Tìm hiểu xã hội nông thôn Việt, ngƣời ta thƣờng gặp hai từ làng và xã
(cùng với đó là thôn). Tuy nhiên cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chƣa có một sự nhất quán về nội dung của các khái niệm trên.
Theo nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính, cần phân biệt rõ khái niệm “làng” đi kèm với những biến thể của nó nhƣ sau:
Làng là một từ Nôm dùng để chỉ đơn vị tụ cƣ truyền thống của ngƣời
nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, lệ tục riêng… nhƣng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất [19, tr. 19].
Xã là một từ Hán - Việt, chỉ đơn vị hành chính cơ sở của nhà nƣớc phong kiến ở vùng nông thôn Việt.
Trong mối quan hệ về quy mô giữa làng và xã, xảy ra hai trƣờng hợp:
Trường hợp thứ nhất: Nếu một xã chỉ gồm một làng (Nhất xã nhất
thôn) hay một làng là một xã thì ngƣời nông dân thƣờng ghép hai từ này làm một: làng - xã. Khi đó thì khái niệm làng thƣờng có ý nghĩa đồng nhất với xã. Trong bi kí và các văn bản hành chính, tên các làng đó thƣờng gắn với khái niệm “xã”
GS. Yun Insun – nhà Việt Nam học ngƣời Hàn Quốc cho rằng, làng Việt thƣờng đƣợc gọi là xã (she trong tiếng Hán). Tuy nhiên, thông thƣờng
làng đƣợc dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Từ “xã” luôn có ý nhấn mạnh đến một đơn vị hành chính, trong khi đó từ “làng” dƣờng nhƣ tƣơng phản với ý nghĩa một đơn vị hành chính, chỉ đơn thuần là một thực thể tự nhiên và đƣợc coi là đồng nhất với từ “thôn” vay mƣợn từ chữ “cun” theo cách gọi của Trung Hoa [71, tr. 73].
Ngƣợc với ý kiến cho rằng làng là một “thực thể tự nhiên” và “tương
phản với ý nghĩa một đơn vị hành chính” nhƣ trên, tác giả John Kleinen
trong bài “Các nghiên cứu về làng Việt Nam” lại cho rằng: “Làng là một định danh xã hội – văn hóa và là một đơn vị hành chính, thường được gọi là “thôn” và ở thời trước còn có thể gọi là “xã”, nếu xét theo chức năng
hành chính” [29, tr. 300].
Tuy ý kiến này có phần khác với cách hiểu của G.S Yu Insun nhƣng lại có điểm chung là đã đồng nhất làng với khái niệm xã, xét theo chức năng hành chính. Đây là trƣờng hợp một xã chỉ gồm một làng và có khi ngƣời ta đồng nhất hai khái niệm đó với nhau.
Trường hợp thứ hai: Nếu một xã gồm nhiều làng thì mỗi làng hợp
thành xã đó đƣợc gọi là một thôn. “Thôn” là một từ Hán - Việt đồng nhất với khái niệm “làng”, thƣờng đƣợc dùng trong bi kí, văn tế và các văn bản hành chính thay cho từ “làng” nói cách khác, thôn trong các văn bản Hán Nôm là một làng truyền thống đƣợc Nhà nƣớc lắp ghép thành đơn vị hành chính cơ sở (dƣới xã) mà số lƣợng đƣợc tích hợp tùy vùng, tùy giai đoạn lịch sử [19, tr. 98-99]. Nhƣ vậy, giữa hai thuật ngữ này gần nhƣ đồng nghĩa với nhau nhƣng khác nhau về góc độ sử dụng ngôn ngữ: làng đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày, biểu thị tình cảm, còn thôn đƣợc dùng trong giấy tờ, nặng về ý nghĩa hành chính [20, tr. 18]. Tuy nhiên, trên thực tế, thôn có khi chỉ là một bộ phận nằm trong làng gốc. Nó không phải là làng mà chỉ là một bộ phận của làng. [19, tr. 9-10].
Nhƣ vậy, qua các ý kiến trên có thể thấy xã chính là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp một xã là một làng (nhất xã nhất thôn) thì “làng xã” đƣợc sử dụng nhƣ một danh từ ghép, còn trong trƣờng hợp một xã có nhiều thôn (nhất xã nhị thôn, tam thôn…) thì làng đồng nghĩa
với thôn. Theo GS Phan Đại Doãn trong cuốn “Mấy vấn đề về văn hóa làng
xã Việt Nam trong lịch sử” thì đến thời điểm trƣớc năm 1945 có khoảng 60% xã tƣơng đƣơng với đơn vị làng, còn lại lớn hơn làng [14, tr. 88]. Riêng ở huyện Phổ Yên, có 14/37 xã tƣơng đƣơng với đơn vị làng (chiếm tỉ lệ 37,9%), 23/37 xã lớn hơn làng (chiếm tỉ lệ 62,1%) (Xem bảng 5).