Học tập là quyền lợi của trẻ em, là trách nhiệm của cha mẹ và của cộng đồng. Trong hƣơng ƣớc cải lƣơng mẫu, từ điều 100 đến 103 khuyến khích các làng mở trƣờng “ấu học”, trẻ em từ 8 tuổi phải đi học. Tuy nhiên mọi kinh phí từ việc mở trƣờng, trả lƣơng cho thầy cho đến việc hỗ trợ cho học trò nghèo đều phải do các làng tự lo liệu. Với điều kiện còn vô cùng thiếu thốn của cuộc sống chốn hƣơng thôn những năm đầu thế kỉ XX thì điều đó rất khó để có thể thực hiện, dù rằng không phải các làng không quan tâm đến sự giáo dục. Có lẽ đó cũng là một phần nguyên nhân khiến hầu hết các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng Phổ Yên không đề cập nhiều đến vấn đề này. Sự quan tâm của các làng đối với sự học (nhƣ thể hiện trong hƣơng ƣớc) mới chỉ dừng lại ở việc miễn phu dịch cho thầy giáo và ngƣời đi học. Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm có nói đến việc ngƣời đi học, khi đến 18 tuổi mà còn theo việc học thì đƣợc dân trừ phu dịch cho [75, tr. 8]. Hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã thì nêu cụ thể hơn: “Cựu học sinh từ Kinh thi giở lên, tân học đƣợc hai bằng chữ Tây giở lên miễn trừ giao dịch. Ngƣời nào đƣơng đi học cũng miễn trừ giao dịch” [89, tr. 19]. Đây có lẽ cũng là sự động viên, khích lệ đáng kể đối với ngƣời dạy và ngƣời học.
Tuy nhiên, để con em mình chú tâm học hành, các làng xã cũng đƣa ra những quy định nghiêm khắc đối với những trò lƣời biếng, sao nhãng việc học. Chẳng hạn, “Cứ lệ nghỉ học ngày lễ và nghỉ hè thì không kể, còn ngày nào có việc tƣ của mình mà nghỉ thì phải có phép của thầy giáo cho phép nghỉ mấy đƣợc,
nếu lƣời biếng, giả mạo mƣợn tiếng học hành để trốn phu dịch, xét đƣợc ra phải phạt một đồng bạc (1#00) rồi phải đi phu, không đƣợc trừ nữa” [75, tr. 5].
3.1.2 Việc giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường
Làng xã là nơi sinh sống của cộng đồng dân cƣ đông đúc cho nên việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng là việc làm rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của dân làng. Do đó, mọi ngƣời dân trong làng đều có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sống của chính mình. Điều đó đƣợc ghi rõ trong hƣơng ƣớc cải lƣơng Phổ Yên.
Nguồn nƣớc có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt và trong sản xuất, cho nên các hƣơng ƣớc đều chú ý tới việc vệ sinh, bảo vệ nguồn nƣớc. Nhƣ việc cấm trâu bò tắm và uống nƣớc ở giếng làng, hàng năm tổ chức khai rãnh, tát nƣớc ao tù nhơ bẩn. “Các giếng ăn nƣớc và các công sở mỗi năm sẽ trích công ngân dọn quét một lần” [96, tr. 7]. Bên cạnh đó, các hƣơng ƣớc cũng có những quy định về việc giữ vệ sinh công cộng, nhất là vệ sinh đƣờng làng, hƣơng ƣớc làng Chiều Lai – tổng Thƣợng Giã quy định: “Cấm không ai đƣợc vứt vật uế ra đƣờng và làm nhà xí bên đƣờng. Ai không tuân phạt là 0#20” [88, tr. 9]. Tƣơng tự, hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã cũng có ghi: “Các sở công hoặc đƣờng tƣ lộ, hoặc các nhà ai để ở vế không giữ vệ sinh phải phạt ba hào (0#30) để sung công” [89, tr. 5].
Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng thì việc phòng trừ dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Hƣơng ƣớc làng Đông Cao – tổng Tiểu Lễ quy định: “Cấm không ai đƣợc mua súc vật nuôi có bệnh về làng” [96, tr. 8], ai không tuân sẽ bị phạt theo lệ làng. Nếu không may trong làng xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, kể cả ở ngƣời hay súc vật thì Lý trƣởng phải lập tức trình quan trên để xin thuốc về chữa trị.
Việc bảo vệ cây xanh cũng là việc làm thiết thực để bảo vệ môi trƣờng, giữ cho không khí trong lành và đảm bảo cảnh quan. Các quy ƣớc về việc bảo
vệ cây cối trong làng xã cũng đƣợc đặt ra rất nghiêm ngặt. “Cây rừng bãi hoặc tƣ hay công đều cấm có ai đẵn trộm các thứ cây cối, hoa quả và hái trộm củi, ăn trộm lúa má, các thứ hoa mầu ở các đồng điền. Bắt đƣợc quả tang, vật nhỏ phạt tự hai hào đến năm hào (0#20 – 0#50), vật nhớn phạt tự một đồng đến hai đồng (1#00 – 2#00)” [75, tr. 4]. “Hoặc ngƣời nào chiếm canh hủy phá công điền thổ làm của mình, làm thất thác đồ sự sƣ, tiễn phát những cây cối hoặc sở công xúc phạm công sở tân thƣơng, súc vật, hủy hoại đồng điền chụy hủy, tha nhân phần mộ. Tổng lý xét thực quả tang giải xét, trừ những kẻ tham bậy, lại phải chiểu sổ bồi thƣờng và phạt tự một hào (0#10) đến một đồng (1#00) sung công” [89, tr. 7].
Với những quy định nghiêm ngặt nêu trên, hƣơng ƣớc đã góp phần cải thiện môi trƣờng sống và sức khỏe của ngƣời dân làng xã. Do đó, mỗi ngƣời dân sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sống của cá nhân và của cả cộng đồng.
3.1.3 Việc cưới xin, ma chay
3.1.3.1 Việc cưới
Việc hôn nhân đƣợc coi là việc trọng đại của một đời ngƣời, là “việc trăm năm”. Đã thành quy luật, „trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, do đó không chỉ bậc làm cha mẹ mà cả cộng đồng làng xã đều rất quan tâm đến việc này. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong hƣơng ƣớc.
Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên có 27/33 bản kê khai về việc hôn lễ, xong hầu hết chỉ nói đến lệ lan nhai (cheo cƣới) chứ không có hƣơng ƣớc nào nói đến quy trình cụ thể của hôn sự cũng nhƣ độ tuổi kết hôn. Tuy nhiên, một số chi tiết của hƣơng ƣớc cũng hé lộ cho chúng ta thấy rằng trƣớc hoặc sau hôn lễ (tùy theo quy định của từng làng), gia đình ngƣời con gái phải ra trình làng để xin nộp cheo và tƣờng với Thƣ ký, Hộ lại quán xã nhà gái để xin khai vào sổ giá thú. Hƣơng ƣớc xã Vạn Phái – tổng Vạn Phái quy định:
“Ngƣời nào có con gái lấy chồng trƣớc hết phải đến quan vào sổ. Nếu lấy chồng ở làng thời phải một cỗ xôi, một con gà hoặc thủ lợn, phải hoa bàn một cỗ cau rƣợu biếu Lý Trƣởng, lại phải một đồng hai bạc. Lấy làng khác thời phải nộp lễ lan giai cỗ ấy, làm một cỗ xôi tốt mới con gà và năm mƣơi trái cau mấy bốn đồng bạc. Nếu chiết can thời nộp sáu đồng cho Lý trƣởng. Lý trƣởng nhận rồi mới cho đƣa dâu” [107, tr. 8].
Theo quan niệm của Nho gia, việc trai gái yêu nhau, lấy nhau để thành vợ thành chồng là gốc của nhân luân. Do đó trai gái lấy nhau phải có cƣới hỏi đàng hoàng, chính đáng. Một đám cƣới hợp pháp là phải nộp cheo (hay còn gọi là lệ lan nhai), có nộp cheo thì cuộc hôn nhân đó mới đƣợc làng xã công nhận, ngƣợc lại thì:
“Có cƣới mà chẳng có cheo Dẫu rằng có giết mƣời heo cũng hoài”
Xƣa kia nộp cheo có nhiều hình thức khác nhau tùy theo từng làng, song có thể chia ra làm 2 hình thức: Nộp tiền và nộp hiện vật (mâm đồng, mâm thau để làng dùng khi có cỗ hoặc gạch để lát đƣờng làng…). Trong hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên thì chủ yếu quy định nộp cheo bằng tiền. Lệ nộp cheo đƣợc phân biệt thành 2 loại: cheo nội và cheo ngoại. Cheo nội áp dụng cho trƣờng hợp trai gái trong làng lấy nhau, cheo ngoại áp dụng cho trƣờng hợp gái làng lấy chồng ở làng khác. Với tƣ tƣởng “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, khuyến khích hôn nhân hƣớng nội nên cheo ngoại thƣờng nặng gấp đôi so với cheo nội (xem bảng 7), thậm chí có những làng thì cheo nội và cheo ngoại còn chênh lệch từ 1#00 đến 5#00 [78, tr. 5], [79, tr. 7], [81, tr. 3], [98, tr. 9], [100, tr. 4]. Riêng xã Hạ Đạt thì cheo nội 1#00, cheo ngoại 6#00 [93, tr. 3]. Có 5 làng còn không thu cheo nội [83, tr. 5], [88, tr. 6], [89, tr. 7], [90, tr. 9][103, tr. 3]. Duy nhất có xã Tảo Địch- tổng Tiểu Lễ là quy định mức cheo nội và cheo ngoại bằng nhau [97, tr. 8]. Trong trƣờng hợp giữa những làng có giao hiếu, kết chạ thì mức cheo ngoại sẽ đƣợc giảm, nhƣ ở làng
Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm thông thƣờng mức cheo ngoại là 5#00, nhƣng nếu “con gái làng lấy chồng làng Sơn Cốt và làng Thung Hạc là hai dân giao hiếu thì việc cử biếu Lý trƣởng cũng thế, còn tiền cheo thì dân lấy 2#00” [78, tr. 9]. Số tiền cheo nộp cho làng đƣợc mỗi làng sử dụng một cách khác nhau, nhƣ "giao cho thủ từ nhận chi đèn hƣơng phụng tự" [93, tr. 7], "giao cho chủ tế giữ để sửa chữa đình, chữa đƣờng sá cầu cống" [106, tr. 4] hay "giao cho đƣơng thứ xã dịch giữ để phòng khi giao chi kỳ lý đi việc quan"[100, tr.5]… Ngoài khoản cheo nộp cho làng, một số làng còn quy định việc nộp cheo cho giáp hoặc cho Lý trƣởng. Hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm có ghi: “Ai có con gái gả chồng trong làng thì nộp cheo làng một đồng bạc (1#00), một phong giầu, nộp cheo Lý trƣởng năm hào (0#50), một bao chè, khi khai vào sổ giá thú chi tiền bút chỉ cho Hộ lại hai hào (0#20). Ai có con gái gả chồng ngoại xã thì nộp cheo làng hai đồng bạc (2#00), một cái mâm thau khoát rộng thƣớc hai tấc, một phong giầu, nộp cheo Lý trƣởng một đồng bạc (1#00), một bao chè, chi tiền bút chỉ cho Hộ lại một đồng bạc (1#00)” [75, tr.10]. Ở nhiều làng, ngoài các khoản tiền cheo thì nhà gái còn phải nộp phụ cheo và cử biếu Lý trƣởng cỗ bàn, thƣờng là xôi gà hoặc thủ lợn. Việc nộp cheo tuy chỉ là lệ làng nhƣng thực tế ở các làng xã nó lại có giá trị hơn cả một tờ giấy kết hôn. Ngƣời không nộp cheo sẽ không đƣợc coi là ngƣời làng nữa, khi cha mẹ mất cũng không đƣợc nêu tên, điều này đƣợc ghi trong hƣơng ƣớc xã Phù Lôi – tổng Thƣợng Giã: “Ngƣời nào có con gái lấy chồng làng khác tuy có luật khai vào sổ giá thú rồi nhƣng xét là vẫn không chịu tòng hƣơng tục nộp lễ lan giai, tuy lâu ngày cũng mặc, khi nhà ấy có sự hiếu, dân không kể những tên con cháu hoặc đến lễ giải cũng xem nhƣ ngƣời hành khách” [89, tr. 4]. Hƣơng ƣớc xã Thƣợng Giã – tổng Thƣợng Giã cũng quy định: “Nếu ngƣời nào không chịu nộp thì Lý phó trƣởng có quyền đƣợc bắt hỏi mà Hộ lại chửa đƣợc quyền vào sổ giá thú” [90, tr.6]. Đây phải chăng cũng chính là một biểu hiện của cái gọi là “phép vua thua lệ làng” ?
Nhƣ vậy, từ một phong tục mang ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, sau này việc nộp cheo đã bị “biến tƣớng” trở thành một hủ tục, là gánh nặng cho nhiều gia đình khi dựng vợ gả chồng cho con. Các khoản cheo ngày càng nặng nề (nhất là cheo ngoại), và lệ nộp cheo cho làng nhiều khi lại biến thành lệ nộp cheo cho chức dịch làng xã.
Trên tinh thần của cải lƣơng hƣơng tục, nhìn chung hƣơng ƣớc các làng xã đều khuyến khích một đám cƣới đơn giản, gọn nhẹ. Tuy nhiên, thực tế thì ở nhiều làng xã việc tổ chức hôn lễ vẫn còn khá nặng nề, rƣờm rà, nặng về việc “trả nợ miệng” gây tốn kém, lãng phí. Thời gian này, phần lớn các làng đều đã bỏ tục “chăng dây, đóng cổng”.
3.1.3.2 Việc tang
Làng xã là nơi ngƣời nông dân gắn bó cả cuộc đời của mình, từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi về với tổ tiên. Trong tiềm thức của ngƣời Việt, "nghĩa tử là nghĩa tận" nên việc hiếu rất đƣợc chú trọng ghi trong hƣơng ƣớc. Hƣơng ƣớc cải lƣơng Phổ Yên có 28/33 bản kê khai về mục Việc tang, nhiều hƣơng ƣớc kê khai khá chi tiết, song cũng không có hƣơng ƣớc nào nêu rõ về quy trình tổ chức một lễ tang. Tuy nhiên, qua những mảnh ghép của hƣơng ƣớc đã hé lộ cho chúng ta thấy về việc tang lệ ở nơi đây.
Khi trong nhà có ngƣời qua đời, trƣớc tiên tang chủ phải cử ngƣời nhà mang theo cơi trầu đến thông báo với chức dịch, xin trợ tang. Tùy theo yêu cầu và hoàn cảnh của tang chủ mà giáp hay thôn cắt cử số ngƣời trợ tang (đô tùy). Nhiều làng quy định các mức trợ tang khác nhau, căn cứ vào khoản tiền lệ mà tang chủ nộp. Hƣơng ƣớc xã Vạn Phái – tổng Vạn Phái có ghi: "Lệ hiếu trong làng tôi ai nộp lệ hạng nhất tiền 18#00 đƣợc đi 10 lá cờ, hạng nhì 15#00 đƣợc đi sáu lá cờ, hạng ba 12#00 đƣợc đi 4 lá" [107, tr. 6]. "Hễ có 2 lệ thì dân rƣớc sớm, còn 1 lệ thì rƣớc trƣa" [87, tr. 4]. Ở xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm phân biệt rõ ràng: nộp 3#00 thì cả làng đi đƣa ma, 2#00 thì một giáp đi đƣa
ma, 0#50 thì chỉ làm lễ hô hồn rồi đem yên táng [75, tr. 10]. Nhƣ vậy, hình thức đám tang phụ thuộc vào khoản lệ mang tính trả ơn dân. Việc đồng tiền có thể mua đƣợc sự kính viếng của làng xã cho thấy tính đẳng cấp luôn hiện hữu ở chốn hƣơng thôn, ngay cả ở việc tang lễ.
Tuy nhiên, ở một vài hƣơng ƣớc thì tính cộng đồng vẫn đƣợc thể hiện khá rõ qua việc những nhà nghèo xin lệ kỳ phúc thì phải nộp khoản lệ rất ít, hoặc những ngƣời nghèo và không có ngƣời nuôi dƣỡng thì khi mất sẽ đƣợc làng cấp tiền tổ chức đám tang. Hƣơng ƣớc làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm ghi rằng: "Trong dân nếu có ngƣời nào nghèo khổ, không có thân thích gì mà mạnh chung thời hƣơng lý phải trích số tiền công mua cỗ ván giao cho tuần phiên tống táng cho ngƣời ấy chu tất. Khi xong lại cho tuần phiên 1#00 để giầu nƣớc" [78, tr. 12].Ngoài ra, khi trong làng có dịch bệnh thì việc tổ chức đám hiếu cũng phải tuân theo quy định: "khi nào gặp lúc dịch tễ thì hiếu chủ phải tính giảm việc ăn uống mà phải theo luật mai táng ngay đến khi bệnh dịch yên rồi muốn nộp lệ và tế lễ cũng đƣợc" [92, tr. 8].
Nhiều hƣơng ƣớc khuyến khích việc tổ chức một đám tang đơn giản, gọn nhẹ, thậm chí còn quy định ngoài tiền lệ ra thì không cần phải tổ chức cỗ bàn rƣờm rà, có thể chỉ cần trầu nƣớc là đủ, nhƣ ở làng Hoàng Đàm – tổng Hoàng Đàm thì "Không có lệ ăn uống, dân chỉ thu số tiền lệ 2#00 thôi. Còn nhƣ việc đƣa ma thì tùy ý nhà chủ, nếu nhờ nghi nào thì nghi ấy phải đƣa" [78, tr. 6]. Nhƣng bên cạnh đó, vẫn có một số làng có những quy định gây phiền hà, tốn kém cho gia chủ. Điển hình nhƣ ở xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm: "Ai tạ thế đã có hƣơng lệ rồi, chủ sự mời cả làng đƣa ma thì phải nộp công dân là ba đồng bạc (3#00) và phải nộp mỗi giáp một con lợn ba mƣơi cân, tức là ba nén, hai nồi gạo xôi, làm cỗ đãi suốt chân hàng giáp, vắng ai thì giao cho thôn trƣởng gửi phần, rƣợu thì những ngƣời có mặt, ngƣời ở đấy cứ bốn ngƣời nửa chai rƣợu ty, cơm và giầu đủ dùng" [75, tr. 11]. Việc này một phần xuất phát từ "lệ xôi thịt" do giới chức làng xã quy
định, nhƣng phần nhiều cũng xuất phát từ quan niệm phải làm ma to mới là có hiếu và mới đƣợc tiếng thơm với dân làng. Cái cảnh "một ngƣời chết mà muôn ngƣời say" cho đến nay vẫn còn hiện hữu ở không ít làng quê, gây phƣơng hại đến thuần phong mỹ tục.
Nếu nhƣ lệ cheo cƣới luôn có sự phân biệt giữa lấy chồng trong làng và lấy chồng ngoài làng thì trong lệ tang cũng vậy. Hầu nhƣ làng nào cũng có quy định về việc cho ngƣời làng khác và ngƣời ngụ cƣ chôn nhờ trên địa phận của làng mà trong hƣơng ƣớc gọi là việc ký táng. Tất cả các hƣơng ƣớc đều thống nhất nguyên tắc là ngƣời nào muốn ký táng dù trên đất công hay tƣ thì trƣớc hết đều phải trình Hội đồng, nộp lễ vật và tiền kiểm cố cho làng. Mức tiền phải nộp tùy theo lệ từng làng, nhiều làng chỉ quy định 3#00 đến 5#00, cá biệt ở làng Chiều Lai – tổng Thƣợng Giã mức tiền kiểm cố lên đến 63#00 [88, tr. 8]. Hầu hết các hƣơng ƣớc kê mục này rất sơ lƣợc, riêng hƣơng ƣớc xã Cải Đơn – tổng Hoàng Đàm thì kê rất cụ thể: "Ngƣời quán ở làng, cải táng để địa phận làng thì nộp công dân mỗi ngôi mộ hai hào (0#20). Ngƣời quán ở làng