Kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 25 - 26)

Tăng trƣởng kinh tế ở Vi t Nam

Đồ thị 3.2: Tăng trƣởng GDP Vi t Nam giai đoạn 2000 – 2012

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Việt Nam được xem như một cơ hội thị trường to lớn khi quốc gia có sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế và phát triển. Công cuộc Đổi Mới toàn diện bao gồm những cải cách kinh tế quan tr ng được khởi xướng vào năm 1986 đã giúp Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó sử dụng cả chỉ thị và kế hoạch hóa chỉ dẫn.

GDP thực tế của Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác, với mức tăng trưởng trung bình là 7.32% từ năm 1990 đến năm 2009. Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong năm 2009 với mức tăng trưởng GDP 5.3%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến 2012 thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000 - 2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006 - 2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011. Năm 2012 GDP chỉ đạt mức 5,03% nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô nên mức tăng như vậy là hợp lý.

Trình độ và tính chất nền sản xuất

Xăng dầu là một phần của công nghiệp năng lượng. Nền sản xuất nước ta còn trong tình trạng kém phát triển, vì vậy việc sản xuất xăng dầu còn phải dựa vào nhiều vốn và kỹ thuật của nước ngoài. Hiện nay, trợ giúp kỹ thuật và vốn là điều tối cần thiết cho ngành xăng dầu nói riêng và ngành năng lượng Việt Nam nói chung.

Nhân tố thị trƣờng

Thị trường là một trong những nhân tố đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và ảnh hưởng đến sự phân bố ngành xăng dầu. Ở Việt Nam, nhu cầu về xăng dầu, sẽ tăng cao, thậm chí rất cao trong bối cảnh mới.

Nhân tố chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chính sách phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan tr ng trong sự phát triển của công nghiệp nói chung và ngành xăng dầu nói riêng.

Do vai trò và đặc điểm của ngành xăng dầu nên tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có chiến lược năng lượng bền vững, chính sách phát triển năng lượng để phù hợp với từng giai đoạn của đất nước. Đường lối và chính sách năng lượng hợp lý góp phần đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)