Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 32 - 48)

Nhận biết được tầm quan trọng của quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM phải xây dựng nội dung quản lý rủi ro này, phù hợp từng điều kiện của ngân hàng. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân được phân theo nội dung sau:

1.3.4.1. Xác định rủi ro tín dụng.

việc định giá mức độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả các thông tin đó. Nguồn thông tin đầu tiên về khách hàng mà ngân hàng có thể tiếp cận được là thông qua bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp.

Để nhận biết những rủi ro có thể xảy ra cho vay, cán bộ tín dụng thường tiến hành xem xét khách hàng và phương án vay vốn trên những khía cạnh như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay.

1.3.4.2. Phân tích, đo lường rủi ro tín dụng.

Để đánh giá mức rủi ro tín dụng trong các quyết định cho vay, các ngân hàng cần có các phương pháp nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc vào khối lượng thông tin về khách hàng mà các ngân hàng có thể thu thập được. Đối với cấp tín dụng cá nhân, phần lớn nguồn thông tin thu thập được là do sự cung cấp của khách hàng và sự điều tra của ngân hàng (tín dụng doanh nghiệp còn có sự công bố thông tin rộng rãi trên các báo cáo tài chính ....) Tuy nhiên, lợi thế của công nghệ thông tin đang làm cho sự đánh giá rủi ro tín dụng về mặt lượng thậm chí của một khách hàng nhỏ cũng trở nên có tính khả thi và chi phí thấp.

Theo các nhà kinh tế, các ngân hàng và các nhà phân tích đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình đánh giá này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt chất lượng của rủi ro tín dụng. Mặt khác, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phản ánh rủi ro tín dụng từ nhiều góc độ khác nhau.

Đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng thể hiện trên hai phương diện:

phản ánh hậu quả rủi ro khi rủi ro đã xảy ra. Chỉ số này có thể là số tuyệt đối hơặc số tương đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, số lần rủi ro, tỷ lệ tài sản bị rủi ro.

Tỷ lệ tài sản bị Tổng giá trị tài sản rủi ro trong kỳ

= --- * 100% Rủi ro trong kỳ Tổng giá trị các tài sản có sinh lãi trong kỳ

Đây là công thức xác định tài sản rủi ro đã xảy ra. Theo quan điểm xác suất thống kê chúng ta có thể lượng hóa được khả năng bị rủi ro của mỗi loại tài sản có của ngân hàng.

Thứ 2 là đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro P) dựa vào công thức tính xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác suất rủi ro tín dụng ngân hàng như sau:

Số món vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo

P = --- *100% Tổng số lần vay trong kỳ báo cáo

Hoặc

Tổng giá trị các tài sản bị rủi ro P = --- *100% Tổng giá trị các món cho vay trong kỳ

Theo công thức này nếu mỗi khoản cho vay coi như thực hiện một phép trừ và nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư... Điều này có ý nghĩa rất quan trọng:

- Trên cơ sở xác suất rủi ro: ngân hàng có thể xây dựng cơ cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được trên cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãi đi vay, chi phí quản lý ngân hàng, bù đắp được rủi ro và có lãi. Đối với mỗi tài sản có ngân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp thì có lãi suất của chúng phải cao hơn.

- Trên cơ sở xác suất rủi ro, ngân hàng có chiến lược quản lý các tài sản có và các tài sản nợ thích hợp sao cho đảm bảo khả năng thanh toán.

Để đánh giá mức rủi ro tín dụng trong các quyết định cho vay, các ngân hàng cần có phương pháp nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc vào khối lượng thông tin về khách hàng mà ngân hàng cỏ thể thu thập được. Đối với cấp tín dụng cá nhân, phần lớn nguồn thông tin thu thập được là do sự cung cấp của khách hàng và do sự điều tra của ngân hàng.

Yếu tố con người: nói chung người ta xem xét yếu tố con người là lòng tin giữa người cho vay và người vay, lòng tin nay dẫn đến các tiếp sức mà người ta có thể thấy. Nó phát sinh và phát triển theo dòng thời gian, khi nói về lòng tin, tất nhiên là nói về sự trung thực, đúng đắn, nghĩa là quan tâm trả nợ của người vay khi thời hạn khoản tín dụng đã vay, nhưng cũng nói tới khả năng của người vay trong hoạt động nghề nghiệp của họ.

Khả năng tất nhiên đó là yếu tố nền tảng để cấp tín dụng bởi vì một công việc kinh doanh quản lý kém là công việc nguy hiểm nhất là trong thị trường cạnh tranh gay gắt trong quốc gia cũng như quốc tế.

Tất nhiên là lòng tin với nghĩa đầy đủ của nó thể được thiết lập khó hơn đối với một doanh nghiệp lớn, nơi mà trách nhiệm được chia nhỏ nhưng lại dễ dàng hơn đối với một cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ hoặc trung bình nơi mà ông chủ là người quyết định tối cao: do đó được đồng nhất với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngày nay, nhiều ngân hàng đôi khi còn có sai lầm bởi vì ở mức độ nào đó đã mất đi thói quen quan tâm đến những vẫn đề con người tới môi trường xung quanh sự hoạt động của khách hàng cá nhân, tới môi trường mà trong đó chúng phát triển.

* Công cụ quản lý rủi ro tín dụng

An toàn tín dụng là một nội dung chính trong quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Để quản lý rủi ro tín dụng mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM.

Quy trình tín dụng.

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình tín dụng là các bước ( hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.

Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp cán bộ tín dụng quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, tùy tiện , duy ý trí. Do đó, giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.

Giai đoạn trước khi cho vay

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng, thông qua nội dung phân tích, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng

vay hay không.

Kiểm tra hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ cho vay, cần chú trọng đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ ... Đối với đơn xin vay, cấn làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối với phương án hoàn trả, phải xác minh chính xác nguồn thu nhập, mức lương .. Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành phân tích gồm: đánh giá về tổng thể về khách hàng và phương án trả nợ, biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng về nguồn tiền trả nợ của khách hàng, khả năng bảo đảm tiền vay và biện pháp quản lý kiểm soát của ngân hàng về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.

Giai đoạn trong khi cho vay:

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân. Ngân hàng tiền hành kiểm soát khách hàng theo nội dung như: sử dụng tiền vay đúng mục đích, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ .. Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng, tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm

thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Giai đoạn sau khi cho vay.

Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng phải xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các hướng dẫn trong quy trình tín dụng sẽ giúp cán bộ ngân hàng lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.

Tóm lại, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng. Sau khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích .., việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không.

Các ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình tín dụng đê xây dựng quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, xóa bỏ cơ chế “biểu mẫu”, thủ tục cồng kềnh, thiếu trọng tâm của các quy trình tín dụng, ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, giảm bớt công tác phân tích thủ công, vừa tốn kém thời gian vừa không chính xác.

Chính sách tín dụng cá nhân.

Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng quy định chỉ đạo họat động tín dụng và đầu tư của NHTM, do HĐQT ban hành phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và những quy định hiện hành.

nhuận trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng.

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được cá tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành một chính sách tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra quyết định tín dụng ngân hàng. Thông qua kết cấu danh mục tín dụng của một ngân hàng, ta có thể biết được chính sách tín dụng của ngân hàng này như thế nào. Nếu một chính sách tín dụng hoạt động không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc được tăng cường quản lý bởi ban lãnh đạo ngân hàng.

Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung chính sau: - Chính sách khách hàng.

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng. - Lãi suất và các loại phí tín dụng.

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ. - Các loại bảo đảm tiền vay.

-Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán. - Chính sách đối với các khoản nợ xấu.

Chính sách tín dụng phù hợp khi ngân hàng lựa chọn hay xác định được các mục tiêu cho hoạt động tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Sự lành mạnh được thể hiện thông qua hiệu quả của cả ngân hàng và khách hàng, ngân hàng thu được gốc, lãi bằng kết quả hoạt động của khách hàng chứ không phải từ việc phát mại tài sản. Còn hiệu quả của khách hàng là việc sử dụng hiệu quả khoản vay vào hoạt động của mình như nắm bắt được cơ hội kinh doanh, giải quyết được khó khăn về vốn, giải quyết được nhu cầu tiều dùng ...

Từ các mục tiêu trên, ngân hàng quy định những nội dung cần thiết để từ đó làm cơ sở hướng dẫn cho quá trình thực hiện cho vay.

* Mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hinh này rất đa dạng, bao gồm cả mô hình phản về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng. Đặc điểm của mô hình này là không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w