Những tồn tại

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 76 - 78)

Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty có chức năng nhiệm vụ là tiếp nhận lượng xăng dầu nhập khẩu, trực tiếp kinh doanh xăng dầu tại 45 cửa hàng bán lẻ và hệ thống đại lý xăng dầu phục vụ cho nhu cầu kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh như Bình Thuận. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh khách sạn, Xí nghiệp dịch vụ và thương mại. Mặt khác, Công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu trong m i tình huống, điều tiết và bình ổn giá cả trên thị trường tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu. Với chức năng và nhiệm vụ to lớn đó hàng năm Công ty phải đương đầu với không ít những khó khăn chủ quan cũng như khách quan.

Có thể nói trong năm 2012 qua tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định. Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác vẫn đang trong quá trình tìm tòi, tự đổi mới để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Có những giai đoạn khó khăn, song Công ty cũng đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên thương trường. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động vừa qua Công ty vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại, yếu kém mà nếu không có những giải pháp cụ thể sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, giảm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh những tồn tại về mặt tài chính đã nêu ra thì còn một số những tồn tại chủ yếu mà Công ty cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Thứ nhất: Về vấn đề nhân lực

Hiện tại số cán bộ công nhân viên của Công ty là 346 người, cơ cấu lao động không đồng đều và bất hợp lí về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và còn nhiều lao động trái ngành nghề.

Một bộ phận đáng kể của cán bộ công nhân viên do sống và làm việc một thời gian dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên trong cách suy nghĩ, cách làm vẫn mang nặng tính trì trệ, ỷ lại, cửa quyền; chậm thay đổi những thói quen, nếp nghĩ cũ, ngại cả những thay đổi lớn. Tư duy kiến thức về kinh tế thị trường và ngành nghề kinh doanh mới còn hạn chế. Việc đưa tiến bộ khoa h c kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là rất khó khăn. Những cơ chế khoán, quản lý của Công ty đề ra chủ yếu mới nhằm phục vụ mục đích quản lý chưa có tác dụng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy, động viên người lao động cũng như các đơn vị trong Công ty năng động, sáng tạo trong công việc.

Do những năm trước đây Công ty chưa chú tr ng tới công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ cho nên khi Công ty mở rộng và phát triển thì đội ngũ cán bộ chưa theo kịp sự phát triển, dẫn đến lực lượng cán bộ kế cận thiếu, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai. Các cán bộ cũ thường kém năng động, ngại thay đổi lớn, trong khi đó lực lượng cán bộ trẻ có kiến thức, có nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong giải quyết công việc. Một số lĩnh vực được đầu tư mới nhưng thiếu lực lượng cán bộ có trình độ sử dụng do đó dẫn đến năng suất lao động không cao, thậm chí gây lãng phí.

Thứ hai: Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được cho nhu cầu kinh doanh trước mắt, nhưng vẫn còn một số phương tiện vận tải là các xe xi téc đầu tư từ rất lâu vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Nếu tính toán cho những năm tiếp theo với nhịp độ phát triển kinh tế bình quân của cả nước tăng trưởng, nhu cầu vận chuyển xăng dầu hàng năm tăng từ 2 – 3 triệu M3Km/năm thì rất đáng lo ngại. Nếu Công ty không có chính sách đầu tư thoả đáng và hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật không thể đáp ứng được cho nhu cầu phát triển chung của xã hội

Đặc biệt hệ thống các cửa hàng bán lẻ Công ty xây dựng thước đây có quy mô nhỏ nên phương tiện có tr ng tải lớn ra vào mua xăng dầu là rất khó khăn, các cửa hàng phân bố chưa hợp lý tại các vị trí không có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh. Do đó phải có biện pháp cải tạo nâng cấp các cửa hàng đã xây dựng đồng thời tiến hành xây dựng mới các cửa hàng đảm bảo tính thương mại cao.

Thứ ba: Kinh doanh

Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp khác được nhà nước cho phép nhập và kinh doanh xăng dầu ngày càng mở rộng, tạo sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn trên tất cả các vùng, ở tất cả các mặt hàng; mặt khác thị trường xăng dầu luôn biến động theo hướng bất lợi, Tổng Công ty giao cho Công ty có trách nhiệm tích luỹ nguồn lực ở các thời kỳ để Ngành tự bù đắp lỗ lãi giữa các giai đoạn; trong khi đó khả năng cắt giảm chi phí có hạn, đây là khó khăn trong quyết định giá hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh bán hàng và có được lợi nhuận hợp lý, đưa ra các chính sách hợp lý càng quan tr ng hơn đối với các khách hàng công nghiệp.

Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bà Rịa - Vũng Tàu hiện vẫn chỉ là tuyến sau, nhận hàng từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè về bán hàng tại thị trường Vũng Tàu và Bình Thuận với chi phí rất cao rất khó có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Ngoài bất lợi về chi phí thì việc không có kho chứa hàng tại Vũng Tàu cũng là một bất lợi không nhỏ so với các đối thủ khác như PV Oil, Petec, đặc biệt là khi tham gia bán hàng cho các nhà thầu dầu khí và các tàu biển, h đòi hỏi thời gian giao hàng rất ngắn chỉ thông báo trước từ 4-6 giờ.

Nguồn hàng của công ty chủ yếu là nhận từ Tổng công ty để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vì vậy nguồn hàng phụ thuộc vào các kho trung gian. Quy trình nhập hàng hiện nay của công ty phải qua kho trung gian là kho Nhà Bè, kho Đồng Nai và kho Phú Khánh. Vì vậy, công ty không thể chủ động được lượng hàng khi còn phụ thuộc vào khả năng xuất nhập của các kho trung gian. Đặc biệt, khi nguồn hàng khan hiếm dễ xảy ra tình trạng đã đặt hàng nhưng lại xếp hàng không lấy hàng được, khi có thể lấy được hàng thì đơn hàng hết hiệu lực.

Thứ tƣ: Quản lý

Về phân cấp quản lý của Công ty đối với Xí nghiệp và các của hàng. Hằng năm, Công ty chỉ giao kế hoạch chi phí, không giao kế hoạch lợi nhuận; về cơ chế quản lý giá chi nhánh, Xí nghiệp chỉ thực hiện theo quyết định giá bán của Công ty quy định; trong phân cấp quản lý đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các dơn vị chỉ được thực hiện khi Công ty duyệt.

Với cơ chế phân cấp này, các đơn vị chủ động được việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh; Công ty tập trung được nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất, giảm sự cạnh tranh nội bộ không cần thiết. Tuy nhiên, có những hạn chế là các đơn vị không xử lý linh hoạt trong giá bán của mình, chậm thời cơ đầu tư, thiếu chủ động sáng tạo trong kinh doanh, cho nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy cũng chưa thật hợp lý dẫn đến hiệu quả điều hành chỉ đạo công việc chưa cao.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)