Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 93 - 97)

Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng:

Đã có rất nhiều kiến nghị với CIC về tính chính xác, tính cập nhật của thông tin, luận văn này sẽ không đề cập đến những vấn đề này nữa mà quan tâm đến những dịch vụ mà CIC nên phát triển cung cấp cho các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau:

Trên cơ sở quyết định số 57/2002QĐ-NHNN, ngày 24/01/2002, CIC nên tiếp tục nghiên cứu thêm về các vấn đề khác ngoài tài chính liên quan đến doanh nghiệp như thương hiệu, số năm hoạt động, năng lực quản lý,… để hoàn thiện bản điểm xếp hạng doanh nghiệp.

Xây dựng bảng điểm cho các DN và đối tượng là cá nhân.

Tổng hợp nghiên cứu ngành, phân tích tình hình kinh tế xã hội, gợi ý chiến lược tín dụng để trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng tham khảo để phục vụ cho các quyết định về chiến lược tín dụng.

CIC có điều kiện thuận lợi hơn các tổ chức tín dụng do có một hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thống kê, phân tích một số lượng lớn các mẫu để đưa ra bảng điểm hợp lý.

Trên cơ sở bảng điểm của CIC các tổ chức tín dụng có thể sử dụng ngay hoặc điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.

3.3.3. Kiến nghị

Triển khai tốt các hoạt động liên quan đến đăng ký giao dịch đảm bảo, đưa hệ thống này lên mạng để các ngân hàng có thể truy cập dễ dàng. Việc này sẽ tạo cho các ngân hàng thương mại nắm rõ tình hình đảm bảo tiền vay của khách hàng. Không chỉ thế, các ngân hàng còn có thể tìm hiểu các thông tin khác liên quan về tình hình vay nợ của khách hàng thông qua hệ thống này.

Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ để việc nhận tài sản đảm bảo của ngân hàng được thuận lợi và an toàn. Các tài sản khi có đầy đủ giấy tờ còn giúp ngân hàng thực hiện tốt các khâu khác như kiểm tra mục đích giải ngân, kiểm soát sau.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới suy thoái, sự sụp đổ của những Ngân hàng lớn có tên tuổi trên thế giới. Trước bối cảnh đó kinh tế trong nước cũng gặp không ít khó khăn, cùng với việc ra nhập WTO những cam kết thương mại … đó là sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước. Nhận thức được điều đó các Ngân hàng Thương mại trong nước lỗ lực khẳng định vị trí, thị phần và uy tín của mình trên thị trường tiền tệ. Do vậy, tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại càng được chú trọng.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học về kinh tế xã hội, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Hệ thống những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại, nghiên cứu kinh nghiệm và rút ra bài học hỗ trợ cho việc tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương.

- Phân tích, đánh giá toàn diện về hoạt động và quá trinh quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương từ đó rút ra được những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của NHTM Việt Nam, luận văn xác định được mục tiêu và định hướng hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương. Qua đó, luận văn đưa ra các giải pháp tăng cưởng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân cho NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải

Dương. Sau đó luận văn đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài nguyên môi trường.

Trong xu thế hội nhập để tạo điều kiện để NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương cũng như các NHTM khác có vị thế vững chắc trong thị trường tiền tệ cần phải tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, bên cạnh đó cần có sự phối hợp hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài nguyên môi trường, các ban ngành liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Peter S. Rose: Commercial Bank Management- IRWIN, 1999 2. Joel Bessis: Risk Manegement in Banking

3. TS Hồ Diệu: Quản trị Ngân Hàng- NXB thống kê 2001

4. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng – NXB thống kê 2009

5. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến: Hỏi -đáp Thanh toán quốc tế. NXB Thống kê 2009

6. PGS-TS Nguyễn Văn Tiến: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng

7. PGS-TS Tô Ngọc Hưng: Giáo trình Ngân Hàng Thương mại. NXB Thống kê 2009

8. TS. Ngô Hướng, TS Phạm Đình Thế : Giáo trình Quản trị Ngân hàng- NXB thống kê 2004

9. TS Hồ Diệu: Tín dụng Ngân hàng NXB Thống kê 2000 10. Internet

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 93 - 97)