Quản lý bộ máy cấp xã, thôn

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 69 - 78)

Mục tiêu chính của cuộc “cải lƣơng hƣơng chính” mà thực dân Pháp tiến hành là can thiệp sâu vào đời sống nông thôn, hạn chế và đi đến tƣớc bỏ quyền tự trị của làng xã, muốn làm đƣợc điều đó thì trƣớc hết cần phải nắm chặt đƣợc bộ máy quản lý làng xã. Toàn bộ tham vọng đó của thực dân Pháp

đƣợc dồn vào đợt cải lƣơng thứ nhất tiến hành từ năm 1921, khi chúng chủ trƣơng tạo ra sự đảo lộn lớn trong đời sống làng xã cổ truyền bằng việc thủ tiêu bộ máy kỳ mục truyền thống và thay bằng Hội đồng tộc biểu, qua đó nhằm tăng cƣờng sự giám sát của Nhà nƣớc với bộ máy quản lý làng xã. Tuy nhiên, trong toàn bộ các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng của huyện Phổ Yên mà ngƣời viết sƣu tầm đƣợc thì không có một bản nào đƣợc lập trong đợt 1 của “cải lƣơng hƣơng chính”, hầu hết các bản đều đƣợc lập trong đợt cải lƣơng thứ 3 mà Pháp tiến hành từ năm 1941 (26/33 bản), 4 bản đƣợc lập trong đợt 2 (vào các năm 1936, 1937). Vậy tổ chức bộ máy quản lý làng xã huyện Phổ Yên có gì thay đổi sau các đợt cải lƣơng hƣơng chính của chính quyền bảo hộ hay không ?

Về tổ chức bộ máy quản lý làng xã

Nghiên cứu 4 bản hƣơng ƣớc của huyện Phổ Yên đƣợc lập trong đợt 2 của “cải lƣơng hƣơng chính”, ngƣời viết nhận thấy một điều khá thú vị là trong cả 4 bản hƣơng ƣớc đó đều không hề thấy “bóng dáng” của Hội đồng tộc biểu. Một bản thì chỉ kê khai vẻn vẹn 6 tục lệ của làng mình (xã Tảo Địch – tổng Tiểu Lễ) , 3 bản còn lại thì trong toàn bộ các mục cũng không nhắc gì đến Hội đồng tộc biểu mà chỉ có sự “xuất hiện” của Hội đồng kỳ mục. Cụ thể: Hƣơng ƣớc xã Hạ Vụ - tổng Vạn Phái (lập năm 1936), mục Việc quan: “Làng có Hội đồng kỳ mục cùng mấy Lý trƣởng làm việc, các việc quan xong rồi giao Lý trƣởng đƣơng thứ thi hành...” [105, tr. 2].

Hƣơng ƣớc xã Thung Hạc – tổng Hoàng Đàm (lập năm 1936), mục Việc chính trị và kiện cáo: “Trong ban Hội đồng kỳ mục thì ai cũng có quyền lợi bàn việc dân về việc công ích...” [81, tr. 4].

Hƣơng ƣớc xã Yên Mễ - tổng Nghĩa Hƣơng (lập năm 1937), mục Việc chính trị: “Trong làng cốt có kỳ hào Lý trƣởng để thay quyền dân...” [85, tr. 3 ].

Ngay cả trong phần Tôn chỉ của việc cải lƣơng, tất cả các bản hƣơng ƣớc trên đều ghi: “ Chúng tôi là Tiên thứ chỉ kỳ mục, lý dịch xã...”. Điều đó chứng tỏ, trƣớc và trong đợt cải lƣơng thứ 2, ở các làng xã huyện Phổ Yên chƣa từng có sự tồn tại của Hội đồng tộc biểu. Sang đợt cải lƣơng thứ 3, 26/33 làng xã huyện Phổ Yên lập hƣơng ƣớc, nhƣng trong tất cả các bản hƣơng ƣớc này cũng vẫn chỉ có cái tên “Hội đồng kỳ mục” xuất hiện, không một bản nào có nhắc đến “Hội đồng kỳ hào”. “Làng có Hội đồng kỳ mục cùng với lý dịch làm việc các việc quan, xong rồi giao Lý trƣởng đƣơng thứ thi hành” [92, tr. 3]. Tuy rằng Hội đồng kỳ hào về thực chất vẫn là Hội đồng kỳ mục, chỉ “thay tên đổi họ” đi mà thôi nhƣng ngay cả cái tên mới cũng không đƣợc thừa nhận trong hƣơng ƣớc đã chứng tỏ sự chống đối khá quyết liệt của các làng xã huyện Phổ Yên đối với chính sách cải lƣơng hƣơng chính của thực dân Pháp.

Nhƣ vậy, trên thực tế, trong cả 3 đợt cải lƣơng hƣơng chính thì bộ máy quản lý làng xã huyện Phổ Yên về cơ bản không có gì thay đổi. Hội đồng kỳ mục đứng đầu là Tiên thứ chỉ vẫn nắm quyền điều hành mọi công việc của làng xã với sự trợ lực của các chức dịch thừa hành. Tuy nhiên, Hội đồng kỳ mục ở các làng xã huyện Phổ Yên có cơ cấu nhƣ thế nào, hoạt động ra sao thì không đƣợc ghi cụ thể trong các bản hƣơng ƣớc. Một số hƣơng ƣớc chỉ nêu hết sức sơ lƣợc: “Trong ban Hội đồng kỳ mục thì ai cũng có quyền lợi bàn việc dân về việc công ích. Trong khi ngƣời nào muốn tỏ ý kiến của mình thì ăn nói trƣớc hết phải cử chỉ khiêm tốn làm cho mọi ngƣời điều biết là mình nói phải” [81, tr.5], “nếu trong ban Hội đồng có ngƣời nào vì tình mà bênh vực kẻ can gián (?) vô phép mạn ngƣời trên thì ngƣời ấy cũng phải phạt với dân từ 0#50 đến 1#00” [78, tr. 2]. Vậy thì những quy định của chính quyền thực dân về đối tƣợng và phƣơng thức tuyển chọn vào Hội đồng kỳ mục theo khuynh hƣớng “hiện đại hóa”, “thực dân hóa” liệu có hiệu lực trên địa bàn huyện Phổ Yên hay không ? Và liệu chính quyền bảo hộ có thực sự can thiệp

đƣợc vào các quyết nghị của Hội đồng kỳ mục ở các làng xã huyện Phổ Yên hay không ? Đó là những vấn đề chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu.

Bộ máy chức dịch làng xã đứng đầu là Lý trƣởng, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc sƣu thuế, binh dịch, phu dịch và trực tiếp điều hành các công việc làng xã dƣới sự chỉ đạo của Hội đồng kỳ mục. Giúp việc cho Lý trƣởng có 1 hoặc 2 Phó lý, ngoài ra còn có một số chức dịch giúp việc khác nhƣ: Hộ lại (quản lý về hộ tịch, hộ khẩu), Chƣởng bạ (quản lý về ruộng đất), Thủ quỹ (quản lý về công quỹ), Trƣơng tuần (quản lý về trật tự an ninh)...Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm cho chúng ta biết về bộ máy chức dịch của làng nhƣ sau: “Bầu Lý phó trƣởng, tuần xã, các hạng binh lính, tráng dõng, Tuần phiên, Thủ bạ, Chƣởng bạ, ai ra làm thì cứ ba năm là một khóa, thì dân cho một đơn nhiêu, miễn trừ phu dịch hay là nhiêu tƣ văn. Ai có gia sản và biết Quốc ngữ và chữ Nho thì dân bầu làm phần thu để thu giữ các món tiền công của dân, nếu giữ đƣợc ba năm giở ra thì dân cho một đơn nhiêu miễn hay là nhiêu tƣ văn” [75, tr.6].

Trong bộ máy chức dịch, Lý trƣởng nắm giữ vai trò quan trọng, là ngƣời “môi giới giữa Nhà nƣớc và thôn làng” [14, tr. 91]. Qua cuộc cải lƣơng hƣơng chính , quyền lực của Lý trƣởng đƣợc mở rộng hơn trƣớc, vừa có chân trong Hội đồng kỳ mục vừa là ngƣời đứng đầu bộ phận chức dịch. Nhiệm vụ của Lý trƣởng là giữ con dấu , công văn , địa bạ , các chỉ thị của Nhà nƣớc , lo việc thu thuế , giữ gìn an ninh. Về điều kiện ứng cử chức Lý trƣởng hay một số chức vụ khác ở làng thì không thấy đƣợc ghi trong các bản hƣơng ƣớc, chỉ có hƣơng ƣớc xã Yên Mễ - tổng Nghĩa Hƣơng (lập năm 1937) có ghi rằng: “ngƣời nào có nhiêu rồi và tuổi đƣợc đúng lệ Nhà nƣớc giở lên thời đƣợc ra ứng cử Lý trƣởng” [85, tr. 5]. Vậy tuổi “đúng lệ Nhà nƣớc” là nhƣ thế nào ? Trong đợt cải lƣơng thứ nhất và thứ 2, căn cứ theo Nghị định ngày 25/6/1922 của Thống sứ Bắc kỳ thì ngƣời ra ứng cử chức Lý trƣởng phải nằm trong độ

tuổi từ 25-50, biết đọc, biết viết, “có hạnh kiểm tốt và trung thành với nhà nƣớc”, phải có tài sản...[69, t1, tr. 274]. Sang đợt cải lƣơng thứ 3, Đạo dụ ngày 23/5/1941 của Bảo Đại đã bãi bỏ hoàn toàn phƣơng thức bầu cử theo chế độ đầu phiếu, Hội đồng kỳ mục quay trở về với phƣơng thức sắp xếp theo thứ bậc và các chức dịch thì đƣợc chỉ định bởi chính quyền cấp trên.

Công cụ đắc lực cho bộ máy chức dịch làng xã là Trƣơng tuần cùng với Ban tuần phiên, chẳng hạn nhƣ khi có một ai đó xâm phạm phép nƣớc, lệ làng thì Lý trƣởng đều phải viện đến tuần phiên ra tay, bắt những kẻ vi phạm luật lệ đó để xét xử... “Ngƣời Tuần xã và những ngƣời phiên tuần phải tùy theo Tiên thứ chỉ, Lý phó trƣởng sai phái những việc công ích, nếu có việc công ích mà Tiên thứ chỉ, lý dịch sai phái mà không tuân sẽ phải phạt tự 0#20 đến 0#50” [78, tr. 6]. Cho dù các chức dịch đã đƣợc sự đồng ý và công nhận của chính quyền nhƣng “vô vọng bất thành quan”, nếu các chức dịch sau khi nhậm chức không khao vọng theo lệ làng thì sẽ không đƣợc làng thừa nhận. Điều này phần nào thể hiện tính tự trị cố hữu của làng xã cho dù chính quyền bảo hộ luôn tìm mọi cách can thiệp và nắm giữ mọi mặt đời sống chốn hƣơng thôn. Về chế độ lương bổng và đãi ngộ dành cho bộ máy chức dịch làng xã

Để bộ máy quản lý làng xã hoạt động có hiệu quả, các làng xã đều có

chế độ lƣơng bổng và các đãi ngộ dành cho bộ máy chức dịch. Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn quy định rõ: “Ai làm Lý trƣởng thì dân trừ cho năm mẫu thuế điền, ai làm phó Lý thì trừ cho ba mẫu thuế điền, và trừ cho mỗi ngƣời một suất thuế đinh, mỗi vụ thu thuế chi cho Lý trƣởng ba đồng bạc (3#00) tiền đăng nạp và chi cho năm hào tiền pha trà (0#50). Ai làm Xã đoàn thì dân cấp tiền sƣơng túc cho mỗi mẫu điền ba xu (0#30), điền phụ canh mỗi mẫu ba hào (0#30), mỗi con trâu bò cày sáu xu (0#06)” [75, tr. 9]. Còn ở xã Cầu Sơn – tổng Thƣợng Vụ lại ghi: “cấp lƣơng cho Lý trƣởng một năm 14#00, vụ hạ dân bổ cho 7#00 theo vào sƣu vụ theo vụ thuế điền, cấp lƣơng cho Thủ bạ 1 năm

3#00, vụ hạ dân bổ cho 3#00, theo về sƣu cho Chƣởng bạ giấy bút 2#00 bổ về, vụ đông” [91, tr. 10]. Nếu làm hết bổn phận, các chức dịch đều đƣợc làng cho nhiêu, miễn trừ phu phen tạp dịch cho đến hết đời và đƣợc vị thứ chốn đình trung.

Về lƣơng và đãi ngộ cho Lý trƣởng thì mỗi làng có quy định riêng nhƣ: Làng Nông Vụ - tổng Vạn Phái: “Trong làng ai làm Lý trƣởng đƣơng thứ đồng niên dân cho tiền lƣơng là 12#00, hai vụ thuế đinh thuế điền mỗi vụ cho Lý trƣởng 2#00 để sửa lễ thần, nay lệ” [106, tr. 6].

Xã Hạ Đạt – tổng Thƣợng Vụ: “Hễ ngƣời nào vật lực thức tự bầu làm Lý trƣởng, dân xã cấp cho lƣơng điền 3 sào để trợ bút chỉ, bằng việc quan khẩn bách phải ứng xuất sau dân chiểu bổ hoàn ngân số” [93, tr. 8].

Xã Thƣợng Vụ - tổng Thƣợng Vụ: “Ngƣời nào làm Lý trƣởng cứ đến ngày đại tiệc dân biếu một cỗ xôi mấy ba dảnh tam sinh, một cỗ đàn mấy một nậm rƣợu, giầu cau một phong. Ai làm Lý trƣởng dân cho 12#00 lƣơng nguyệt chia làm 2 vụ thuế” [95, tr. 11].

Ở một số làng còn quy định những nhà có con gái lấy chồng không những phải có cỗ biếu Lý trƣởng (thƣờng là 1 cỗ xôi gà hoặc thủ lợn cùng với cau, trầu, rƣợu) mà còn phải nộp cheo cho Lý trƣởng ngoài khoản cheo đã nộp cho làng. Nhƣ ở xã Hạ Vụ - tổng Vạn Phái và xã Cải Đơn- tổng Hoàng Đàm đều quy định cheo nội cho Lý trƣởng là 0#50, cheo ngoại là 1#00 [75, tr. 6], [105, tr. 4].

Ngoài việc đƣợc hƣởng lƣơng, Lý trƣởng và Phó lý còn đƣợc hƣởng các chế độ khen thƣởng, phong trật thích đáng sau một nhiệm kỳ hay một thời gian làm việc hiệu quả. Theo quy định chung thì mức phẩm trật tối đa với Lý trƣởng là Chánh bát phẩm, với Phó lý là Tòng bát phẩm. Tuy nhiên, hƣơng ƣớc làng Nông Vụ - tổng Vạn Phái lại ghi: “Trong làng Chánh phó Tổng và Chánh phó Lý mà mong đƣợc thƣởng hàm tự tùng cửu phẩm trở lên vọng tiền là 1#00 đến 2#00, khao đồng dân ăn uống một bữa” [106, tr. 8].

Bên cạnh những quy định về lƣơng và chế độ đãi ngộ, hƣơng ƣớc các làng cũng có những quy định cụ thể về nguyên tắc chi cho việc công cán của các chức dịch. Hƣơng ƣớc xã Yên Mễ - tổng Nghĩa Hƣơng quy định: “Trong làng cốt có kỳ hào, Lý trƣởng để thay quyền dân hoặc có công việc quan lên tỉnh dân chi cho mỗi ngƣời vừa khứ hồi là 0#40, lên phủ lỵ vừa khứ hồi mỗi ngƣời 0#20 để mà ẩm thực” [85, tr. 5]. Đặc biệt, hƣơng ƣớc làng Đông Cao – tổng Tiểu Lễ còn quy định rất rõ ràng: “phàm các chức dịch đi việc quan nếu đi việc công quá 5 kilo đƣợc tiền phụ cấp sau này: Lên tỉnh cả khứ hồi 5 hào. Lên phủ 1 ngày cả khứ hồi 25 xu, không đƣợc quá 2 ngày” [96, tr. 4]. Nhƣ vậy, các chức dịch khi có việc công cán thì đƣợc cấp tiền lộ phí nhƣng có khống chế về mặt kinh phí và về thời gian, nếu ai vƣợt quá mức quy định thì phải tự bù vào phần chi phí đó. Những quy định này đã giúp cho các làng xã hạn chế phần nào sự lạm dụng của các chức dịch trong việc sử dụng công quỹ vào mục đích riêng tƣ.

Có thể nhận thấy, khi nói về việc cấp lƣơng hay tiền công cán cho các chức dịch, hƣơng ƣớc các làng đều dùng từ “dân cấp” hoặc “dân cho”. Điều đó có nghĩa là mọi chi phí cho sự hoạt động của bộ máy quản lý làng xã đều là do làng tự đảm nhiệm. Đây vốn là nguyên tắc quản lý của làng xã từ xƣa, sau 3 đợt cải lƣơng hƣơng chính vẫn đƣợc Pháp duy trì. Và rõ ràng, “nhờ cái gọi là “sự tôn trọng chế độ tự trị” mà ngân sách thực dân không phải chi phí cho việc nuôi dƣỡng một số lƣợng biên chế rất đông đảo những thành viên của bộ máy quản lý làng xã trong khi đó vẫn yêu cầu các làng xã không đƣợc thiếu mọi sự đóng góp cho ngân sách thực dân” [ 69, t1 ; tr. 284].

Về trách nhiệm của bộ máy chức dịch làng xã

Bên cạnh việc đƣợc hƣởng các quyền lợi, Hội đồng kỳ mục và lý dịch cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền cấp trên về kết quả công việc của mình và bị ràng buộc bằng nhiều hình thức kỷ luật từ khiển

trách đến cách chức, cho thôi việc. Trƣờng hợp Lý trƣởng bị cách chức thì sẽ bị thu hồi bằng, triện và có thể sẽ bị hạ hoặc huỷ bỏ phẩm trật. “Năm 1940, Lý trƣởng làng Đông Cao (tổng Tiểu Lễ) là Nguyễn Văn Thông do để xảy ra vỡ đê và để thiếu lính nên đã bị Chánh tổng đệ trình lên cấp trên cho cách chức” [111]. Nhằm hạn chế tệ tham nhũng, hà lạm của giới chức làng xã, hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm quy định cụ thể: “Lệ giao khoán cho lý dịch, lý dịch làm các công việc quan hay việc dân phải làm cho minh mẫn thực thà, nếu tham nhũng các khoản tiền của dân hay lạm bán phu dịch hoặc ám tế sự gì, dân xét ra sự đích thực thì phải bồi giả dân món tiền tham nhũng ấy, và phải tự một đồng đến ba đồng bạc (1#00 – 3#00), nếu không chịu để dân phải lên quan trên xét hỏi rồi mấy chịu, lỗi phải đền bồi, về dân sẽ bắt chịu cả tiền phí tổn và bắt phải chịu phạt tự ba đồng bạc đến năm đồng bạc (3#00 – 5#00), vẫn cố ý không chịu thì dân không dám ăn ngồi mấy nữa” [75, tr. 4]. Khi trong làng có ngƣời lạ đến ngụ qua đêm, nếu thấy khả nghi thì Lý trƣởng có quyền xét hỏi, nhƣng nếu “ngƣời Lý trƣởng mà không có gì chính đáng, nhũng nhiễu cũng phải phạt tự 1#00 đến 2#00, tiền ấy để làm sung công” [78, tr. 7]. Những quy định trên đây trong thực tế có đƣợc thực hiện đúng hay không thì ngƣời viết chƣa rõ, nhƣng rõ ràng đây là một điểm tiến bộ đáng trân trọng trong quản lý làng xã ở huyện Phổ Yên bởi nó ít nhiều thể hiện tính dân chủ làng xã. Nếu điều đó đƣợc thực thi thì sẽ hạn chế đƣợc tình trạng tham ô, lãng phí công quỹ và giảm bớt sự phiền hà cho dân làng. Tuy nhiên, có lẽ rất ít làng đề ra và thực thi đƣợc những quy định tiến bộ nhƣ vậy bởi trong những đợt cải lƣơng cuối cùng thì Lý trƣởng đã trở thành nhân vật “chóp bu” trong bộ máy chính quyền làng xã, thao túng hầu hết các hoạt động của làng xã. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nạn cƣờng hào ở hƣơng thôn những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Việc mua bán danh vị

Có một hiện tƣợng đã từng tồn tại rất phổ biến ở các làng xã huyện Phổ

Một phần của tài liệu quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)