phải chịu phạt cả món tiền phí tổn” [75, tr. 8]. Hoặc có khi “lên quan trên lại xử nhƣ thế nhất thiết phạt một hào (0#10) đến một đồng (1#00) sung công hoặc không hình dân. Hoặc ngƣời nào làm sự gì phải đòi đến chức phận thời tiền phí tổn ấy chức phận tạm lấy tiền công chi phí, sau ngƣời hữu sự phải bồi hoàn mà phải phạt một hào đến một đồng sung công và lại phải tạ dân nữa” [89, tr. 7].
Rõ ràng, với những quy định nhƣ trên thì bất cứ ai cũng hiểu rằng “một sự nhịn là chín sự lành”, nếu phải lôi nhau ra tòa thì “vô phúc đáo tụng đình”. Sống hòa thuận, đoàn kết mới đem lại cho tất cả mọi ngƣời những điều tốt đẹp. Bởi vậy có thể nói, chính tinh thần hòa giải trong các bản hƣơng ƣớc đã góp phần không nhỏ đem lại sự thanh bình cho cuộc sống chốn hƣơng thôn.
3.3. Một số nhận xét
3.3.1 Từ góc độ quản lý Nhà nước
Nhƣ chúng ta đã biết, mục tiêu và cũng là tham vọng lớn nhất của chính quyền bảo hộ khi tiến hành cải lƣơng hƣơng chính là nắm chặt nông
thôn, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của làng xã nhằm phục vụ cho mục đích thực dân. Để đạt đƣợc mục đích đó, thực dân Pháp đã tiến hành cải lƣơng hƣơng ƣớc – lồng những nội dung cơ bản của “cải lƣơng hƣơng chính” vào trong hƣơng ƣớc của các làng xã, lợi dụng sức mạnh của hƣơng ƣớc để bắt các làng xã phải “cúi đầu” phục tùng. Do đó, việc các làng xã soạn thảo hƣơng ƣớc cải lƣơng nhƣ thế nào, số lƣợng và chất lƣợng ra sao chính là một khía cạnh quan trọng để đánh giá về mức độ thành công của cải lƣơng hƣơng chính, cũng có nghĩa là sự thành công hay không trong chính sách quản lý làng xã của chính quyền thực dân.
3.3.1.1 Về số lượng các hương ước được phê duyệt và thực hiện ở Phổ Yên
Trong vòng 20 năm (1921-1941), thực dân Pháp đã tiến hành ở Bắc kỳ 3 đợt cải lƣơng hƣơng chính với trọng tâm là thiết lập một bộ máy quản lý làng xã có ích nhất cho cai trị của chúng. Nội dung chính của từng đợt là:
Đợt 1: Loại bỏ Hội đồng kỳ mục truyền thống và thay bằng Hội đồng tộc biểu
Đợt 2: Khôi phục lại Hội đồng kỳ mục làm cơ quan tƣ vấn bên cạnh Hội đồng tộc biểu.
Đợt 3: Giải thể Hội đồng tộc biểu, củng cố lại Hội đồng kỳ mục dƣới tên gọi là Hội đồng kỳ hào.
Song, “dù thành lập, dù bãi bỏ, dù thay tên đổi dạng” [8, tr. 50] thì mục tiêu ban đầu của thực dân Pháp vẫn không thay đổi, đó là thông qua kiểm soát toàn bộ nhân sự của bộ máy quản lý làng xã đồng thời kiểm soát về ngân sách, tài chính của làng xã mà nắm quyền điều khiển mọi mặt và hạn chế đến mức tối đa tính tự trị của làng xã.
Năm 1921, thực dân Pháp háo hức bƣớc vào cuộc cải lƣơng hƣơng chính lần 1 với tham vọng tạo ra sự đảo lộn lớn trong đời sống làng xã. Tuy nhiên, đáp lại chúng lại là thái độ “lãnh đạm” của các làng xã. Theo thống
kê của Cao Văn Biền thì trong toàn bộ đợt 1 của cải lƣơng hƣơng chính, ở Bắc kỳ mới chỉ có 326 làng xã tiến hành lập hƣơng ƣớc, trong đó có 3 tỉnh không hề lập một bản hƣơng ƣớc nào, đó là tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên và Thái Nguyên [9, tr. 76]. Và khi tác giả tìm đến Viện Thông tin Khoa học xã hội để thu thập tƣ liệu hƣơng ƣớc thì thấy rằng huyện Phổ Yên có 33 hƣơng ƣớc nhƣng phần lớn đƣợc lập trong đợt cải lƣơng thứ 3 (26/33 bản), đợt 1 không có bản nào.
Nhƣ vậy, có thể thấy thái độ của các làng xã huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đối với chính sách cải lƣơng hƣơng chính của thực dân Pháp là rất rõ ràng. Họ đã tỏ rõ thái độ “bất hợp tác” với chính quyền khi thấy quyền tự trị của mình bị xâm phạm. Thậm chí, khi Hội đồng kỳ mục đƣợc khôi phục làm cơ quan tƣ vấn bên cạnh Hội đồng tộc biểu (đợt cải lƣơng thứ 2) thì cũng mới có 4 làng xã soạn hƣơng ƣớc. Chỉ đến khi Hội đồng tộc biểu bị bãi bỏ hoàn toàn, Hội đồng kỳ mục đƣợc củng cố (đợt cải lƣơng thứ 3) thì hầu hết các làng xã mới tiến hành soạn thảo hƣơng ƣớc. Nhƣng “chất lƣợng” của các bản hƣơng ƣớc đó ra sao, đó lại là một vấn đề chúng ta cần xem xét.
3.3.1.2 Về “chất lượng” của các bản hương ước cải lương ở Phổ Yên theo yêu cầu của chính quyền thực dân
Nhƣ ở phần trên đã trình bày, hầu hết hƣơng ƣớc cải lƣơng của huyện
Phổ Yên đều đƣợc lập trong đợt cải lƣơng thứ 3. Trong đợt cải lƣơng hƣơng