Để mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường tiêu thụ Công ty cần tăng cường đầu tư cho tài sản của mình nhưng muốn làm được điều đó cần phải có vốn. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do Tổng công ty cấp, ngoài ra Công ty còn vay nợ ngân hàng. Khác với thời bao cấp trước kia khi mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh không cần tính đến hiệu quả kinh tế, lỗ đã có nhà nước cấp bù, thì ngày nay trong cơ chế quản lý kinh tế mới các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, việc được cấp vốn là hạn chế. Vì vậy, muốn tăng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có dựa vào lợi nhuận để lại là chủ yếu.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Đây là giải pháp lâu dài đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hiện nay, thông thường để tăng lợi nhuận đạt được có ba cách:
Cách một : Duy trì doanh thu, giảm chi phí. Cách hai : Tăng doanh thu, giữ nguyên chi phí.
Cách ba : Tăng doanh thu, tăng chi phí nhưng tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc
Tăng chi phí ở đây được hiểu là tăng cường đầu tư cho mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, bằng biện pháp nâng cao cở vật chất phục vụ cho kinh doanh.
Đối với Công ty thì cách này có tính khả thi hơn, bởi vì với cách một và hai thì cũng có thể tăng lợi nhuận nhưng về lâu dài sẽ khó thực hiện. Do chi phí nguyên vật liệu, hàng hoá được xác định thông qua mức tiêu hao tiền tính theo quy định của Nhà nước, theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ được nên người ta chỉ có thể giảm chi phí theo hướng tiết kiệm chi phí lưu kho, dự trữ nguyên vật liệu dư thừa, tăng năng suất lao động của người công nhân, không để công nhân ngồi chờ việc, có biện pháp tối ưu trong việc giảm thiểu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể mở rộng thị trường với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì chi phí cho Marketing và xúc tiến bán hàng là hết sức cần thiết.
- Nâng cao khả năng thanh toán, khả năng thanh toán tức thời thông qua việc tăng lợi nhuận, xác định cơ cấu nợ hợp lý cũng như mức dư tiền tối ưu. Từ đó, Công ty dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn từ Tổng Công ty và ngân hàng.
-Tranh thủ huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nguồn vốn này tuy không lớn nhưng nó đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt vốn đột xuất của Công ty, ngoài ra còn có ưu điểm là lãi suất thấp hơn lãi suất vay ngân hàng.
Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh Công ty cần thực hiện kế hoạch hoá tài chính. Đây là hoạt động để hình thành nên những dự định tổ chức nguồn vốn trên cơ sở dự đoán quy mô số lượng vốn cần thiết, lựa ch n nguồn vốn cũng như quy mô thích hợp của mỗi nguồn và tổ chức sử dụng có hiệu quả.