Áp lực từ nguồn cung

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 28)

Dầu khí là nguồn năng lượng không thể phục hồi được, do đó việc khai thác và chế biến phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng của đất nước. Việt Nam nằm trên bờ Tây biển Đông – một biển lớn – là một trong những biển quan tr ng nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như của thế giới. Biển Đông đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km3

(7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5km3 (28 tỷ barrels). Trữ lượng khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7,500 km3 ( 266 nghìn tỷ feet khối).

Với đường bờ biển dài 3.200 km, diện tích thềm lục địa khoảng 1 triệu km2, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng ở khu vực. Cho đến nay công tác tìm kiếm thăm dò mới được thực hiện trên 30% diện tích vùng biển, với mức độ nghiên cứu chưa đồng đều ở các khu vực, chủ yếu tập trung ở những vùng được coi là có triển v ng cao và điều kiện hoạt động khá dễ dàng trong đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có một lợi thế về nguồn tài nguyên, nhân lực dồi dào, giao thông thuận tiện.

Tỷ lệ giếng khoan ở Việt Nam đạt loại khá cao trên thế giới, hơn 20% ( thế giới 10%). Đến nay, ước tính sơ bộ phát hiện và xác minh khoảng hơn 30% trữ lượng dự báo. Tuy có nguồn trữ lượng dầu thô lớn nhưng khả năng chế biến từ dầu thô thành các sản phẩm như: xăng dầu, gas, dầu hỏa, diezen lại rất hạn chế, gần như lượng xăng dầu tại Việt Nam đều được nhập khẩu. Điều này tạo ra một áp lực nhất định đối với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV xăng dầu Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng về việc tiềm kiếm một nguồn cung hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH MTV xăng dầu bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)