Thực trạng bán hàng và sản lƣợng tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 37)

Bảng 3.2: Tình hình tiêu thụ sản lƣợng dầu sáng ( Theo mặt hàng tiêu thụ ) Đơn vị : M3 STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % +/- % 1 Xăng 48.158 43.380 44.336 46.961 -4.778 -9,92 956 2,20 2.625 5,92 2 Dầu Diêzen 194.203 151.660 162.082 150.168 -42.543 -21,91 10,422 6,87 -11.914 -7,35 3 Dầu hỏa 1.634 1.001 978 855 -633 -38,74 -23 -2,30 -123 -12,58 4 Mazut 81.253 55.288 54.153 44.369 -25.965 -31,96 -1.135 -2,05 -9.784 -18,07 Tổng cộng 325.248 251.329 261.549 242.353 -73.919 -22,73 10.220 4,07 -19.196 -7,34

Bảng 3.3: Tình hình tiêu thụ sản lƣợng dầu sáng giai đoạn 2009 - 2012 ( Theo phƣơng thức bán hàng ) Đơn vị : M3 STT Chỉ tiêu 2009 1010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % +/- % 1 Bán buôn trực tiếp 130.971 63.626 90.096 81.776 -67.345 -51,42 26.470 41,60 -8.320 -9,23 2 Tổng đại lý 63.244 37.997 37.946 27.570 -25.247 -39,92 -51 -0,13 -10.376 -27,34 3 Đại lý 58.023 51.960 42.457 36.100 -6.063 -10,45 -9.503 -18,29 -6.357 -14,97 4 Tái xuất 25.407 47.045 33.888 29.764 21.638 85,17 -13.157 -27,97 -4.124 -12,17 5 Bán lẻ 45.381 50.706 57.162 67.143 5.325 11,73 6.456 12,73 9.981 17,46 6 Nội bộ ngành 2.223 -2.223 -100 Tổng cộng 325.249 251.334 261.549 242.353 -73.915 -22,73 10.215 4,06 -19.196 -7,34

Nguồn: Tình hình tiêu thụ sản lượng của Công ty TNHH MTV xăng dầu Bà Rịa – Vũng Tàu Phòng: Kế toán

Trong 4 năm qua kết quả tiêu thụ xăng dầu của Công ty đã có những thay đổi rõ nét. Sản lượng bán ra có xu hướng giảm dần theo từng năm. Nếu như năm 2009 sản lượng đạt mức cao (325.248 M3) thì năm 2010 giảm 22,73% và các năm tiếp theo cũng có xu hướng giảm. Sản lượng tiêu thụ dầu sáng thể hiện chi tiết tại bảng 3.2, 3.3: Sản lượng tiêu thụ dầu sáng (2009 - 2012).

Xét về xu hướng, sản lượng thực hiện giảm mạnh theo từng năm và không đều. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khó khăn nền kinh tế (đặc biệt là vận tải biển), sự cạnh tranh khốc liệt và thiếu lành mạnh về hoa hồng, cơ chế kinh doanh có bước thay đổi theo cơ chế quản lý theo thị trường.

Năm 2009 đạt sản lượng là 325.249 M3 . Cụ thể như sau: Xét về phương thức bán hàng: - BBTT: 130.971 M3 - Bán qua Tổng đại lý: 63.244 M3 - Bán qua đại lý: 58.023 M3 - Bán lẻ: 45.381 M3 - Tái xuất: 25.407 M3 - Phương thức bán nội bộ: 2.223 M3 Sản lượng bán theo cơ cấu mặt hàng:

- Xăng: 48.158 M3 - Diezel: 194.203 M3 - Mazut: 81.253 M3 - Dầu hỏa: 1.634 M3

Năm 2010 sản lượng tiêu thụ giảm và đạt sản lượng là 251.334 M3, giảm so với năm 2009 là -73.915 M3, tương ứng giảm -22,73%.

Sản lượng tiêu thụ năm 2010 giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu do kết thúc hợp đồng với Tổng đại lý Châu oan, lượng cung cấp cho Công ty điện giảm, Công ty kính công nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động, cơ chế kinh doanh thay đổi với sự ra đời của Nghị định 84/2010/NĐ-CP của chính phủ. Cụ thể như sau:

Xét về phương thức bán hàng:

- Bán buôn trực tiếp: 63.626 M3, giảm -67.345 M3, tức -51,42% so với năm 2009. - Bán qua Tổng đại lý: 37.997 M3, giảm -25.247 M3, tức -39,92% so với năm 2009. - Bán qua đại lý: 51.960 M3, giảm -6.063 M3, tức -10,45% so với năm 2009. - Bán lẻ: 50.706M3, tăng 5.325 M3, tức 11,73% so với năm 2009. - Tái xuất: 47.045M3, tăng 21.638 M3, tức 85,17% so với năm 2009.

Sản lượng bán theo cơ cấu mặt hàng:

- Xăng: 43.380 M3, giảm -9% so với năm 2009. - Diezel: 151.660 M3, giảm -21,91% so với năm 2009. - Mazut: 55.288 M3, giảm -31,96% so với năm 2009. - Dầu hỏa: 1.001 M3, giảm -38,74% so với năm 2009.

Trong giai đoạn 2009-2012 thì năm 2010 là năm Công ty thực hiện tình hình sản lượng thấp nhất. Không những sản lượng giảm trên tất cả các mặt hàng mà còn giảm mức thấp kỉ lục. Tuy nhiên, sự giảm sút sản lượng được xem là hợp lý trong bối cảnh chung của nền kinh tế cũng như sự thay đổi của cơ chế kinh doanh xăng dầu.

Năm 2010, năm đầu tiên kinh doanh xăng dầu xóa bỏ bù lỗ và thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Khi cơ chế kinh doanh thay đổi, Petrolimex không theo đuổi gia tăng sản lượng bằng m i giá (vì thực tế kinh doanh xăng dầu cho phương thức đại lý, tổng đại lý hầu như lỗ tại m i thời điểm) mà tập trung tìm kiếm khách hàng để bán có lãi, tăng lợi nhuận. Điều này giải thích vì sao sản lượng tiêu thụ cho khối Tổng đại lý và đại lý giảm rất mạnh. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác làm cho tổng sản lượng giảm là việc chuyển đổi sử dụng nhiện liệu từ dầu Do sang khí của Công ty điện làm cho lượng hàng bán cho công ty điện giảm hẳn đồng thời công ty kính Công nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động làm sản lượng tiêu thụ giảm mạnh.

Bên cạnh đó, tiếp đà tăng trưởng năm 2009, năm 2010 sản lượng bán tái xuất tiếp tục tăng cao và đạt mức cao nhất trong giai đoạn. Tuy nhiên năm 2010 có dấu hiệu suy thoái của các doanh nghiệp vận tải biển vì vậy cuối năm 2010 sản lượng tái xuất giảm và khó khăn trong thu hồi công nợ.

Sản lượng tiêu thụ khối cửa hàng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng 11,73% (vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng cao hơn năm 2009). Với chủ trương của công ty trong giai đoạn tới dự đoán khối cửa hàng bán lẻ tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Năm 2011 là năm thứ 2 thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn, tình hình sản xuất, kinh doanh không thuận lợi. Trong điều kiện đó, Công ty ngoài việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường xăng dầu trên địa bàn còn có sự tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ.

Xét về phương thức bán hàng:

- Bán buôn trực tiếp: 90.096 M3, tăng 26.470 M3, tức 41,60% so với năm 2010 - Bán qua Tổng đại lý: 37.946 M3, tương đương năm 2010

- Bán qua đại lý: 42.457 M3, giảm -9.503 M3, tức -18,29% so với năm 2010 - Bán lẻ: 57.162M3, tăng 6.456 M3, tức 12,73% so với năm 2010.

- Tái xuất: 33.888M3, giảm -13.157 M3, tức -27,97% so với năm 2010. Sản lượng bán theo cơ cấu mặt hàng:

- Xăng: 44.336 M3, tăng 2,2% so với năm 2010. - Diezel: 162.082 M3, tăng 6,87% so với năm 2010. - Mazut: 54.153 M3, giảm -2,05% so với năm 2010. - Dầu hỏa: 978 M3, giảm 2,3% so với năm 2010.

Năm 2011 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của bán buôn trực tiếp khi tăng 41,6% so với năm 2010. Sau 1 năm thực hiện cơ chế kinh doanh theo thị trường sản lượng tiêu thụ về tổng thể đã tăng trưởng và bắt đầu có tính ổn định. Khi mà cơ chế mới vẫn

còn những bất cập thì phải cần một thời gian dài để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đảm bảo tốc độ tăng trưởng và bền vững.

Sản lượng tiêu thụ khối khách hàng đại lý tiếp tục giảm và tốc độ giảm có tính đều đặn (khoảng 10 - 20%). Sản lượng tiêu thụ khối tổng đại lý không đổi (vì chỉ có 1 tổng đại lý nên phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Tổng đại lý này), sản lượng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng trong khi tái xuất giảm.

Sản lượng tiêu thụ tái xuất giảm do nhiều nguyên nhân trong đó do 2 nguyên nhân chính:

- Tình hình thanh toán công nợ kém (như Công ty vận tải biển Vosco, Vitranchat…) nên công ty chủ động không bán hàng và giảm sản lượng đối với khách hàng thanh toán không tốt, nợ quá hạn lâu ngày.

- Tình hình vận tải biển gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vận tải biển giảm nhu cầu mua hàng trong khi hiệu quả kinh doanh không tốt.

Sau 1 năm tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ năm 2012 lại ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng. Có thể nói đây là năm mà ngành xăng dầu gặp nhiều khó khăn khi giá nhập khẩu liên tục tăng làm cho giá bán tăng theo và ảnh hưởng chung đến sự phát triển của nền kinh tế.

Cuối năm 2011 nền kinh tế đã bắt đầu đi vào chu kỳ suy thoái và năm 2012 thực sự đã suy thoái trên bình diện thế giới trong đó nước ta cũng không tránh khỏi đà suy thoái. Giá nhập khẩu tăng cao, giá bán chịu sức ép dư luận đã không thể tăng nên kinh doanh xăng dầu luôn trong tình trạng thua lỗ. Vì vậy, ngoài khối bán lẻ có sự tăng trưởng ổn định (đây cũng là khối kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất) thì các khối kinh doanh khác đều sụt giảm về sản lượng làm cho tổng sản lượng giảm 7,34% so với năm 2011.

Xét về phương thức bán hàng:

- Bán buôn trực tiếp: 81.776 M3, giảm -8.320 M3, tức -9,23% so với năm 2011. - Bán qua Tổng đại lý: 27.570 M3, giảm -10.376 M3, tức -27,34% so với năm 2011. - Bán qua đại lý: 36.100 M3, giảm -6.357 M3, tức -14,97% so với năm 2011. - Bán lẻ: 67.143 M3, tăng 9.981 M3, tức 17,46% so với năm 2011. - Tái xuất: 29.764 M3, giảm -4.124 M3, tức -12,17% so với năm 2011.

Sản lượng bán theo cơ cấu mặt hàng:

- Xăng: 46.961 M3, tăng 5,92% so với năm 2011. - Diezel: 150.168 M3, giảm -7,35% so với năm 2011. - Mazut: 44.369 M3, giảm -8,07% so với năm 2011. - Dầu hỏa: 855 M3, giảm -2,58% so với năm 2011.

Như vậy năm 2012 sản lượng tiêu thụ giảm đều trên hầu hết các phương thức bán hàng (trừ phương thức bán lẻ) và các mặt hàng (trừ mặt hàng xăng). Sự giảm xuống này là hợp lý trong điều kiện kinh doanh xăng dầu liên tục thua lỗ. Việc sản lượng của doanh nghiệp bán ra trong khi thua lỗ do nhiệm vụ bình ổn và cung cấp nhiên liệu trên

thị trường. Với đà suy thoái kinh tế như hiện nay dự đoán năm 2013 tiếp tục có sự giảm sút về sản lượng tiêu thụ cũng như lãi gộp, lợi nhuận của Công ty.

Như vậy, nhìn tổng thể ta thấy tốc độ tăng trưởng/giảm sút sản lượng tiêu thụ như sau:

Đồ thị 3.4: Tình hình biến động sản lƣợng xăng dầu (2009-2012)

Nhìn vào đồ thị 3.4: tình hình biến động sản lượng xăng dầu (2009 - 2012) ta thấy tình hình thực hiện sản lượng là không ổn định và phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng bán buôn trực tiếp. Tuy nhiên, đây là giai đoạn có nhiều biến động và thay đổi trong cơ chế kinh doanh xăng dầu. Nếu theo quy định từ những năm 2008 trở về trước thực hiện cơ chế bù lỗ các doanh nghiệp thực hiện chỉ tiêu quan tr ng nhất là lãi gộp (Doanh thu - giá vốn). Trong khi giá vốn theo cơ chế giá giao thì để thực hiện được việc tăng doanh thu các Công ty xăng dầu tập trung tăng sản lượng bán ra. Đó cũng là lý do trước năm 2008 sản lượng thực hiện cao và năm 2009-2011 sản lượng giảm hẳn.

Thực tế kinh doanh xăng dầu trong nhiều giai đoạn càng bán càng lỗ. Đặc biệt những năm gần đây vì thế thay vì việc tăng sản lượng các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tập trung sàng l c khách hàng và đảm bảo lợi nhuận.

Qua phân tích trên ta thấy kinh doanh xăng dầu trong một giai đoạn dài vẫn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào sự biến động của nền kinh tế cũng như quá trình thay đổi cơ chế của nhà nước. Với đặc thù riêng của mình, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung, Petrolimex nói riêng cần có chiến lược riêng để phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)