Phân tích, đo lường rủi ro:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 70 - 73)

NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình xác định rủi ro tín dụng cá nhân theo sản phẩm tín dụng và theo nhóm khách hàng.

Về các mô hình đánh giá rủi ro:

NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình đánh giá khách hàng chủ yếu bằng phương pháp định tính, chỉ có phần tài chính đánh giá theo các chỉ số tài chính. Hiện nay, Ngân hàng đang triển khai xây dựng bảng điểm tín dụng mà trước hết xây dựng bảng điểm tín dụng cá nhân nhằm xử lý nhanh các khoản vay và hạn chế tính chủ quan trong quá trình đánh giá tín dụng.

Về hệ thống báo cáo rủi ro;

NHNo&PTNT Thanh Bình thực hiện các báo cáo về rủi ro cho NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương như báo cáo dư nợ khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ; báo cáo tình hình tài sản thế chấp; báo cáo cho vay theo thời gian, theo khu vực địa lý…

Về các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng:

Về phân tích 6 C cơ bản khi cho vay: Hầu hết các tờ trình tín dụng đã có đề cập đến các yếu tố này tuy chưa thành hệ thống bài bản. Tuy nhiên C cuối cùng là các điều kiện khác như điều kiện kinh tế, sự thay đổi quy chế, luật pháp .. chưa được quan tâm nhiều.

Về thông tin tín dụng: Mỗi khách hàng, mỗi khoản vay đều có báo cáo tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng thông qua Trung tâm cung cấp thông tin CIC. Đánh giá quá trình vay trả của khách hàng thông qua lịch sử quan hệ tín dụng.

Về cơ cấu khoản vay; Trên cơ sở đánh giá khách hàng, đánh giá phương án SXKD và các vấn đề liên quan, NHNo&PTNT Thanh Bình luôn cơ cấu một khoản vay phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn.

Về hợp đồng tín dụng; Là một nội dung quan trọng trong nội dung quản lý rủi ro tại NHNo&PTNT Thanh Bình, khi ký kết hợp đồng tín dụng Ngân hàng luôn quan tâm đến các vấn đề như; Hiệu lực của hợp đồng: người ký có phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Các điều kiện, điều khoản cơ bản của hợp đồng như mô tả khoản vay (số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay, phương thức trả nợ…) Các cam kết như: Cam kết nguồn trả nợ, cam kết “Không làm”, chẳng hạn như không thế chấp tài sản cho một đối tác khác, không thanh lý tài sản … các điều kiện trước khi giải ngân: ký hợp đồng thế chấp, cung cấp đơn bảo hiểm cho tài sản thế chấp, cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn …đã có lúc được đưa vào hợp đồng nhưng còn rất hạn chế. Hầu hết các hợp đồng tín dụng do cán bộ tín dụng soạn và trình lãnh đạo xem xét, còn hợp đồng được thuê tư vấn luật là rất ít.

Giám sát rủi ro.

Tại NHNo&PTNT Thanh Bình giám sát rủi ro đã được quan tâm, cụ thể như sau:

Cán bộ tín dụng thực hiện hầu hết các nội dung giám sát như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, định kỳ gặp gỡ khách hàng và thực hiện kiểm soát sau giải ngân.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ; giám sát một số khách hàng, một số khoản vay là chính. Việc giám sát danh mục cho vay chưa được làm thường xuyên.

Kiểm soát nội bộ: Định kỳ kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ các quy định, quy chế nội bộ, luật…

Ban lãnh đạo ngân hàng thông qua các báo cáo quản lý kiểm tra tình hình tín dụng của Ngân hàng.

Phân loại khoản vay:

Hiện nay phân loại khoản vay được thực hiện theo quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ- NH ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu; còn nhóm 1 là nợ thông thường – Trích dự phòng 0%; nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý- trích dự phòng 5%. Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493 đã tiến gần tới những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-5%, một tỷ lệ chấp nhận được.

Xử lý nợ có vấn đề:

Theo như lý thuyết trên đây thì xử lý nợ có vấn đề vẫn do cán bộ tín dụng phụ trách nhưng được sự hỗ trợ tích cực của trưởng phòng tín dụng và lãnh đạo ngân hàng.

Quá trình xử lý nợ có vấn đề cơ bản được thực hiện theo trình tự lý thuyết nêu trên, đó là nghiên cứu đánh giá lại khách hàng, lên phương án gặp gỡ, lên phương án tháo gỡ khó khăn, trao đổi với khách hàng, sau đó là thực hiện phương án.

Khi đã thực hiện phương án khắc phục việc thu nợ vẫn chưa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định số 493 thì Ngân hàng xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng

Sau khi đưa ra theo dõi ngoại bảng công tác thu nợ vẫn được tiến hành triệt để. Rất nhiều khoản nợ sau khi xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã được thu hồi, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 70 - 73)